Có nên ăn đầu và vỏ tôm?
Người nấu ăn nên cân nhắc việc giữ lại phần vỏ và đầu tôm vì chúng giúp món tôm thêm thơm ngon và có một số lợi ích cho sức khỏe.
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng. Trong tôm có hơn 9 loại vitamin và khoáng chất khác nhau.
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), trong 85 g tôm có chứa 20,4 g chất đạm, 0,433 mg sắt, 201 mg phốt pho, 220 mg kali, 1,39 mg kẽm, 33,2 mg magiê, 94,4 mg natri. Tôm cũng là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp i ốt – khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe não bộ.
Người nấu ăn nên cân nhắc việc giữ lại phần vỏ và đầu tôm. Ảnh Pexels
Khi chế biến tôm, nhiều người chọn bỏ phần vỏ và phần đầu để món ăn trông đẹp mắt và dễ ăn hơn. Tuy nhiên, theo trang tin Tasting Table, người nấu nên cân nhắc giữ lại phần vỏ và đầu tôm khi chế biến.
Video đang HOT
Theo đó, vỏ tôm chứa một số phân tử ribonucleotide. Nấu tôm còn nguyên vỏ sẽ giúp chất này này thấm vào thịt, giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Hơn nữa, khi dùng các phương pháp nấu ở nhiệt độ cao để chế biến tôm, việc để nguyên vỏ sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ cho phần thịt tôm được nguyên vẹn.
Ngoài ra, trong vỏ và đầu tôm còn chứa chitin, có thể kích thích vi khuẩn đường ruột phát triển khỏe mạnh. Khi hệ vi khuẩn này khỏe mạnh, chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu khoa học cũng cho thấy đầu của một số loài tôm có chứa lipid, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đầu tôm rất giàu protein, axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa như astaxanthin và selen, giúp bảo vệ tế bào cơ thể.
Dù bổ dưỡng là vậy, các chuyên gia khuyến nghị những người bị dị ứng hải sản, người có có hàm lượng cholesterol cao, bị ho, hen suyễn, người có vấn đề về đường tiêu hóa nên hạn chế ăn tôm.
Kết cấu dẻo của vỏ tôm chủ yếu là do độ ẩm có trong bộ phận này. Do đó, để vỏ tôm giòn và dễ ăn hơn, người chế biến nên sử dụng phương pháp dùng nhiệt cao để khử bỏ bớt độ ẩm trong vỏ tôm. Một trong những phương pháp này là chiên. Ngoài ra, để ăn được phần vỏ tôm một cách dễ dàng, người dùng nên chọn tôm có kích thước vừa phải, theo americastestkitchen.
Bị táo bón, nên uống loại nước ép trái cây nào?
Các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo cách tốt nhất để cải thiện tiêu hóa là ưu tiên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép.
Vì với nước ép, phần lớn lượng chất xơ trong trái cây đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, tùy từng loại trái cây và cách làm mà có những loại nước ép vẫn có tác dụng cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón.
Một trong số này là nước ép lựu. Trên thực tế, nước ép lựu có thể cải thiện nhu động ruột và giúp mọi thứ di chuyển qua ruột nhanh hơn.
Lựu là loại trái cây rất nhiều nước và chất xơ. Trong 100 gram lựu tươi có khoảng 4 gram chất xơ. Đặc biệt, chất xơ không hòa tan chiếm tới 80% tổng lượng chất xơ trong trái lựu. Chất xơ không hòa tan có tác dụng cải thiện tiêu hóa, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Nước ép lựu rất giàu khoáng chất và chất chống ô xy hoá. Ảnh PEXELS
Không chỉ chất xơ mà thậm chí lượng đường tự nhiên trong lựu cũng có tác dụng nhuận tràng. Hơn nữa, lượng nước cao trong lựu còn có thể giúp di chuyển phân dọc theo đường tiêu hóa dễ dàng hơn.
Uống đủ nước là một phần quan trọng giúp duy trì nhu động ruột khỏe mạnh. Dù lượng nước khuyến nghị là ít nhất 2 lít/ngày nhưng đôi khi chúng ta cũng nên kết hợp uống thêm nước ép lựu để cải thiện sức khỏe đường ruột. Điều này đặc biệt cần khi bị táo bón.
Không những vậy, lựu cũng rất giàu chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe não bộ, tim mạch. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do và giảm nguy cơ sỏi thận. Lựu cũng có lượng vitamin C dồi dào, rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất và tổng hợp collagen.
Để có ly nước ép lựu chất lượng thì không chỉ đơn giản là lột vỏ, tách hạt lựu ra ngoài rồi ép lấy nước uống. Cách làm nước ép rất quan trọng nên cách tốt nhất là tự làm tại nhà.
Công đoạn đầu tiên là lột vỏ và giữ lại các hạt lựu mọng nước. Một số loại dụng cụ làm bếp có thể giúp chúng ta ép hạt lựu để lấy nước dễ dàng.
Phần hạt lựu còn lại không nên bỏ vì chúng rất giàu chất xơ và khoáng chất. Thay vào đó, mọi người hãy gom lại rồi cho vào máy xay sinh tố cùng nửa cốc nước và xay nhuyễn. Hỗn hợp sẽ được lọc qua rây và hòa chung với nước ép lựu đã lấy trước đó.
Để đảm bảo sức khỏe thì chỉ nên uống tối đa từ 220 đến 340 ml nước ép lựu mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy tránh nước ép lựu nếu bạn đang bị tiêu chảy vì nó có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng một số người có thể bị dị ứng với lựu. Các thành phần trong lựu cũng có thể phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu và thuốc điều trị huyết áp cao, theo Medical News Today.
Khoai lang màu gì bổ dưỡng nhất? Mọi loại khoai lang đều chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng chất chống oxy hóa có thể khác nhau. Trong đó, khoai ruột tím và cam được đánh giá cao. Giá trị dinh dưỡng Khoai lang là nguồn cung cấp carbohydrate phức lành mạnh, giúp bạn có năng lượng cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường. Theo Bộ...