Có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không?
Hiện nay, rất nhiều bà mẹ cho trẻ sử dụng các nguồn sữa ngoài từ rất sớm, thậm chí là trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Vậy có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không, lợi và hại như thế nào?
1. Có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không?
Theo các khuyến cáo y tế hiện nay, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời là sữa mẹ. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng thời gian này.
Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, kháng thể (rất dồi dào trong sữa non), nước,… Do vậy, về lý thuyết thì sử dụng sữa mẹ là đã đủ cho các nhu cầu của trẻ mà không cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác, đồng thời có sức khỏe tốt hơn, ít gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm nguy cơ dị ứng,…
Đối với những trường hợp bình thường thì việc sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh là không cần thiết, thậm chí là không nên. Bởi sử dụng sữa ngoài khiến tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa hoàn thiện, dễ gây dị ứng, bé ít thèm bú sữa mẹ,…
Nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt như sữa mẹ không đủ, trẻ vẫn sụt cân kể cả khi bú sữa mẹ, cảm giác bé mệt mỏi, ít hoạt bát, mẹ bị các bệnh có thể lây qua đường sữa mẹ như HIV, viêm gan B, các bệnh do siêu vi,… thì việc sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.
2. Những nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh
Tuy rằng chúng ta có thể sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh trong một số trường hợp nhất đinh, nhưng sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng lại không phải là điều đơn giản mà ai cũng biết.
5 Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh:
Video đang HOT
- Sử dụng lượng sữa thích hợp: Sức chứa của dạ dày trẻ sơ sinh là rất nhỏ, chỉ khoảng 5-7ml vào ngày đầu, 30-60ml vào ngày thứ 3 đến thứ 6 và khoảng hơn 100ml vào lúc trẻ 1 tháng tuổi. Do vậy lượng sữa sử dụng cho trẻ sơ sinh không nên quá nhiều, uống quá nhiều sữa cùng lúc khiến trẻ dễ bị nôn trớ hơn.
- Đảm bảo vệ sinh: Hệ đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do vậy cần phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng khi pha sữa cho trẻ, vệ sinh dụng cụ pha sữa cho trẻ sạch sẽ và luộc trong nước sôi trước khi sử dụng, đun sôi nước trước khi pha sữa,… để đảm bảo vệ sinh khi pha sữa cho trẻ.
- Sữa có độ ấm thích hợp: Khi pha sữa cho trẻ cần đảm bảo sữa có độ ấm thích hợp, sữa quá nóng gây bỏng cho trẻ. Có thể làm điều chỉnh nhiệt độ sữa cho trẻ sữa sao cho thích hợp như dùng lò vi sóng, ngâm bình sữa nóng trong nước mát hoặc ngâm bình sữa có nhiệt độ bình thường trong ấm,… Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống hãy thử nhỏ một chút sữa lên mu bàn tay để chắc chắn lại rằng sữa đã có nhiệt độ thích hợp.
- Không dùng lại sữa thừa: Sữa đã pha trong lần dùng trước của bé không phải là một thứ bạn nên để dành nếu sử dụng không hết. Là môi trường giàu dinh dưỡng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào lượng sữa mà trẻ không sử dụng hết trong quá trình bảo quản. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của trẻ.
- Không thêm các thức ăn khác vào sữa: Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố, sự cân bằng khác nhau. Những sản phẩm này cần phải được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực tế. Do đó, bất kỳ hành động tự ý bổ sung thêm các loại thức ăn khác vào sữa của trẻ như bột ngũ cốc, nước hoa quả,… bởi điều này có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Có thể thấy rằng, trong một số trường hợp, sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh là cần thiết. Nhưng việc sử dụng cần phải được tiến hành thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cho trẻ.
QN
Khi trẻ chưa hết cữ, tốt nhất đừng làm 3 việc này, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe của bé
Những việc này nhiều bố mẹ tưởng là tốt cho con như giúp con sạch sẽ, cứng cáp hơn, song thực tế nó lại gây hại cho các bé chưa hết cữ.
