Cô giáo trẻ và hành trình gian khổ “đưa chữ” về Tô Múa
Không chọn cho mình việc nhẹ nhàng, có những người trẻ quyết tâm đi về những vùng cao, xa xôi Tổ quốc với mong ước “gieo chữ vào đá”.
Không có học sinh vùng khó, chỉ có giáo viên ngại khó
Tình yêu thương bình dị chính là thứ duy nhất cô giáo trẻ Đinh Thị Thủy, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa ( Sơn La) làm hành trang gắn bó với giáo dục học sinh miền núi.
Sinh năm 1998, tốt nghiệp Khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, cũng như những bạn bè cùng trang lứa học chuyên ngành sư phạm, cô Thủy luôn ước mơ trở thành cô giáo, cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà.
Kết thúc những năm tháng sinh viên bằng kì thực tập trước khi tốt nghiệp, Đinh Thủy được cử về Trường tiểu học và Trung học cơ sở Tô Múa và bắt đầu hành trình đầy yêu thương mang chữ đến với các em nhỏ vùng cao.
Kể về những ngày bắt đầu nhận thấy mình đam mê ở học sinh miền núi, cô giáo trẻ chia sẻ ánh mắt ngập tràn hạnh phúc: “Niềm vui của em mỗi ngày lúc đó đơn giản lắm, học sinh ở trường em thực tập rất ham văn nghệ nhưng lại không được dàn dựng các bài hát, bài múa thành tiết mục cụ thể.
Em về đấy cùng các bạn của mình nữa, cứ đều đều ngày lên lớp, đến chiều về lại đi tập văn nghệ, dạy múa, dạy hát cho học sinh. Cô ham dạy, trò ham học, thế rồi em yêu học trò miền núi”.
Nhà cô giáo Thuỷ ở Bản Pơ Tào, xã Mường Tè, huyện Vân Hồ. Quãng đường từ nhà tới trường lên tới 22km, gồ ghề, quanh co, vậy mà cô giáo trẻ luôn thức dậy từ hơn 5 giờ sáng để kịp tới lớp. Cuối ngày lại là hành trình 22km từ trường trở về nhà.
Đường vào Tô Múa ai lên đến nơi đều cảm nhận được, một bên là vực, một bên là núi, ấy thế mà in dấu bánh xe cô Thủy hàng ngày đi dạy hơn một năm qua.
Đối với những người trẻ, họ mơ ước và thực hiện chinh phục những điều khó khăn, những điều tưởng chừng không làm được. Đó chắc cũng là quyết tâm khởi đầu tương lai sự nghiệp khi cô Thủy chọn Tô Múa để cống hiến nhiệt huyết của mình ở đây.
Tô Múa là một xã vùng sâu thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Người ta gọi Vân Hồ bởi chính nơi đây con người có thể “ôm mây, níu gió”. Nhưng cũng chính địa hình như thế mà thời tiết khắc nghiệt vô cùng.
Người dân Vân Hồ sáng đi làm có thể mặc một chiếc áo cộc tay mỏng mát, nhưng tối về có thể rét run trong lớp áo khoác chống chọi giá lạnh, có những buổi trưa người cách người một vài mét cũng chẳng nhìn rõ mặt nhau.
Tình yêu thương bình dị chính là thứ duy nhất cô giáo trẻ Đinh Thị Thủy, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa làm hành trang gắn bó với giáo dục học sinh miền núi. (Ảnh C.K.A)
Ấy vậy mà Tô Múa còn cách xa thị trấn hơn dăm chục cây số, đường vào mùa mưa, mùa khô hay mùa rét thì chỉ miêu tả được bằng hai chữ khốn khổ. Mùa nắng khô thì bánh xe đi đến đâu cuốn bụi mịt mù đến đó, mùa mưa đường trơn, bánh xe phanh gấp không kịp thì chỉ có nước lao xuống vực mà thôi.
Ngồi trên xe để đến gặp và yêu thương những người trẻ, bản thân tôi chóng mặt bởi những lần gấp cua tay áo của bác tài. Tiếng phanh xe khét lẹt của người lái xe qua bao nhiêu năm kinh nghiệm cũng khiến mọi người hiểu, để lên đến bản dạy học, giáo viên nơi đây vất vả như thế nào.
Video đang HOT
Có bao nhiêu quyết tâm, bao nhiêu yêu thương họ mới gắn bó lại những vùng sâu, xa của Tổ quốc như Tô Múa?
