Có gì trong món Việt khiến khách quốc tế mê mẩn, hết lời ca ngợi?
Ngoài khung cảnh thiên nhiên đẹp, ẩm thực cũng là một trong những lý do du khách quốc tế quyết định đặt chân đến Việt Nam. Món Việt có gì khiến người nước ngoài yêu thích đến vậy?
Không nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ là nguyên liệu thường xuyên sử dụng để chế biến món ăn. Thậm chí, một số quốc gia nổi tiếng bởi việc cho dầu ăn vào quá nhiều trong nấu nướng. Tuy nhiên, đó lại là một chất không tốt cho sức khỏe. Do đó, không nhiều dầu mỡ là một trong những tiêu chí khiến người nước ngoài yêu thích món ăn Việt. Ảnh: Seelenfluge.
Không quá cay: Nếu Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực nồng nàn vị cay, thách thức những du khách quốc tế không ưa tương ớt thì món Việt trở nên dễ ăn hơn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Vị cay trong ẩm thực Việt thường không được sử dụng trong các thao tác khi chế biến, thay vào đó thực khách tùy ý bỏ thêm những lát ớt hoặc tương trên bàn ăn theo sở thích trước khi thưởng thức. Ảnh: Hotsta.
Đẹp mắt: Không quá cầu kỳ trong nghệ thuật trang trí món ăn như Nhật Bản nhưng ẩm thực Việt cũng rất coi trọng phần hình thức. Những món Việt thông thường sẽ được kết hợp rất nhiều màu sắc từ các nguyên liệu tự nhiên như đỏ của ớt, xanh của hành lá, vàng của nghệ tươi… Bề ngoài bắt mắt của món ăn cũng là một trong những điều hấp dẫn du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Ảnh: Chả cá Hà Thành.
Nhiều gia vị: Ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và thơm ngon hơn nhờ vào những gia vị trong chế biến. Gia vị Việt đa dạng từ các nguyên liệu tạo mùi đến muôn vàn nước chấm đậm đà, đặc biệt. Trong đó, mắm tôm, nước mắm là một trong những gia vị khác lạ, thường khiến du khác nước ngoài ngạc nhiên. Ảnh: Culture Magazin.
Bổ dưỡng: Không chỉ ngon, ẩm thực Việt Nam cũng đề cao sự bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe trong từng món ăn. Điều này được chứng minh ở cách lựa chọn những gia vị thuốc bắc để cho vào món ăn, có tác dụng vừa tạo mùi thơm, vừa tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, rau xanh cũng là nguyên liệu giàu vitamin, rất được ưa chuộng trong món Việt. Ảnh: Foody.
Video đang HOT
Giá rẻ: Chi phí rẻ là một trong những điều để rất nhiều du khách lựa chọn đến Việt Nam. Với thiên đường ẩm thực vỉa hè đa dạng, người nước ngoài không phải bỏ ra quá nhiều tiền để được thưởng thức món ăn ngon. Nếu miền Bắc nổi tiếng với món bánh mì Hải Phòng 3.000 đồng, Sài Gòn là vùng đất để thỏa sức thưởng thức những loại trái cây thơm ngon giá rẻ. Ảnh: Taste.
Đa dạng trong chế biến: Chính sự đa dạng trong chế biến góp phần khiến ẩm thực Việt trở nên phong phú với nhiều món ăn hơn. Với một nguyên liệu, người đầu bếp có thể làm ra rất nhiều hương vị khác nhau bằng các cách chế biến khác nhau. Ví dụ, từ thịt vịt, bạn có thể thưởng thức các món luộc, nướng, quay, bỏ lò, bún nước… Ảnh: Món Ngon TV.
Theo Zing
Liệt kê "sương sương" cũng đủ thấy người Việt thích "cuốn cả thế giới" như thế nào
Chỉ mới điểm "sương sương" vài cái tên phổ biến mà đã thấy quá nhiều món cuốn đủ hình đủ loại của người Việt rồi.
Người Việt không phải là dân tộc duy nhất biết cuốn và có thói quen cuốn các món ăn, tuy nhiên chắc chắn là một trong số những dân tộc có nhiều biến tấu cuốn nhất. Nếu như người Nhật, người Hàn có cơm cuốn nổi tiếng (maki và gimbap), thì người Việt có vô vàn các món cuốn phổ biến, trong đó có nhiều món nổi tiếng với cả người nước ngoài như sau:
Gỏi cuốn
Gỏi cuốn Việt Nam là cả một trường phái với nhiều món cuốn có nhân khác nhau, từ chay đến mặn. Trong đó, phổ biến nhất thường là gỏi cuốn tôm thịt. Để làm món này, người ta cho thịt, tôm, bún và các loại rau vào rồi cuốn lại bằng bánh tráng. Gỏi cuốn tôm thịt thường được chấm kèm nước mắm chua ngọt hoặc tương ngọt. Người nước ngoài gọi gỏi cuốn là Vietnamese spring rolls, là một trong những món ăn Việt Nam rất được yêu thích bởi bạn bè quốc tế.
Gỏi cuốn chay.
