Cơn “sốt” bánh ngải màu xanh lét, tiểu thương “hốt bạc” bán mỏi tay
Với giá bán chỉ từ 4.000 – 6.000 đồng chiếc, bánh ngải Lạng Sơn có màu xanh mướt mắt đang gây sốt trên chợ mạng. Thậm chí, nhiều chị em còn rủ nhau mua chung cả trăm chiếc về ăn dần.
Gần đây, món bánh ngải Lạng Sơn đang gây sốt trên chợ mạng khiến giới nội trợ “phát cuồng”. Do bánh được làm từ gạo nếp và lá ngải cứu nên khi ra lò, bánh có màu xanh mướt mắt.
Chỉ với giá từ 4.000 – 6.000 đồng/chiếc, nhiều “thượng khách ” không ngại rút ví mua cả trăm chiếc về ăn, biếu người thân, bạn bè.
Bánh ngải được rao bán rầm rộ trên chợ mạng với giá 4.000 – 6.000 đồng/chiếc
Chị Ngọc Linh – một tiểu thương trên chợ mạng – cho biết: Trung bình mỗi ngày chị bán ra thị trường gần 1.000 chiếc bánh ngải. Khách mua đa phần là các chị em văn phòng, mẹ bỉm sữa và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch.
“Thoạt nhìn qua, bánh ngải có hình dáng khá giống với món bánh giầy. Tuy nhiên thay vì màu trắng thì bánh ngải lại có màu xanh, bóng nhẫy, trông rất tươi mát. Đây vốn là món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn” – chị nói.
Theo chị Linh, vài năm trở lại đây, người dân Hà Nội có xu hướng tìm về các món ăn quê, dân dã, nói không với chất bảo quản. Thế nên, các món ăn vùng miền độc đáo luôn là mặt hàng bán chạy, kinh doanh tốt với tiểu thương.
Video đang HOT
“Tôi đã bán bánh ngải được tầm 3 năm nên lượng khách khá ổn định. Nguồn tiêu thụ chủ yếu là các hội nghị, tiệc gia đình và các quán hàng thực phẩm. Nếu bán buôn thì bánh sẽ có giá 2.500 – 3.000 đồng/chiếc, còn giá bán lẻ thì dao động 4.000 – 6.000 đồng/chiếc” – chị thông tin.
Bánh ngải được làm từ gạo nếp và lá ngải cứu
Tương tự, anh Minh Quang (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết hiện anh phải từ chối nhận đơn bánh do quá tải. Gần 2 tuần nay, anh phải huy động cả gia đình phụ giúp vì làm không xuể.
“Tôi vốn là người gốc Lạng Sơn nên biết làm bánh ngải từ nhỏ. Vào dịp lễ tết, tôi hay gói biếu bạn bè, hàng xóm mỗi người một ít để thưởng thức. Ban đầu tính chỉ là làm cho vui, nhưng không ngờ mọi người cứ khen bánh ngon và khuyên tôi mở tiệm” – anh Quang nói.
Ngoài ra, anh Quang còn cho rằng, bánh ngải muốn ngon thì phải có gạo tốt, nhân sên phải mềm, ăn vừa miệng. Đường để chấm bánh cũng phải là đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.
Bánh ngải có 2 dòng là không nhân và có nhân, có nhân thường bằng mè đen hoặc đậu xanh sên nhuyễn
Chị Minh Huyền (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay vừa đặt mua 200 chiếc bánh ngải về làm cỗ. Thay vì khai vị bằng món bánh dày như mọi khi, chị lựa chọn bánh ngải. Để đảm bảo an toàn, chị mua ở chỗ người quen với giá 5.000 đồng/chiếc đã bao gồm phí vận chuyển.
“Lần đầu tiên tôi được ăn bánh ngải là khi đi công tác Lạng Sơn. Dù bánh làm bằng lá ngải cứu nhưng khi ăn không có vị đắng mà có mùi thơm, bùi, đặc biệt là không bị ngấy. Sau khi tìm hiểu, tôi còn biết, lá ngải có rất nhiều công dụng như chữa đau đầu, điều hòa kinh nguyệt, giảm mụn nhọt và trị cảm lạnh nên tôi càng thích” – chị Huyền cho biết thêm.
Áo phao cứu sinh "cháy" hàng, tiểu thương chợ mạng tự ý tăng giá gấp đôi để kiếm lời
Khoảng 1 tuần trở lại đây, các mặt hàng đồ bảo hộ dưới nước đặc biệt là áo phao được "săn lùng" và nhanh chóng trở thành hàng hiếm chỉ trong vài ngày. Nhiều tiểu thương chợ mạng đã lợi dụng thời cơ tự ý tăng giá gấp đôi để kiếm lời.