Cuộc trò chuyện ở hành lang lớp học của tôi với cô Thủy vỏn vẹn vài câu, vài chữ nhưng thấm đượm sự chân thành, sự quyết tâm và nhiệt huyết của cô giáo trẻ:
“Những ngày đầu em chưa quen, đi xe máy còn thấy xa lắm, càng đi càng hun hút. Bây giờ thì em quen rồi, đối với em mỗi ngày đi hai lần 22 cây số em vẫn thấy gần. Học sinh cần thầy cô giáo, những ngôi trường vùng cao cần những người trẻ để tiếp tục sự nghiệp giáo dục. Em trẻ, em có sức khỏe, có tri thức điều đầu tiên em phải nghĩ đến là học sinh.
Thật ra ước mơ từ nhỏ của em là giáo viên, lớn lên cố gắng theo học sư phạm để thực hiện ước mơ ấy. Những kì kiến tập, thực tập lại làm em thêm yêu nghề.
Đối với em không có học sinh vùng khó, chỉ có giáo viên ngại khó mới không đem con chữ đến với học sinh vùng sâu vùng xa. Kể cả em có về những nơi xa và sâu hơn Tô Múa em vẫn hạnh phúc với con đường mà em đã chọn”.
Đối với cô Thủy, Tô Múa chính là ngôi nhà thứ hai của mình, luôn dạt dào yêu thương và lũ trẻ coi cô như người mẹ thứ hai trong nhà.
“Học sinh trên đây thật thà, ngây ngô yêu lắm chị ạ. Em thật sự may mắn khi được về dạy ở Tô Múa, được làm việc với các thầy cô, được dạy học sinh miền núi.
Dù là nơi khó khăn rất nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn đủ đường, nhưng ở đây có một thứ không bao giờ thiếu là tình người.
Từ giáo viên, đến học sinh, ai cũng đáng yêu, đáng quý bởi họ sống với nhau bằng cái tình”, nói đến đây, dù thời tiết ở Tô Múa có chút se lạnh nhưng nghe những lời này từ một cô giáo trẻ, lòng tôi bỗng ấm áp lạ thường.
Ai sẽ là người xây dựng quê hương nếu người trẻ không trở về?
Cũng là một trong những người trẻ nhận việc ở Tô Múa, gắn bó, dạy học với học sinh miền núi ở đây, thầy giáo trẻ Hà Văn Diện sinh năm 1997, khác với cô Thủy ở chỗ, thầy là người gốc ở Tô Múa.
Thầy vừa nói, vừa cười khi tôi hỏi thầy đi bao nhiêu lâu thì vào điểm trường bản Mến (điểm trường trung tâm của Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa): “Đứng ở sân trường vẫn nhìn thấy cổng nhà đối diện trường”.
Thầy Diện (ngồi giữa) luôn suy nghĩ: “Muốn quê hương bớt khổ, phát triển thì người trẻ phải trở về”. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Mà có lẽ đúng thật, vì có như thế nên hình ảnh của bản thân mình đã từng đi học, chứng kiến những vất vả, khổ sở của học sinh miền núi tới trường, thầy giáo trẻ mới quyết tâm trở về xây dựng quê hương như thế.
Tôi có nói, đối với rất nhiều người trẻ, thành thị là một nơi xa hoa, tráng lệ nên đó là nơi cám dỗ, hứa hẹn những điều kiện tốt hơn về cuộc sống, việc làm, tại sao thầy Diện lại quay về Tô Múa, lại làm một nghề mà lương ba cọc, ba đồng, điều kiện sống lại vô cùng vất vả?
Nói với tôi khi tay thầy Diện đang cầm chiếc máy tính xách tay, câu trả lời khiến tôi khá bất ngờ: “Ở đây muốn sửa được nó, em phải đi khá xa, dăm bữa, nửa tháng nó lại hỏng một lần nhưng dù xa và vất vả nữa thì em vẫn quyết tâm trở về Tô Múa làm việc. Nếu những người trẻ như em không trở về, không ở lại thì ai sẽ là người xây dựng quê hương.
Thành thị chưa bao giờ là nơi em muốn gắn bó, ngoại trừ lúc em bắt buộc ở lại để học kiến thức, bởi mơ ước của em là một ngày nào đó, dùng kiến thức em học được để trở về quê dạy học”.
Cái máy tính hỏng nhiều như cơm bữa cũng chính là đại diện cho những gì mà cơ sở vật chất đang thiếu thốn ở Tô Múa.
Bữa cơm đạm bạc, phòng học xuống cấp, sân chơi lỗ chỗ không bằng phẳng, bếp ăn còn chưa đúng với tên gọi vì thiếu quá nhiều thứ… đó là những vất vả, những khó khăn hiện diện hàng ngày, hàng giờ nơi đây.
