Coi chừng dị ứng thời tiết mùa thu
Mùa thu là mùa dễ mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi dị ứng…
Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi. Trường hợp nhẹ thì có thể chỉ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ lên, đôi khi nổi mề đay từng vùng trên da hoặc toàn thân.
Trường hợp nặng nổi nhiều mụn ngứa ở toàn thân, có thể tạo thành các mụn nước, khi vỡ gây viêm nhiễm. Với những tác nhân mạnh, người bệnh có thể bị khó thở, tức ngực do co thắt khí quản, hoặc nôn mửa, tiêu chảy… cần phải chữa trị kịp thời.
Ban đầu nổi mẩn nhỏ như muỗi chích nhưng càng lúc càng to dần. Dù đã làm đủ cách theo lời khuyên của người quen như tránh gió, giữ ấm người nhưng càng giữ ấm, mặc ấm thì mồ hôi ra nhiều và mẩn đỏ nổi càng nhiều, càng ngứa. Đồng thời bệnh nhân này cũng bị bạc tóc sớm nên lo lắng, không biết mề đay có liên quan gì đến máu. Đi khám da liễu, đã thử máu nhưng chức năng gan bình thường.
Theo Thạc sĩ Cao Minh thuộc Trung tâm Y Dược Tinh Hoa cho biết, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh dị ứng mề đay bao gồm:
Triệu chứng:
Ngứa dữ dội, dấm dứt. Có khi kèm đau bụng, ỉa lỏng, khó thở (do ban mọc ở đường tiêu hóa, hô hấp). Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát dai dẳng hàng tháng, năm nọ tới năm kia.
Căn nguyên :
Thường do dị ứng, giải phóng Histamin, Serotonin. Thể địa dị ứng IgE tăng.
Cây cỏ, côn trùng lông súc vật, phấn hoa, bụi…
Hoá chất
Video đang HOT
Thuốc men: Sulfamid, aspirin, penixilin
Thức ăn- tôm cua cá, ốc (hải sản)
Do lạnh: Nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh
Không rõ nguyên nhân
Cách điều trị
Điều trị: Tây y và đông y
- Tây y:
Hình ảnh mề đay
Uống kháng Histamin tổng hợp như:
Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên / ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày
Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.
- Đông y:
Tây y điều trị giai đoạn cấp rất hiệu quả tuy nhiên dễ tái phát, để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y.
Theo đông y: Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ưng. Hải sản là thức ăn nhiều người bị dị ứng.
Sản phẩn “Tinh Hoa Tả Can” có tác dụng đào thải tác nhân gây bệnh đồng thời trên hệ gan mật và hệ tiết niệu, nhờ cơ chế này mà bệnh đã được chữa trị tận gốc. Tuy nhiên, để chữa khỏi triệt để bệnh nhân cần kiên trì điều trị 3-6 tháng, kể cả khi đã thấy không còn triệu chứng của bệnh.
Với công nghệ bào chế hiện đại dạng viên nang, việc sử dụng “Tinh Hoa Tả Can” rất dễ dàng. Mua “Tinh Hoa Tả Can” cũng thuận lợi vì đã có bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
(Nguồn: yduoctinhhoa.com)
Theo 24h
Viêm mũi dị ứng Bệnh không khó nhưng vẫn bó tay?
Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi từng tràng dà, mắt đỏ ngầu ... bệnh tái đi tái lại gây không ít phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhiều người. Căn bệnh này ngày càng phổ biến trong cộng đồng: Viêm mũi dị ứng (VMDU).
Không thể chủ quan
Trên thế giới có khoảng 20 - 25% dân số bị VMDU. Bệnh đang có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm không khí, môi trường sống thay đổi.... Ở Việt Nam, khoảng 12,3% dân số mắc VMDU. TS. Võ Thanh Quang, Giám đốc Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, cho biết: "Lượng bệnh nhân VMDU đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương ngày càng gia tăng và mức độ của bệnh ngày càng khó kiểm soát".
Có ba lọai VMDU. Một là dị ứng quanh năm, nguyên nhân thường do cơ địa nhạy cảm với tác nhân gây bệnh như lông thú (lông chó, mèo...), thức ăn (đặc biệt là đồ biển) hoặc do sang chấn tinh thần (stress). Thứ hai là VMDU theo mùa, tác nhân do phấn hoa hoặc nhiệt độ thấp. Cuối cùng là VMDU bởi nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi như thợ may, giáo viên, thợ mỏ...
