Coi giảm trí nhớ là do lão hóa, nhiều người không được tiếp cận điều trị
Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và các kỹ năng cuộc sống bình thường, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh.
Đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi bệnh, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kết hợp với sự chăm sóc của người thân cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp… thì có thể giảm quá trình tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thế nhưng hiện nay trong cộng đồng vẫn còn nhiều người vẫn chưa được tiếp cận với thuốc trị.
Quan niệm sai lầm: Suy giảm trí nhớ là do lão hóa
Nghe tin bà Đ.T.C. qua đời, ai nấy đều chép miệng: “Thôi thế là bà ấy đã được giải thoát”! Suốt 5 năm qua, bà C. (Bắc Ninh) sống mà không còn nhận biết được điều gì. Ban đầu chỉ là lúc nhớ lúc quên, ăn rồi bảo chưa ăn… Khoảng 1 năm sau, bà hầu như không còn nhận ra ai, chỉ còn nhớ và nói về chuyện ngày xưa cũ. Rồi đến khi bà đi ra ngoài không nhớ lối về, cũng không biết mình là ai nữa… Lúc này gia đình cũng mới hiểu bà bị mất trí nhớ do tuổi già… và nhốt bà ở trong phòng, không cho ra ngoài.
Cũng trong cảnh đó, bà H.T.N. lúc đầu cũng nhớ nhớ quên quên, hay cười ngơ ngẩn, rồi cho đến lúc bà cũng không còn nhận biết được cả người thân. Bà thích đi ra ngoài nhưng cũng không nhớ đường về… Người thân cũng chỉ cho rằng, đó là tình trạng do lão hóa.
Trên đây chỉ là 2 trường hợp điển hình trong số rất nhiều người cao tuổi không may mắc chứng Alzheimer, nhưng không nhận diện được sớm và đưa đi điều trị. Đến khi tình trạng bệnh nặng, thì người thân lại cho rằng: Đó là bệnh “lẫn” nhiều người già mắc phải, xưa nay chưa thấy ai được chữa khỏi, nên gia đình phải chấp nhận.
Bệnh Alzheimer không phải sự lão hóa bình thường
Theo PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ngọc – chuyên khoa thần kinh (PGĐ Bệnh viện Trung ương quân đội 108), cần hiểu rằng bệnh Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh không hồi phục. Đây không phải là sự lão hóa bình thường – đừng nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.
Video đang HOT
Nhiều người nhà của bệnh nhân Alzheimer vẫn còn quan niệm sai lầm, cho rằng, suy giảm trí nhớ là do lão hóa bình thường, không cần khám và điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng. bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tàn phế.
Bệnh Alheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi và tăng dần theo tuổi. Từ khoảng 5% ở người dưới 75 tuổi lên đến 40-50% ở người sau 85 tuổi. Khi tuổi thọ càng tăng, thì bệnh Alzheimer là một vấn đề lớn của xã hội, là một gánh nặng về thể chất cũng như tinh thần lên bệnh nhân và người thân của họ. Đây là bệnh lý thoái hóa tiến triển theo từng giai đoạn gây chết tế bào thần kinh với các mảng amyloid và các đám rối sợi thần kinh trong não.
Có thuốc điều trị bệnh Alzheimer được không?
PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết: Mục tiêu điều trị là dùng thuốc để làm chậm quá trình tiến triển bệnh, bao gồm: Thuốc điều trị triệu chứng, kết hợp các thuốc bảo vệ dinh dưỡng thần kinh và tập luyện phục hồi chức năng, âm nhạc, tâm lý liệu pháp… sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.
Bệnh nhân cần được đến khám tư vấn các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thông qua các test đánh giá các chức năng, xác định các rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, độ tập trung… nhằm phát hiện sớm bệnh Alzheimer và có phác đồ điều trị sớm.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc Alzheimer, cần được phát hiện sớm để điều trị nâng cao chất lượng sống.
Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm: Thuốc kháng cholinesterase (galantamine, rivastigmine…), chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (memantine) có tác dụng tăng dẫn truyền synap, vì thế sẽ giúp làm chận quá trình thoái hóa thần kinh. Tùy theo triệu chứng, bệnh nhân có thể được dùng kèm các thuốc: Điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần….
Nếu có các bệnh kèm theo (bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường…) thì phải được dùng thuốc kiểm soát tốt các bệnh này. Trong trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu thì dùng thuốc điều trị viêm phổi, chăm sóc để hạn chế các vết loét do tì đè…
Với bệnh Alzheimer, do người bệnh thường xuyên không thể kiểm soát được hành vi của mình, không thể tự chăm sóc bản thân, nên người chăm sóc cần luôn theo sát và tạo môi trường sống an toàn, tránh các vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Có thể áp dụng các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng, âm nhạc liệu pháp…
Trong chế độ ăn, cần tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá. Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, vitamin B9…
Như vậy, tuy không điều trị được khỏi bệnh Alzheimer, nhưng khi người chăm sóc hiểu được và cảm thông cho người bệnh, thì người không may mắc bệnh lý này sẽ được cải thiện chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ.
