Chuyên gia ăn kiêng tiết lộ cách ăn chuối giúp giảm nguy cơ ung thư
Nếu bạn thường xuyên ăn chuối nhưng chỉ ăn những quả chuối chín mềm thì bạn đã bỏ lỡ nhiều lợi ích sức khoẻ mà chuối xanh có thể đem lại.
Đó là tiết lộ của tiến sĩ Micheal Mosley – một chuyên gia về chế độ ăn kiêng – trên tờ Mail Online.
TS Mosley cho biết, chuối xanh chứa nhiều tinh bột đề kháng – loại tinh bột hoạt động giống như chất xơ và không dễ bị phân huỷ trong ruột. Loại tinh bột này làm cho đường được hấp thu vào máu chậm hơn, khống chế sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu.
Thực phẩm chứa tinh bột đề kháng còn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Những vi khuẩn này rất quan trọng vì chúng chuyển hoá tinh bột đề kháng thành một loại acid béo gọi là butyrate.
Butyrate có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột kết, đồng thời rất có lợi cho đường ruột của bạn.
Không phải ai cũng biết lợi ích sức khoẻ mà chuối xanh có thể đem lại.
Không chỉ vậy, theo tiến sĩ Mosley, tinh bột đề kháng trong chuối xanh và các thực phẩm khác còn có thể giúp ích cho gan của bạn. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân Thượng Hải (Trung Quốc), với sự tham gia của 200 bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Các bệnh nhân được dùng tinh bột đề kháng làm từ ngô hai lần một ngày trong 4 tháng. Kết quả cho thấy, lượng chất béo trong gan của những người tham gia thử nghiệm ít hơn 40% so với những người không dùng tinh bột đề kháng.
Tiến sĩ Mosley cho biết thêm, những người tham gia ăn tinh bột đề kháng hàng ngày cũng giảm mức độ men gan và các yếu tố gây viêm liên quan đến bệnh gan.
Video đang HOT
Nếu bạn muốn tận dụng những lợi ích của tinh bột đề kháng thì không cần phải ăn bột ngô. Bạn có thể dễ dàng tăng lượng tiêu thụ tinh bột đề kháng bằng cách ăn yến mạch, các loại đậu và chuối xanh, TS Mosley cho biết.
Tăng cường dinh dưỡng bằng những thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng không chỉ cung cấp dinh dưỡng và dưỡng chất cơ bản mà nó còn mang lại lợi ích sức khỏe có thể bảo vệ, chống lại các bệnh mãn tính.
Theo NDTV thực phẩm chức năng là nguồn giàu chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid, lycopene, anthocyanin và polyphenol, giúp chống lại các gốc tự do và bảo vệ chống lại tổn thương não, lão hóa, đục thủy tinh thể và ung thư.
Thực phẩm chức năng vượt xa việc cung cấp dinh dưỡng và dưỡng chất cơ bản. Ảnh: Istock.
Chúng cũng đóng vai trò làm giảm và kiểm soát tình trạng viêm, một yếu tố chính gây ra nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính khác nhau.
Ngoài ra, thực phẩm chức năng còn cung cấp men vi sinh giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Thực phẩm chứa prebiotic còn đóng vai trò là thực phẩm chức năng bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, bảo vệ tính toàn vẹn đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ điều hòa lượng đường, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Dưới đây là 5 thành phần và chất dinh dưỡng thực phẩm chức năng.
Chất xơ
Chất xơ làm tăng bài tiết muối mật, làm giảm cholesterol, thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, điều hòa lượng đường trong máu và giúp kiểm soát cân nặng.
Chất xơ làm tăng bài tiết muối mật, làm giảm cholesterol. Ảnh: Istock.
Các nguồn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê, các loại hạt, các loại đậu, rau và trái cây.
Axit béo Omega-3
Những chất béo này được biết đến với lợi ích về tim mạch, làm giảm chất béo trung tính, mức cholesterol LDL và nguy cơ hình thành cục máu đông, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch.
Các nguồn bao gồm quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá hồi và cá ngừ.
Isothiocyanate
Được tìm thấy trong các loại rau họ cải, các hợp chất này làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, vú, gan, thực quản, phổi, ruột non và ruột kết.
Chúng cũng bảo vệ chống lại bệnh ung thư dạ dày liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori và bệnh tim. Các nguồn bao gồm bông cải xanh, cải bruxen, cải xoong, bắp cải, súp lơ và cải xoăn.
Flavonoid
Những sắc tố được tìm thấy trong thực vật này có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng, kháng vi-rút, chống độc, kháng nấm, kháng khuẩn và chống viêm.
Trong các loài rau họ cải chứa chất Isothiocyanate, hợp chất này làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, vú, gan, thực quản, phổi, ruột non và ruột kết. Ảnh: Istock.
Chúng có liên quan đến việc ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và khả năng điều trị ung thư.
Các nguồn bao gồm rau mùi tây khô, hành đỏ, quả nam việt quất, măng tây, nho đen và các loại trà khác nhau.
Probiotic, Prebiotic, Synbiotic
Probiotic là vi khuẩn sống giúp tăng cường hệ thực vật đường ruột và duy trì tính toàn vẹn của ruột.
Prebiotic là thức ăn cho những vi khuẩn có lợi này, thường là chất xơ khó tiêu và đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư và kháng vi-rút.
Thực phẩm cung cấp cả hai được gọi là nguồn synbiotic. Các nguồn probiotic bao gồm sữa chua, bơ sữa, dưa chua, kim chi và kefir. Nguồn prebiotic bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài các thực phẩm chức năng trên còn có các hợp chất như polyol, phytoestrogen, protein đậu nành và carotenoids có chức năng để tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, các hợp chất này có hiệu quả nhất khi được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm nguyên chất, vì chúng phối hợp với các hợp chất và chất dinh dưỡng tự nhiên khác.
Do đó, tiêu thụ thực phẩm tươi sống nguyên chất là phương pháp có lợi nhất để khai thác sức mạnh của thực phẩm chức năng.
7 nhóm người nên tránh xa rau xà lách kẻo "rước thêm bệnh" Xà lách giàu các chất dinh dưỡng và là loại rau yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, một số người không nên ăn rau xà lách kẻo ảnh hưởng tới sức khoẻ. Rau xà lách hay còn gọi là rau diếp có vị hơi ngăm ngăm xuất hiện quanh năm và phát triển khá tốt ở vùng đất có mùn hay nhiều...