Con bị táo bón rặn đỏ mặt, khóc lóc khó chịu, mẹ Hà thành chia sẻ kinh nghiệm chỉ sau 2 ngày con “đi” mượt mà, ăn no ngủ kỹ
Táo bón ở trẻ là một trong những vấn đề khiến các mẹ hết sức đau đầu. Do đó, chị Thái Thu Trang (30 tuổi, sống tại Hà Nội) luôn trang bị đầy đủ kiến thức để xử lý thuần thục giúp con không còn cảm giác khó chịu.
Chị Trang cho biết, giai đoạn sau 3 tuần ăn dặm thì bé Nem bị anh “Táo” hỏi thăm. “Sản phẩm” của con không được mượt mà như thường, mà như của một chú dê. Con rặn đỏ mặt và khóc lóc khó chịu, ảnh hưởng cả giấc ngủ lẫn hoạt động vui chơi hàng ngày.
Chị Thu Trang và con gái
“Ngay lập tức, mình đã áp dụng hết bí kíp đã được trang bị, tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị táo, áp dụng các biện pháp kịp thời và khoảng 2 ngày sau con lại output mượt mà, ăn no, ngủ kỹ.
Mình tin chắc rằng, rất nhiều mẹ đau đầu về vấn đề bé bị táo bón, không chỉ giai đoạn khởi đầu ăn dặm mà còn cả giai đoạn về sau này. Có nhiều bé phải dùng biện pháp thụt thường xuyên, rất khó chịu và làm con mất khả năng tự chủ trong việc đi nặng. Thậm chí có những bé bị táo khi chưa ăn dặm”, bà mẹ trẻ chia sẻ.
Theo đó, dựa trên sự học hỏi cùng kinh nghiệm của mình, chị Thu Trang chia sẻ cụ thể về vấn đề táo bón ở trẻ cùng cách xử lý hiệu quả như sau:
Biểu hiện của chứng táo bón:
- Output ít hơn bình thường. Mẹ lưu ý rằng giai đoạn từ 0-6 tháng, khi con hoàn toàn chỉ uống sữa. Với bé sữa mẹ hoàn toàn có thể không output 10 ngày liên tiếp. Với bé kết hợp xen kẽ sữa mẹ – sữa công thức, hay chỉ sử dụng sữa công thức có thể không output 3 ngày liên tiếp.
- “Sản phẩm” cứng, to và rất khó output.
- Đau khi ouput (Mặt đỏ, cong lưng, rặn và khóc. Với bé sơ sinh thì thường bị chướng bụng, mặt đỏ, rặn và khóc).
- Không chịu vào toilet.
- Output lắt nhắt.
Táo bón là một trong những vấn đề khiến rất nhiều bà mẹ có con nhỏ đau đầu (
Theo bà mẹ trẻ, nguyên nhân dẫn đến táo bón chủ yếu như sau:
Video đang HOT
“ Mình cho rằng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý: lượng tinh bột, đạm trong bữa ăn của bé không cân đối so với lượng chất xơ hoặc lượng đạm, tinh bột vượt quá nhu cầu cần thiết của bé sẽ rất dễ dẫn đến táo bón.
Bên cạnh đó, việc cho bé ăn đồ quá bổ dưỡng hoặc cho bé ăn quá nhiều, khi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt cũng dẫn đến việc bé bị táo bón. Bé ăn dặm sớm, lộ trình làm quen với thức ăn không thích hợp, khi cho ăn các thực phẩm khó tiêu hóa quá sớm và quá nhiều. Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia đều khuyên mẹ hãy cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng. Dưới 6 tháng ngoài sữa, cơ thể bé không cần bổ sung thêm bất cứ thứ gì kể cả nước!
Bé dị ứng với thức ăn. Có 1 vài bé cơ thể sẽ phản ứng với thức ăn bé không hợp, và táo bón là 1 trong số những phản ứng đó. Bạn Nem nhà mình là ví dụ. Khi bạn ăn rau chùm ngây sẽ bị táo. Bé gặp rối loạn chuyển hóa thức ăn hoặc một số bệnh lý bẩm sinh. Mình có biết 1 số bé bé bị đại tràng hay tình trạng dính ruột bẩm sinh. Điều này cũng khiến con bị chứng táo bón kéo dài và rất khó để khỏi”.