Triệu chứng lâm sàng của sa sút trí tuệ rất đa dạng tùy giai đoạn của bệnh. Ban đầu là chứng hay quên, rối loạn về ngôn ngữ, giảm khả năng tính toán, quản lý, rối loạn định hướng dẫn đến bị đi lạc… Kế tiếp là các biểu hiện nặng thêm như rối loạn hành vi, hoang tưởng, trầm cảm… và cuối cùng người bệnh sẽ mất dần các chức năng quan trọng của con người, không còn tự ăn uống, tiêu -tiểu được và tử vong do suy kiệt, bệnh lý nhiễm trùng hoặc tai nạn.
Phương pháp độc đáo ngăn ngừa các bệnh về não
Các nhà khoa học tại đại học Exeter của Anh đã phát triển "đồng hồ biểu sinh" để đo tốc độ lão hoá của não người, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến tuổi tác như suy giảm trí nhớ.
" Đồng hồ biểu sinh" có thể đo được tốc độ lão hoá của não bộ chính xác hơn các công cụ khác.
Trong khi đồng hồ sinh học của cơ thể quyết định nhịp điệu ngủ hoặc thức của chúng ta, "đồng hồ biểu sinh" có thể cho chúng ta biết chúng ta già đi nhanh như thế nào và mức độ dễ mắc các bệnh của tuổi già ra sao.
Con người già đi với tỷ lệ khác nhau, có một số người mắc các bệnh liên quan đến lão hóa sớm hơn những người khác. Hiểu thêm về cái gọi là 'tuổi sinh học' này có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về cách chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như chứng mất trí nhớ.
Không giống như gien di truyền, những dấu hiệu biểu sinh này thay đổi theo thời gian và những thay đổi này có thể được sử dụng để dự đoán chính xác tuổi sinh học từ một mẫu ADN.
Hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học Exeter đã phát triển một đồng hồ biểu sinh mới dành riêng cho não người. Kết quả của việc sử dụng các mô não người, đồng hồ này chính xác hơn nhiều so với các phiên bản trước đó, dựa trên mẫu máu hoặc các mô.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng "đồng hồ biểu sinh" này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình lão hóa nhanh trong não có thể liên quan đến các bệnh não như bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.
Giáo sư Jonathan Mill, Đại học Exeter, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Lĩnh vực nghiên cứu về đồng hồ biểu sinh thực sự thú vị và có thể giúp chúng ta hiểu các cơ chế liên quan đến quá trình lão hóa. Đồng hồ mới sẽ giúp chúng ta khám phá quá trình lão hóa tăng tốc trong não người và tìm hiểu thêm về các yếu tố liên quan đến các bệnh về não như chứng sa sút trí tuệ".
Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận độc đáo bằng cách phân tích 1.397 mẫu não người, từ những người trong độ tuổi từ 1 đến 108 với hy vọng tạo ra một công cụ dự đoán chính xác hơn.
Nhóm nghiên cứu hiện đang tiến hành sử dụng mô hình trên các mẫu não của những người mắc bệnh Alzheimer. Họ hy vọng sẽ tìm thấy bằng chứng về sự lão hóa sinh học.
Fiona Carragher, Giám đốc Nghiên cứu và Ảnh hưởng tại Hiệp hội Bệnh Alzheimer cho biết: "Di truyền học là một lĩnh vực phát triển mạnh của nghiên cứu về chứng sa sút trí tuệ và nghiên cứu này vô cùng có giá trị khi chúng ta tiếp tục hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của bệnh Alzheimer đối với sự lão hóa não.
Nếu chúng ta có thể dự đoán chính xác hơn sự lão hóa của não và tìm ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng rất phức tạp này, chúng ta có cơ hội lớn nhất để phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả làm chậm sự tiến triển của nó ".
Giới khoa học Israel tuyên bố tìm ra cách có thể 'cải lão hoàn đồng' Các nhà khoa học của Đại học Tel Aviv và Trung tâm Y tế Shamir tuyên bố họ đã thành công khi đảo ngược quá trình lão hóa ở một nhóm người cao tuổi. Lão hóa là quá trình giảm dần và cuối cùng mất các chức năng sinh lý của tế bào. Không ai có thể tránh được quá trình này. Nhiều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Những lợi ích sức khỏe sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì
Có thể bạn quan tâm

Tôi nhận được 1 cái tát đau điếng từ chồng chỉ vì ngăn cô bạn thân yêu quý của anh cho con tôi ăn thứ sữa mà thằng bé bị dị ứng nặng
Góc tâm tình
20:38:35 18/04/2025
Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX
Pháp luật
20:16:42 18/04/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán
Thế giới
19:49:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025