Thế nhưng ẩn sau những dáng dấp học trò nhỏ con, đen nhẻm là một sức bật dẻo dai, kiên cường khi sĩ số đến lớp ngày một đông. Ẩn sau những khó khăn hàng ngày là sự quyết tâm cống hiến hết mình của đội ngũ thầy cô giáo miền núi.
Như lúc tôi tâm sự với thầy Diện, thầy có trăn trở mà nói: “Trước em mơ ước mình cố gắng theo học được một trong hai ngành là ngành y hoặc ngành sư phạm.
Chỉ với mong muốn duy nhất là nếu không thể dạy học thì em có thể chữa bệnh cho bà con, người dân ở đây.
Có hai thứ mà người dân nơi đây thiếu thốn nhất là chữ và thuốc. Thiếu thốn y tế thì người dân chết về thể xác, thiếu thốn “cái chữ” thì người ta chết về mặt tri thức, văn hóa. Muốn quê hương bớt khổ, phát triển thì người trẻ phải trở về”.
Đó không chỉ là mơ ước, quyết tâm, mong muốn của một người trẻ là thầy Diện, cô Thủy mà là đại diện của một bộ phận thế hệ trẻ khi họ làm việc, cống hiến hết mình cho giáo dục miền núi.
Đối với những người trẻ đó là cơ hội, thử thách và họ luôn sẵn sàng chịu phần thiệt thòi, vất vả, vì tình yêu thương với những đứa trẻ.
“Chưa bao giờ trong chúng em hiện diện hai chữ bỏ cuộc, không chỉ những người trẻ, những thầy giáo, cô giáo công hiến mấy chục năm, thậm chí có người trọng bệnh vẫn đang từng ngày gồng gánh tri thức để đánh đổi bằng nụ cười của học sinh đến trường mỗi ngày”, cô Thủy nở nụ cười rạng ngời trên môi khi nói với tôi về quyết tâm của giáo viên Tô Múa.
Tôi nói với bác tài xế, dù chuyến xe có lắc lư, dù đầu tôi có quay cuồng, tê dại bởi những khúc cua tay áo thì tôi vẫn quyết tâm quay lại Tô Múa, Vân Hồ nhiều lần nữa để “ôm” mây, để ôm những con người nhỏ bé nhưng tràn trề sức trẻ, nhiệt huyết và chân thành, để ôm trọn những yêu thương tận tâm can về ước mơ mà họ dành cho giáo dục vùng sâu, vùng xa.
Tin chắc rằng, những vùng đất như Tô Múa rồi sẽ trở mình, phát triển bởi học sinh nơi đây được học, được chăm sóc từ những người thầy, người cô mà ước mơ giáo dục miền núi bằng yêu thương ngấm vào máu thịt.
Lắng lòng điều ước của cô giáo trẻ nơi bản cao
Hơn 10 năm công tác tại 6 điểm trường, thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ nhỏ trên những bản cao, cô Triệu Mùi Viển (Trường Mầm non Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn) chỉ mong sao học trò có được... bữa trưa đủ no.
Cô giáo Triệu Mùi Viển bên các học trò.
Dành thanh xuân cho điểm trường vùng khó
Triệu Mùi Viển sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Pác Nặm. Bố mẹ làm nông, từ nhỏ Viển đã quen với việc leo đồi, lội suối đi làm nương, rẫy để tìm cái ăn. Năm 1995, lớp học đầu tiên được mở tại điểm trường Nà Mặn (xã Công Bằng),Viển may mắn được đi học, được các thầy cô hết lòng thương yêu dạy dỗ. Hình ảnh thầy cô đứng trên bục giảng say sưa dạy chữ, múa hát cho học sinh đã thôi thúc Viển quyết tâm học để sau này được làm cô giáo.
Lên cấp 2, Viển phải ở trọ xa nhà hơn 12km. Giao thông đi lại khó khăn, phải lội suối, leo đồi rất vất vả, đôi lúc cô gái nhỏ cũng nản lòng muốn bỏ học, nhưng nghĩ đến mong muốn thay đổi cuộc sống của bản thân, trẻ em nơi bản làng, Viển lại quyết tâm thực hiện ước mơ.
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Trung cấp sư phạm Mầm non, những ngày đầu mới ra trường, cô giáo trẻ Triệu Mùi Viển xung phong đi dạy hợp đồng tại điểm trường Ngảm Váng (Trường Mầm non Nhạn Môn). Lớp có 21 học sinh là con em dân tộc Mông, số học sinh biết tiếng Việt là 4/21 học sinh, 100% là con em hộ nghèo.