Gia đình nào cũng vậy, khi một đứa trẻ ra đời, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung sự chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa bé. Nhưng nhiều nhà vì chăm sóc cẩn thận quá mức mà không biết rằng những việc làm của mình không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Bố mẹ cần nhớ lúc mới sinh, các em bé còn rất non nớt, đặc biệt là trước 100 ngày tuổi (khi chưa hết cữ). Thời gian này, người chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý nhiều vấn đề, trong đó có 3 việc dưới đây không nên làm vì sẽ nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
1. Lấy ráy tai
Việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho bé có thể là tác nhân đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
Một số bà mẹ khi chăm sóc con mới sinh bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay nói đơn giản là không chịu được bất cứ thứ gì bẩn trên người con. Hễ nhìn thấy ráy tai của con là mẹ phải làm sạch bằng mọi cách. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, nếu tai bé bị kéo ra nhiều lần, da của ống tai ngoài sẽ trở nên mỏng hơn, điều đó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mãn tính. Việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho bé có thể là tác nhân đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
Trong khi đó, ống tay có cơ chế tự làm sạch ráy tai dư thừa mà không cần mẹ phải can thiệp. Chỉ khi bé có quá nhiều ráy tai, ráy tai vón cục và cứng thì mới cần lấy ráy tai cho bé, nhưng cũng không phải là tự lấy mà đưa bé đi bác sĩ.
Nếu vệ sinh tai quá sạch sẽ, tưởng tốt cho trẻ nhưng thực ra nó sẽ gây hại, vì vậy cha mẹ chú ý không nên làm sạch ống tai non nớt của bé quá nhiều lần, đặc biệt khi bé chưa đầy 3 tháng tuổi.
2. Làm sạch rốn bé nhiều lần trong ngày
Nên vệ sinh rốn cho bé 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm.
Một trong những vấn đề được các bác sĩ nhi khoa thường nhắc nhở bố mẹ có con mới sinh là phải giữ gìn vệ sinh rốn cho con. Tuy nhiên, chăm sóc cuống rốn sai cách, nhất là khi bé chưa rụng rốn, có thể khiến rốn bé bị viêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.
Phần rốn của những em bé mới sinh có thể chứa những chất gây, một chút dịch đọng lại ở các nếp gấp của rốn. Việc này khiến không ít mẹ khó chịu nên lau rửa nhiều lần trong ngày.
Nên vệ sinh rốn cho bé 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm. Mẹ hãy sử dụng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý và vắt khô để làm sạch đế rốn theo chuyển động hình tròn. Vứt bỏ miếng bông sau khi lau. Sau đó lấy một miếng bông khác lau hai bên của dây rốn. Mỗi lần lau là một miếng bông mới. Ngoài ra, bố mẹ nhớ làm sạch kẹp dây và đầu dây rốn.
Với rốn trẻ đã rụng, việc vệ sinh đơn giản hơn, quan trọng nhất vẫn là giữ rốn bé khô thoáng.
3. Bế đứng trẻ trong một thời gian dài
Nhiều bố mẹ thấy con hay quấy khóc thường bế dựng bé dậy để dỗ dành. Ngoài ra, có quan niệm còn cho rằng bế đứng để bé mau cứng cáp. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sự phát triển của trẻ.
Cột sống của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh, nó rất mềm và dễ bị tổn thương, nếu giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng quá lâu, có thể cột sống của bé chịu áp lực lớn, đặc biệt hành động này có thể làm cột sống bị biến dạng hoặc phát triển không bình thường.
Trước khi hết cữ, tốt nhất bố mẹ nên bế trẻ ở tư thế nằm ngang với phần đầu nâng cao hơn một chút so với thân người thì bé cảm thấy thoải mái nhất.
Moon
Người mẹ "đặc biệt" của trẻ sơ sinh trong dịch Covid-19 Chỉ còn 25 cán bộ y tế chăm sóc cho 22 cháu bé sơ sinh, các y, bác sĩ tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày cách ly tại bệnh viện đã trở thành những bà mẹ đặc biệt của nhiều trẻ sinh non. Một điều dưỡng thực hiện phương pháp Kangaroo da liền da cho trẻ sơ sinh. TS,...