Cơm tấm – tinh hoa ẩm thực Sài Thành
Không chỉ có mặt ở thành phố mang tên Bác, cơm tấm còn xuất hiện ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng…Thậm chí, món đặc sản này còn “xuất ngoại” đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Và đặc biệt hơn cả, cơm tấm còn được truyền thông quốc tế vinh danh rất nhiều lần cũng như nhận được sự yêu thích của đông đảo bạn bè ở khắp nơi
Cơm tấm xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ chế độ cũ ở Việt Nam. Nó có thể được coi là tinh hoa ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Mỹ. Từ xa xưa, cơm tấm vốn là một món ăn bình dân chỉ dành cho tầng lớp lao động nghèo hoặc học sinh, sinh viên. Sở dĩ như vậy là vì hạt gạo tấm ít nở, giá thành lại rẻ nên có thể dùng trong bữa cơm hàng ngày để tiết kiệm chi phí. Nhưng đến bây giờ, cơm tấm lại trở thành đặc sản và được nhắc đến thường xuyên trên toàn quốc. Đặc biệt nó đã trở thành món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
Người Sài Gòn ăn cơm tấm có lẽ cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở. Món cơm tấm dù có ở nơi nào cũng không thể tìm thấy cái cảm giác và hương vị như được ăn ở Sài Gòn. Khắp các ngõ ngách của Sài Gòn rộng lớn chắc hẳn không thể đếm hết có bao nhiêu tiệm cơm tấm lớn nhỏ. Cơm tấm từng được gọi là “món cơm nhà nghèo” theo thời gian cơm tấm đã trở thành món ăn thân thuộc của tất cả người Sài Thành.
Cơm tấm thường được hấp cách thủy để hạt cơm không bị nhão. Ảnh: vntrip.vn
Nói đến cơm tấm thì phần tinh tuý chính là nằm ở hạt tấm. Tấm là phần đầu của hạt gạo, trong quá trình xây xát đã làm hạt tấm vỡ ra, đây là nguyên liệu chính không thể thay thế bằng bất cứ loại nguyên liệu nào khác trong món cơm tấm Sài Gòn. Bởi hạt tấm rất thơm, ngọt và tấm được nấu không quá khô cũng không quá nhão, sẽ tơi xốp khiến người ăn chẳng bao giờ thấy ngán. Tấm khi nấu chín, nắp chưa kịp mở, hương đã bay ra thơm ngát, thơm hơn cả gạo tám. Tấm cũng không nở bung ra như cơm thường mà chỉ nở phồng, vị ngọt hơn cơm gạo.
Ăn kèm với cơm tấm thì món truyền thống và ngon nhất là phải kể đến bộ ba “sườn, bì, chả”. Trong đó, sườn là món chính, được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu. Sau khi đem nướng trên bếp than hồng, miếng sườn từ từ thấm gia vị đậm đà, tỏa mùi thơm, thịt vàng ươm, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong tạo thành một hương vị đặc biệt mà chỉ cần ngửi thấy là nghĩ ngay đến cơm tấm.
Video đang HOT
Phải chăng cơm tấm là “đặc sản” của Sài Gòn. Ảnh: Phuong
Sau đó là đến món chả được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn đều với trứng, bún gạo, nấm mèo, hành lá và gia vị rồi hấp chín. Đặc biệt món chả còn có thêm một lớp lòng đỏ trứng gà ở phía trên mặt, làm miếng chả không chỉ vàng đẹp mà còn có thêm vị beo béo, thơm và mềm hơn. Để làm được miếng chả trứng ngon, có độ chín đều, mềm và vị vừa đòi hỏi người làm phải thật khéo tay.
Bên cạnh đó, cơm tấm muốn ngon phải có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua và đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa muối đôi khi là đu đủ. Cơm tấm phải ăn kèm với nước mắm mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay và một chén canh rau củ. Điểm đặc biệt trong cách ăn của người Sài Gòn là tưới nước chấm lên đĩa cơm tấm và thưởng thức mà không chấm vào bát như bình thường.
Cơm tấm một món ăn đơn giản nhưng tinh tế giữa Sài Gòn hoa lệ. Ảnh: sưu tầm
Khi thưởng thức cơm tấm Sài Gòn, bạn sẽ cảm nhận được hạt cơm tấm dẻo thơm, vị chả trứng béo ngậy, sườn bì bùi thơm và không thể thiết vài lát dưa chuột giòn ngon, cà chua sống thái lát thanh mát. Tất cả hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng khó lẫn với bất kỳ món cơm nào khác. Cơm tấm một món ăn đơn giản nhưng tinh tế giữa Sài Gòn hoa lệ. Người Sài Gòn đi đâu cũng nhớ về cơm tấm như nhớ một hương vị thân thuộc của thành phố và ai đã đến Sài Gòn nhất định phải thử món cơm tấm sườn bì chả.
Chảy nước miếng với những đặc sản Indonesia ngon quên sầu này
Tới Indonesia mà chưa thưởng thức những món ăn này thì thật đáng tiếc.Nasi Goreng: Là một trong những món ăn đặc trưng của Indonesia, nasi goreng là một đĩa cơm chiên với trứng, tôm (gà, cá khô muối, thịt dê, hoặc bất cứ thứ gì bạn chọn), ớt, và rau.