Đến năm 2010, cô tiếp tục xin đi dạy hợp đồng tại điểm trường Nặm Sai (Trường Mầm non Công Bằng), cách trung tâm xã 7km, đi bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ từ điểm trường chính. Một mình cô chăm con nhỏ vừa tròn 6 tháng tuổi, trọ ở điểm trường, heo hút, không có điện thắp sáng, không có điện thoại.
Năm 2013, cô may mắn trúng tuyển và được phân công giảng dạy ở điểm trường Nặm Nhả (Trường Mầm non Xuân La), nơi có 100% học sinh là dân tộc Dao và Mông, việc sử dụng tiếng Việt của trẻ rất hạn chế.
Những năm sau đó, cô Viển tiếp tục giảng dạy ở điểm trường các bản cao của xã Bộc Bố: Khâu Vai, Lủng Pảng, Nặm May với học sinh dân tộc Mông, Dao, Tày, Sán Chỉ. Gia đình các em đều thuộc diện hộ nghèo, thiếu thốn đủ đường từ cái ăn, cái mặc, đồ dùng.
Sau hơn mười năm tự học ngôn ngữ của đồng bào để giao tiếp khi dạy trẻ, thành thạo các tiếng Dao, Mông, Tày, đến nay cô Viển được người dân coi như người con của bản.
"Là người con của quê hương, quyết tâm đi học và trở về gắn bó với bản làng, cô giáo Triệu Mùi Viển là tấm gương đẹp về ý chí tự vượt khó vươn lên và tinh thần cống hiến không ngại khó, ngại khổ" - ông Hoàng Văn Duy, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm nói về cô giáo trẻ tài năng, tâm huyết của quê nhà.
Niềm vui lớp học là động lực để cô giáo trẻ gắn bó, cống hiến.
Ngậm ngùi điều ước của GV cắm bản
Một ngày làm việc, cô Viển luôn tất bật, từ sáng sớm đã chuẩn bị hành trang lên núi, đến chiều buông lại tất tả trở về với gia đình. Nhưng dù công việc vất vả đến mấy, cô cũng không thấy nản lòng. Chỉ có điều trăn trở nhất, ấy là nhìn các cháu nhỏ trên những bản cao ngày ngày sống và học trong thiếu thốn.
Là người con của dân tộc Dao, cô thấu hiểu những khó khăn của các em trong việc đi học, khi mà bố mẹ, người thân không quan tâm chăm sóc, đường đi lại xa xôi cách trở, nguy hiểm. Đấy là chưa kể những hệ lụy của việc tảo hôn dẫn đến sinh con ra mà không làm được giấy khai sinh, khi con đến tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo không có hồ sơ nhập học.
"Đường đồi núi như thế mà các em đi lại hằng ngày, có cháu không có dép phải đi chân đất. Những ngày mưa không mũ nón, có cháu bị ướt hết. Bữa ăn trưa thì thương lắm, chẳng có gì bởi gia đình các em nghèo lắm" - cô Viển trầm giọng chia sẻ.
Hỏi về tâm nguyện, cô Viển nhắc đi nhắc lại chuyện bữa ăn trưa cho các cháu. "Chế độ là 149 nghìn tiền ăn cho mỗi cháu/tháng, các cô giáo không biết xoay sở tính toán làm sao để có 1 bữa trưa và 1 bữa phụ tàm tạm cho trẻ. Tiền ăn của cả năm học chỉ thực hiện khoảng 4 tháng đã hết rồi, vô cùng khó khăn. Không có bữa trưa ở trường, trẻ sẽ phải về nhà, mà đã về là buổi chiều nghỉ luôn chứ không quay lại lớp nữa. Bây giờ nếu có điều ước, tôi chỉ mong các điểm trường có bếp ăn và bữa trưa đủ no, bảo đảm dinh dưỡng cho các cháu" - cô Viển xót xa.
Điều ước nhỏ nhoi của cô Viển, cũng là trăn trở của những người thực hiện sứ mệnh "trồng người" nơi bản cao. Bởi trẻ nhỏ không bảo đảm sức khỏe, mãi loay hoay trong vòng xoay thấp còi, suy dinh dưỡng, bệnh tật làm sao có thể nghĩ xa hơn về chuyện xa học hành, vươn lên, cống hiến và đổi thay bản làng?
Nối dài yêu thương "Bếp tình thương" của điểm trường thôn Đắk Ka (Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông) và điểm trường Ty Tu (Trường Tiểu học xã ĐắK Hà của huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) vừa được nhận nguồn hỗ trợ ý nghĩa. Tấm lòng những người giáo viên vùng cao được thể hiện qua bếp ăn tình thương. Đó là kinh...