Nem rán
Đây lại là một món cuốn hết sức phổ biến. Ở miền Bắc món này có tên là nem rán, với nhân thịt, tôm, đậu, miến và nấm mèo. Ở các tỉnh miền Nam, món này được gọi là chả giò, có nhân tương tự, đôi khi không có miến, đôi khi có nhân khoai môn xắt miếng và thịt. Nem rán được chế biến bằng cách cuốn nguyên liệu lại thành hình trụ (một số nơi xếp thành hình vuông, song cách cuốn nem nổi tiếng ở cả hai miền), rồi chiên ngập dầu cho giòn. Đây là món ăn truyền thống và thường hay có trên mâm cỗ Tết miền Bắc, cũng như là món khai vị cho các bữa tiệc miền Nam.
Bánh cuốn
Bánh cuốn được làm từ bột gạo, pha thành dung dịch hơi loãng, làm chín bằng cách hấp. Làm bánh cuốn là cả một nghệ thuật, phải có đôi bàn tay rất điêu luyện mới không làm rách bánh. Người ta phải trải bánh trên một mặt phẳng, chờ cho bánh chính lại rồi thì cho thêm nhân thịt băm, nấm mèo xắt mỏng rồi cuốn lại.
Phở cuốn
Người Việt cũng thích cuốn đến mức món phở quốc hồn quốc tuý cũng "chạy không thoát" phiên bản cuốn. Phở cuốn có "thuỷ tổ" là món phở, lần đầu xuất hiện ở ngã tư phố Ngũ Xã - Nguyễn Khắc Hiếu (Hà Nội). Phở cuốn có hương vị và kết cấu tương tự bánh phở, nhưng được tránh thành khổ vuông mỏng, cuốn với thịt bò chín, rau thơm và trứng.
Chả lụi
Chả lụi, hay còn gọi là chả lụi Lagi có xuất xứ từ thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Gọi là chả "lụi" bởi vì chả được làm chín bằng cách lụi, nghĩa là được xiên qua những que tre và nướng trên bếp than. Hầu như chẳng ai ăn chả lụi mà không cuốn bánh tráng, rau sống, ngoại trừ một phần rất nhỏ. Thế nhưng cách cuốn và ăn phổ biến đến mức các quán chả lụi luôn luôn phục vụ bánh tráng rau thơm đi kèm chứ chẳng ai bán chả lụi không.
Bì cuốn
Bì cuốn thật ra là một phiên bản của gỏi cuốn, song do hương vị cũng như thành phần đặc trưng mà được "ban" cho một cái tên riêng hẳn hoi để phân biệt là bì cuốn. Đây cũng là một món ăn thể hiện sự "ưa cuốn" của người Việt, bởi vì bì bình thường có thể ăn kèm với nhiều như như bánh mì, bánh tằm, cơm tấm... Song người ta vẫn nghĩ ra cách cuốn bì với rau thơm và bánh tráng.
Bánh tráng cuốn
Tương truyền rằng ở Việt Nam, khi bạn thích món gì đó thì khả năng cao nó có một phiên bản cuốn của món đấy. Và bánh tráng cuốn, dù sinh sau đẻ muộn, nhưng chính là phiên bản cuốn của bánh tráng trộn. Nếu như bánh tráng trộn có các thành phần như ruốc, trứng cút, khô bò, rau thơm thì bánh tráng cuốn cũng có tất cả nhưng thành phần đấy, chỉ khác là có dạng cuốn mà thôi.
Bánh tráng cuốn thịt heo
Đây là món ăn đã làm xiêu lòng không biết bao nhiêu thực khách đến thăm Đà Nẵng. Cuốn thịt heo khá đơn giản, thường là thịt ba chỉ luộc hoặc thịt quay, có nhiều mỡ một chút, ăn kèm rau thơm và được cuốn bằng bánh tráng. Món này tuy khá giống với các loại gỏi cuốn thịt nhưng khác ở chỗ ăn kèm với dưa leo, dứa và có nước chấm chua ngọt làm từ nước mắm cá cơm và quả dứa.
Tạm kết
Phía trên chỉ là bản liệt kê "sương sương" một số món cuốn phổ biến được biết đến nhiều nhất trong ẩm thực Việt, chứ không thể kể hết được. Người Việt gần như có thể cuốn mọi thứ, từ món cá lóc nướng lụi của người miền Tây, ăn kèm rau thơm, bún và cuốn bánh tráng đến các món đơn giản như thịt luộc cuốn, tai heo, bò xào... Chỉ cần thay đổi một loại thịt, thì người Việt tất có thể biến nó thành một món cuốn ngẫu hứng vừa đơn giản vừa ngon miệng.
Theo Trí thức trẻ
Ẩm thực Việt "sang" cỡ nào? Nghe loạt tên món ăn kiêu hết sức sau đây sẽ hiểu Ai bảo món Việt cứ gắn với hình ảnh mộc mạc chân quê. Ông bà ta cũng có một khía cạnh ăn uống sang chảnh và rất thơ thế này. Có lẽ không một dân tộc nào giỏi "vượt lên số phận" như người Việt. Không sở hữu những nguyên liệu ẩm thực đắt tiền như cá hồi hay nấm truffle, nhưng ẩm...