Có những dấu hiệu này, bạn dễ mắc bệnh khiến gần 12.000 người Việt tử vong mỗi năm
Dấu hiệu điển hình của lao bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt.
Dấu hiệu điển hình của lao bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần. Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và phát triển lây bệnh, làm tổn thương đến phổi, hệ hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Khi mắc lao, người bệnh thường có triệu chứng điển hình là ho trên 3 tuần, dù đã dùng thuốc điều trị nhưng không thuyên giảm. Ngoài ra, ho khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phế quản phổi.
Ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, xuất huyết trong đường hô hấp. Cùng với đau ngực, khó thở; gầy sụt cân, người mắc lao còn có biểu hiện là hay sốt về chiều.
“Nếu có các biểu hiện trên, người trong cuộc cần đi khám để được tư vấn, điều trị. Hiện Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp tiên tiến trong phát hiện và điều trị bệnh lao, kể cả lao kháng thuốc. Thuốc điều trị lao nói chung và lao kháng thuốc được Chương trình Chống lao Quốc Gia cung cấp miễn phí theo hệ thống tới tận địa phương”, TS Nguyễn Viết Nhung cho biết.
Video đang HOT
Trên 90% người mắc bệnh lao được điều trị khỏi
Theo các báo cáo, hằng năm cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Điều đáng mừng là tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức cao, trên 90% với bệnh nhân lao mới, 75% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân lao. Anh ST
Mỗi năm nước ta có khoảng 12.000 người tử vong do bệnh lao. Trong khi đó, năm 2019, cả nước có hơn 7.600 người tử vong do tai nạn giao thông. Tính trung bình, mỗi ngày nước ta có gần 33 người tử vong do lao. So với thế giới, Việt Nam xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao.
Mặc dù công tác phòng chống lao ở nước ta đạt nhiều kết quả nhưng vẫn có không ít thách thức, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, nhất là phụ nữ.
Vì thế, theo TS Nguyễn Viết Nhung, các cấp Hội phụ nữ cần tích cực vận động tất cả hội viên, phụ nữ tham gia vào cuộc chiến chấm dứt bệnh lao; cùng hành động để bảo vệ cho mình và gia đình mình khỏi bị mắc lao; tuyên truyền giáo dục cho mọi hội viên, phụ nữ hiểu biết kiến thức và thực hành phòng chống lao thông qua lồng ghép vào nội dung sinh hoạt hội, chi hội các cấp…
Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam, cần thêm sự chung tay của phụ nữ
Nếu phụ nữ có kiến thức phòng chống lao nói chung và các bệnh khác nói riêng thì sẽ hỗ trợ các thành viên trong gia đình tốt hơn trong phòng, chống các căn bệnh này.
Cán bộ Trạm y tế xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) hướng dẫn tuyên truyền phòng, chống bệnh lao. Ảnh ST
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi TƯ, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 174.000 người mắc lao mới và 12.000 người tử vong do bệnh lao ở Việt Nam. Ngoài ra, tác động của dịch Covid-19 lên toàn cầu và cả nước, ảnh hưởng tới các mặt của đời sống xã hội, ngành y tế nói chung và ngành lao nói riêng đều chịu các tác động không nhỏ.
Để công tác phòng chống lao đạt hiệu quả, theo TS Nhung, cần sự vào cuộc của cả cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ. Bởi phụ nữ là đối tượng có tác động lớn đến chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Phụ nữ mà mắc lao thì dễ lây cho các thành viên khác. Khi người thân mắc lao, phụ nữ cũng thường là người chăm sóc chính...
Vì thế, nếu phụ nữ được nâng cao kiến thức phòng chống lao, tích cực trong cuộc chiến với bệnh lao, sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc chấm dứt bệnh lao.
Phụ nữ cùng hành động để bảo vệ cho mình và gia đình mình khỏi mắc lao
Tuy nhiên, hiện nhiều phụ nữ vẫn còn hạn chế trong nhận thức về bệnh lao, thiếu kiến thức về phòng bệnh cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Vì thế, theo TS Lê Viết Nhung, các cấp Hội phụ nữ cần tích cực vận động tất cả hội viên, phụ nữ tham gia vào cuộc chiến chấm dứt bệnh lao; cùng hành động để bảo vệ cho mình và gia đình mình khỏi bị mắc lao; tuyên truyền giáo dục cho mọi hội viên, phụ nữ hiểu biết kiến thức và thực hành phòng chống lao thông qua, lồng ghép vào nội dung sinh hoạt hội, chi hội các cấp.
Bác sĩ thăm khám cho người mắc bệnh lao
Bên cạnh đó, có thể xây dựng các mô hình điểm nhằm phát hiện lao sớm, hỗ trợ người bệnh lao chữa khỏi, vận động điều trị lao tiềm ẩn; tham gia tích cực cùng Chương trình Chống lao Quốc gia xây dựng các đề xuất dự án để triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Bệnh lao nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh sẽ rất cao. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Hiện căn bệnh này đã được cấp thuốc điều trị miễn phí. "Dấu hiệu điển hình của lao bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. Do đó, nếu có các biểu hiện trên, người trong cuộc cần đi khám để được tư vấn, điều trị", TS Nguyễn Viết Nhung cho biết.
Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao giảm 11%, hãy chủ động đi khám khi có triệu chứng Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Do ảnh hưởng của nặng nề của COVID-19, tỷ lệ phát hiện bệnh lao...