Các tỉnh thành miền Trung nước ta đang trải qua giai đoạn khó khăn khi phải đối diện với thiên tai, bão lũ. Trước tình trạng này, nhiều nhà hảo tâm không chỉ quyên góp tiền mà cả thực phẩm, vật phẩm thiết yếu ủng hộ người miền Trung. Trong đó, phao; áo phao được coi là một trong những đồ dùng mang tính sống còn trong cuộc chạy đua với lũ.
Các đơn vị từ thiện và nhiều cá nhân tìm mua hàng nghìn chiếc áo phao để ủng hộ bà con miền Trung.
Khoảng 1 tuần trở lại đây, áo phao trở thành mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất. Song ngay cả khi có tiền, nhiều người cũng khó có thể mua được áo phao số lượng lớn vào thời điểm này. Trên các trang mạng xã hội, tập thể, cá nhân các nhà hảo tâm liên tục kêu gọi, tìm kiếm những địa chỉ bán đồ bảo hộ uy tín, không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn bán đúng giá để mua ủng hộ bà con chống lũ.
Theo ghi nhận của phóng viên, mức giá trung bình của một chiếc áo phao cứu hộ dao động từ 40.000 - 70.000 đồng/chiếc. Trước mùa lũ, đây không phải mặt hàng phổ biến, chủ một cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động trên đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cho biết, anh thường chỉ nhập khoảng vài trăm chiếc chiếc áo phao để bán lẻ trong 4 - 5 tháng.
Ngay sau khi xuất hiện rầm rộ nhiều nhóm tình nguyện, tấm lòng hảo tâm gom áo phao số lượng lớn để giúp đỡ bà con miền Trung, các cửa hàng nhanh chóng nhập thêm, thậm chí, áo phao còn xuất hiện tràn lan trên các trang thương mại điện tử.
Một chủ cửa hàng đồ bảo hộ ở Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Tại cửa hàng chị, ao phao cỡ người lớn (cỡ 5 - 6) đã bán hết trong 2 đợt đầu, hiện cửa hàng đang đợi nhập thêm. Trước đó đã có một số đơn vị tới đặt 1000 - 2000 chiếc nhưng vẫn phải đợi khoảng 2 ngày mới có hàng.
Không chỉ nhiều đơn vị hỏi mua, mà mỗi lần mua đều mua số lượng lớn từ 600 - 2000 chiếc, các cửa hàng chuyên dụng khó đáp ứng kịp.
Điều đáng nói, một bộ phận những "con buôn" nắm bắt được thời cơ đã đầu cơ tích trữ áo phao sau đó tự ý tăng giá gấp đôi, gấp ba thông thường, khoảng 100.000 - 120.000 đồng/chiếc. Việc đẩy giá lên phi mã thường được những người này lý giải là hiếm hàng, không nhập được giá tốt...
Anh Nguyễn Việt Anh (27 tuổi, Hà Nội) có chuyến thiện nguyện vào miền trung từ 25/10 nhưng đến nay anh vẫn chưa tìm được nguồn áo phao giá cả hợp lý: "Tôi đã tìm từ đầu tuần nhưng những nơi bán đúng giá đều đã hết hàng, chỉ còn của các tiểu thương trên các trang thương mại điện tử nhưng họ hét giá cao quá. Kinh phí đoàn có giới hạn, nếu đến ngày đi vẫn không tìm được nguồn tốt tôi buộc phải cắt giảm số lượng áo trong đợt này".
Các cá nhân, đơn vị từ thiện gấp rút tìm nguồn mua áo phao. Nhiều nơi phải cắt giảm số lượng áo do kinh phí cao hơn dự kiến ban đầu.
Trước diễn biến mưa lũ, bộ Công Thương đã chỉ đạo sở Công Thương các tỉnh miền Trung triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu, trong đó tập trung tổ chức các điểm cung ứng và bán hàng bình ổn giá.
Về việc giá áo phao cứu sinh bị thương buôn thổi giá, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (bộ Công Thương) - cho biết, Tổng cục đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, tăng giá. Đồng thời, yêu cầu các cục quản lý thị trường các tỉnh xảy ra lũ lụt phải tìm các biện pháp để bình ổn giá cả và đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho người dân. Đảm bảo không vì lũ lụt mà tăng giá, gây khó khăn cho người dân vùng lũ. Đặc biệt việc găm hàng, tăng giá các loại thực phẩm, đồ ăn, nước uống, áo phòng hộ, đồ cứu nạn sẽ bị xử lý nghiêm.
Loại cua "nhà giàu" bán tràn lan chỉ từ 45.000 đồng/con, tiểu thương "tiết lộ" sự thật Được coi là loại cua ngon nhất thế giới, từng gây sốt với giá lên đến 2-3 triệu đồng/kg, tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi cua lông được rao bán với giá chỉ vài trăm nghìn đồng/kg, thậm chí chỉ 45.000-60.000 đồng/con. Cua lông Thượng Hải được coi là món ăn thượng hạng của giới nhà...