Ngoài ra, mẹ Nem còn cho rằng nguyên nhân còn đến từ sự mất cân bằng dinh dưỡng, bé uống nhiều sữa hay ăn quá nhiều các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt là phomai, rất dễ gây táo bón nếu bé ăn quá nhiều. 1 tuần mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của bé 2-3 lần phomai với lượng vừa phải theo độ tuổi. Hoặc có thể do bị ám ảnh bởi đau hậu môn khi output, nhịn, không chịu output.
Chị Trang cũng từng chứng kiến con táo bón đến khóc lóc, rặn đỏ mặt
Dựa trên những nguyên nhân này, bà mẹ Hà thành đã vạch ra kế hoạch, giúp con chống táo bón trong vòng 2 ngày như sau:
Đối với bé mới ăn dặm, chị Trang khuyên rằng, mẹ có thể dừng ăn dặm cho đến khi con đi ngoài đều đặn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo lượng chất xơ có trong món ăn của bé, bằng cách thêm nhiều rau và trái cây. Nên đa dạng các loại đạm cùng các loại tinh bột và bổ sung vào thực đơn của con, các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, và chống táo bón như: hạt chia, hạt gai dầu, đu đủ, chuối tiêu…
Đặc biệt, mẹ Nem nhấn mạnh tới mận tây khô với công dụng như một “siêu nhân” đẩy lùi táo bón: “Tại sao nên ăn mận tây chứ không phải uống nước ép mận? Mận khô rất giàu chất xơ và có chứa sorbitol – 1 chất kích thích đại tràng nhẹ, giúp giảm thời gian vận chuyển của phân và giảm nguy cơ táo bón. Nước ép mận ít chất xơ nên mình thấy không hiệu quả! 100 gram mận có 14,7 gam sorbitol, trong khi 100 gram nước ép mận có 6,1 gam sorbitol.
Mình cũng đa dạng chế biến và trình bày bắt mắt các món rau củ, trái cây để giúp bé hào hứng khi ăn. Cùng với đó sẽ là lên một thực đơn chống táo bón cho bé. Tuân theo nguyên tắc từ ít đến nhiều và tôn trọng nhu cầu của bé, ngừng ăn khi bé no.
Mình cũng cho con bú đủ sữa và bổ sung thêm nước, sau mỗi lần ăn dặm 20-40ml/bữa đối với bé mới ăn dặm. Mình khuyên các mẹ nên xây dựng thói quen uống nước cho con. Bạn Nem 10 tháng tuổi, ngủ dậy buổi sáng là uống nước trước khi ăn bất cứ thứ gì. Khi con biết đi, sáng ngủ dậy sẽ tự đi lấy nước uống. Đang chơi cũng tự ra lấy nước bổ sung”.
Bà mẹ Hà thành luôn chú trọng xây dựng thực đơn lành mạnh, đa dạng thực phẩm có lợi cho tiêu hóa của con
Ngoài ra, chị Trang cũng lưu ý nên cho bé vận động nhiều, tham gia các hoạt động ngoài trời như: đi bộ, chạy, tập thể thao (với bé lớn). Với bé nhỏ có thể cho bé đi float, tập các động tác đạp xe cho bé. Tích cực massage vùng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, trước hoặc sau ăn 30-45 phút.
Bên cạnh đó, cần tập cho bé thói quen đi toilet. Ngồi toilet khoảng 5-10 phút 1-2 lần/ngày sau bữa ăn (mặc dù bé có thể không đi). Cần tạm ngưng tập đi toilet trong thời gian 2-3 tháng, nếu bé bị táo bón trong giai đoạn này. Lựa chọn cho con loại bô phù hợp để giúp quá trình đi toilet của con được dễ dàng.
Chị Thu Trang cũng nhấn mạnh rằng. mọi kiến thức trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ cần xem xét kỹ khi áp dụng cho bé. Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên, mà bé vẫn không cải thiện tình trạng táo bón. Mẹ cân nhắc cho bé đi gặp bác sĩ sớm để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào?
Thời tiết chuyển sang mùa hè, nóng nực, khó chịu, xen mưa và không khí nóng ẩm. Khoảng thời gian này dễ gây ra các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè. Vậy phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bằng cách nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Các rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp
1.1. Nhiễm khuẩn E.Coli gây tiêu chảy
Vi khuẩn E.Coli gây ra những tác hại cho người bệnh gặp qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thực phẩm nhiễm các tác nhân gây bệnh như: thịt trâu, bò, dê, cừu, sữa bò, rau quả do nhiễm phân của gia súc hoặc người đang mang bệnh,...
Loại vi khuẩn này có thể lây trực tiếp từ người sang người qua các đường như bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh hay đường phân - miệng. Có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli do lây truyền qua đường nước bằng cách tiếp xúc với nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hoặc tại các bể bơi, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Đây là loại vi khuẩn có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa mùa hè nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn E.Coli từ 2 đến 10 ngày, khoảng thời gian trung bình vào 3 đến 4 ngày. Đối với người lớn thì vi khuẩn sẽ đào thải trong phân khoảng 1 tuần, còn trẻ em cần thời gian lâu hơn khoảng 3 tuần để đào thải mầm bệnh ra ngoài.
Triệu chứng bệnh xảy ra như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp và thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn và phân có máu. Nếu tình trạng bệnh kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, nguyên nhân này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
1.2. Nhiễm độc thức ăn do Salmonella
Tình trạng nhiễm khuẩn do thức ăn bị bô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh là tình trạng hay gặp trong mùa hè. Đối với tình trạng này điển hình là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Nguồn gây ra bệnh chính từ gia súc bởi vi khuẩn Salmonella có trong phân và nước tiểu của các loại động vật, gia súc như: lợn, gà, vịt, chim, chuột, mèo, chó,... Khuẩn này còn xuất hiện trong trai, sò, hến,...
Các loại thịt tái, sống có thể gây các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè - Ảnh Internet
Ngoài ra, khi người mang khuẩn lành hoặc người bệnh đang phục hồi cũng có thể lây bệnh cho người khác, đây là bệnh có tính lây truyền qua đường tiêu hóa khi thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm như thịt, thịt tái, trứng, sữa, hến, trai nấu chưa chín kỹ,..
Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người cao tuổi, suy giảm sức đề kháng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
Khuẩn Salmonella có thời gian khởi phát nhanh hơn chỉ từ 12 giờ đến 36 giờ là đã khởi phát dấu hiệu đột ngột nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra đối với nhiều bệnh nhân và các hoàn cảnh khác nhau.
Triệu chứng của tình trạng nhiễm độc chia làm 2 loại:
- Người mắc bệnh nhẹ: Không sốt, triệu chứng đi phân lỏng vài lần, bụng hơi đâu.
- Người mắc bệnh vừa và nặng có biểu hiện là sốt cao từ 38 đến 40 độ. Xuất hiện cơn rét run, đau đầu, bị đau mỏi cơ khớp, số lượng bạch cầu tăng, đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước điện giải, bụng trướng, chân tay lạnh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra có tiến triển theo chiều hướng tích cực hay xấu do sức khỏe của người bệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài tới 1 tuần và thậm chí gây nguy cơ tử vong đối với những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, người già yếu do mất nước điện giải hoặc nhiễm khuẩn huyết.
1.3. Đầy hơi, chướng bụng mùa hè
Đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp do ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn khi không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa.
Ngoài ra các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay có thể khiến lợi khuẩn của đường ruột bị quá tải, không kịp xử lý hết thức ăn. Đây là nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Đầy hơi, chướng bụng mùa hè - Ảnh Internet
Tình trạng đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp hoặc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đối với người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác bị nặng bụng, bụng căng trướng vùng thượng vị, cơ thể xuất hiện cảm giác bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua hay đau bụng âm ỉ, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,...
2. Phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè
Đối với rối loạn tiêu hóa mùa hè, biện pháp phòng ngừa tích cực bằng cách:
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách, đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra nhiều hơn, do đó mỗi người cần tự bảo vệ bản thân để không gặp phải các vấn đề về bệnh tiêu hóa.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể sắp 'sập nguồn' vì thiếu rau, bổ sung ngay kẻo muộn Ăn nhiều loại rau sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao và một số loại ung thư nhất định. Tuy nhiên, khi cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như rau xanh, bạn sẽ thấy tín hiệu 'cấp cứu' và nên bổ sung kịp thời để phòng chống...