Mie Goreng: Mì xào cũng nằm trong danh sách yêu thích của người Indonesia. Mie goreng thường được phục vụ với các thành phần bổ sung tương tự như nasi goreng. Hương vị ngon tuyệt cạnh tranh với Nasi Goreng.
Mie Ayam: Đây là một biến thể khác của món mì được phục vụ với súp canh gà. Nó thường được dùng với gà chua ngọt, hành lá, kai choy, và bánh bao.
Bakso: Bakso là quả bóng thịt của Indonesia được phục vụ trong súp gà, bún gạo hoặc mì vàng rắc hành lá chiên, cần tây và tất nhiên là sốt sambal.
Nasi Uduk: Nasi uduk là một món ăn truyền thống của Jakarta. Gạo được nấu trong nước cốt dừa nên nó sẽ trở nên thơm ngon. Sau đó nó được trộn với các món ăn bổ sung khác như ayam goreng, trứng tráng, tôm chiên xù...
Bubur Ayam: Bữa sáng này được làm bằng cháo gạo ăn kèm với thịt gà băm nhỏ, hẹ chiên giòn và hành lá xắt nhỏ.
Sate: Sate hoặc satay là thịt xiên nướng với sốt đậu phộng.
Martabak: Bánh chiên giòn với nhân làm bằng thịt bò băm nhỏ, hành lá và hành tây.
Ketoprak: Ketoprak là một trong những món ăn truyền thống của Indonesia. Các thành phần chính là lontong hoặc ketupat (bánh gạo nén), tahu, miến gạo, giá đỗ, và sau đó trộn đều với nước sốt đậu phộng dày và ngọt.
Gado-gado: Gado-gado khá giống với ketoprak vì nó cũng có sốt đậu phụ, nhưng thành phần của nó chủ yếu từ các loại rau như bắp cải, rau bina, giá đỗ, đậu xanh...
Pecel: Pecel chính nó thực sự là rau trộn với nước sốt đậu phộng cùng các thành phần khác như cơm, bánh quy giòn và thịt chiên.
Karedok: Karedok là phiên bản thô của gado-gado. Các loại rau đến trực tiếp từ trang trại đặt lên thẳng đĩa của bạn. Tươi và ngon tuyệt vời.
Siomay: Siomay là em họ của dim sum. Nó được làm bằng bột cá tenggiri. Kết hợp với siomay là khoai tây hấp, bắp cải, trứng và đậu phụ. Nước sốt đậu phộng và nước tương.
Batagor: Batagor là bánh mì chiên đậu hũ với lòng đỏ trứng trần và một số sốt đặc biệt.
Opor Ayam: Là món gà này được nấu trong nước cốt dừa thường được ăn với ketupat và sambal goreng ati (gan bò chiên).
Rendang: Nếu bạn không ăn được ớt, bạn sẽ không xử lý món thịt cay này. Có nguồn gốc từ Minangkabau ở Tây Sumatra, nơi nổi tiếng với tình yêu dành cho bất kỳ thứ gì cay, rendang chỉ đơn giản là món bít-tết truyền thống của Indonesia.
Gudeg: Gudeg có tất cả hương vị trong một đĩa. Bạn có được vị mặn từ sữa dừa, cay từ sambal goreng krecek (món hầm làm bằng da bò giòn), và ngọt từ trái cây giấm được luộc trong nhiều giờ với đường cọ.
Ayam Goreng Kuning: Nếu bạn hỏi lý do tại sao con gà này trông rất màu vàng. Các miếng thịt gà được ướp trong hỗn hợp củ nghệ cùng với hành tây, tỏi, gừng và một số gia vị khác. Sau đó chúng được chiên cho đến khi dậy mùi thơm.
Nasi Tumpeng: Đĩa tháp khổng lồ này được làm đặc biệt cho các nghi lễ quan trọng. Nó có thể là một cơm hấp, cơm uduk (nấu với sữa dừa), hoặc gạo vàng (gia vị với nghệ). Các món ăn phụ gồm ayam goreng (gà rán), đậu kiều (khoai tây nghiền)...
Pempek: Chiếc bánh cá thơm ngon từ Palembang ở phía nam của Sumatra thường được phục vụ với mì vàng, dưa chuột, và đổ với nước sốt chua.
Lumpia: Cuộn chiên giòn, với nhân được nhồi với măng, thịt băm và một số rau. Ăn kèm cùng hẹ băm nhỏ và nước sốt chua.
Theo 24h
Tuần mới thú vị với sò điệp hấp miến Món hải sản bổ dưỡng này có thể được thưởng thức theo nhiều cách, bạn hãy thử làm sò điệp hấp cuộn miến và tỏi ớt, hương vị biển quyện chút cay cay đậm đà thật tuyệt. Nguyên liệu: Sò điệp Bún gạo hoặc miến Tỏi Xì dầu Ớt xanh, ớt đỏ, hành hoa Cách làm: Sò điệp mua về đánh sạch vỏ,...