Bệnh không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnh ảnh hưởng đến đời sống xã hội, giấc ngủ, học hành, công việc và tác động đáng kể về mặt kinh tế. Nhiều nghiên cứu và những bằng chứng lâm sàng đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa VMDU và các bệnh khác của đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, polyp mũi và đặc biệt là bệnh hen suyễn. VMDU do vậy gây gánh nặng về kinh tế vì bản thân căn bệnh này và các bệnh đi kèm.
Ảnh minh họa: Gettyimages
Theo Báo cáo của GS. Glenis Kathleen Scadding - bệnh viện Tai - Mũi - Họng Hoàng gia Anh, chủ tịch Hội Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, 42% bệnh nhân VMDU mắc ít nhất một triệu chứng mức độ vừa và nặng trên mũi, một triệu chứng vừa và nặng trên mắt. Các triệu chứng VMDU gây phiền toái cho 93% bệnh nhân trong thời gian ban ngày và 47% bệnh nhân trong thời gian ban đêm.
Theo GS Glenis Scadding: "Các nguyên nhân chính gây ra những thách thức mới trong điều trị VMDU là sự chủ quan trong nhận thức về tầm quan trọng của căn bệnh này, nhìn nhận về các triệu chứng của căn bệnh chưa đầy đủ, sử dụng thuốc chưa hợp lý. Công tác giáo dục bệnh nhân về cách phòng ngừa căn bệnh chưa tốt. Ngoài ra, bệnh nhân VMDU thường sợ hoặc ngần ngại dùng thuốc, tự ý bỏ thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ".
Với tâm lý chủ quan, bệnh nhân VMDU thường tự ý dừng thuốc khi thấy hết biểu hiện bệnh đến khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi xuất hiện trở lại mới dùng thuốc tiếp, khiến việc điều trị kém hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tuân thủ điều trị thấp của bệnh nhân còn bởi cách sử dụng dụng cụ hiện tại gây khó khăn cho bệnh nhân (khó sử dụng, gây đau, chảy xuống họng...), khó dùng cho trẻ nhỏ, phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân có cả triệu chứng mũi và mắt.
Giải pháp
Để điều trị hiệu quả, trước hết bệnh cần được chẩn đoán chính xác. Khi chẩn đoán cần dựa vào các yếu tố tiền sử các bệnh dị ứng của bản thân và gia đình như nổi mề đay, hen phế quản (suyễn), nhức nửa đầu... Khi chẩn đoán cũng cần thận trọng để không nhầm với các bệnh khác có biểu hiện bệnh tương tự.
Tuỳ mức độ bệnh, bệnh nhân VMDU nên áp dụng cách điều trị riêng. Phát biểu trong Hội thảo "Cách nhìn mới trong điều trị VMDU" đầu tháng 11 vừa qua, GS. Scadding cho biết: "Việc chỉ sử dụng đơn thuần các nhóm thuốc điều trị triệu chứng (ví dụ như các thuốc kháng histamine) khiến bệnh không được kiểm soát tốt, bệnh nhân nên tuân theo phác đồ điều trị của nhóm thuốc điều trị hiệu quả bản chất viêm của VMDU (ví dụ: thuốc corticoid xịt tại chỗ...)".
Vì vậy, đối với các trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng histamine. Đối với các trường hợp vừa và nặng, thuốc xịt mũi tại chỗ chứa corticoid điều trị hiệu quả bản chất viêm của VMDU, kiểm soát các triệu chứng bệnh ở cả mũi và mắt. Ngoài các tác động trực tiếp ở mũi, cơ chế tác dụng trên mắt được hiểu là do đặc tính ái lực cao với thụ thể glucocorticoid, thuốc ức chế mạnh mẽ cơ chế phản xạ thần kinh mũi - mắt, do đó làm giảm các chất trung gian gây triệu chứng bệnh ở cả mắt. Hiện nay, dụng cụ xịt mũi cũng đã được cải tiến tiện lợi và an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, bệnh nhân VMDU cần tránh các chất gây dị ứng do hít bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang khi đi đường, tại nơi làm việc phải có trang phục bảo hộ để tránh bụi, khói, hơi thuốc, giải mẫn cảm (tìm đúng chất gây dị ứng thì tỷ lệ thành công sẽ cao, tuy nhiên không dễ vì có vô số dị nguyên), rửa mũi bằng nước muối sinh lý...
Theo PNO
Chống cảm cúm bằng bài thuốc dân gian Người có chứng "dị ứng thời tiết" khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần. Có một loại "thần dược" sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch...