Chuối đập nước cốt dừa – món ăn chơi dân dã một khi đã thử là không muốn ngừng
Giữa muôn vàn món ăn chơi đặc sắc ở miền Tây, chuối đập vẫn giữ một vị trí nhất định trong lòng thực khách. Chuối là một nguyên liệu vô cùng phổ biến trên khắp mảnh đất Việt Nam.
Loại trái cây dân dã, mộc mạc ấy qua bàn tay nhào nặn và khả năng sáng tạo của người dân vùng sông nước miền Tây đã trở thành loạt món ăn khoái khẩu, chinh phục biết bao tâm hồn yêu ẩm thực.
Người miền Tây đã tận dụng rất tốt những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng bằng cách kết hợp hương vị ngọt ngào của chuối và dừa để làm nên món chuối đập đầy hấp dẫn.
Chuối đập được chế biến theo đúng nghĩa đen như cái tên món ăn – đập. (Ảnh: jessica_le)
Giữa muôn vàn loại bánh đặc sắc, món ăn chơi độc đáo, chuối đập nước cốt dừa vẫn chinh phục được tình cảm của thực khách, khiến người từng ăn thì vương vấn, mà người chưa thử thì nóng lòng muốn thưởng thức một lần cho biết.
Sự kết hợp hài hòa giữa hai nguyên liệu dân dã xuất hiện ở mọi miền quê – chuối và dừa. (Ảnh: Thuy Hang)
Chuối đập đơn giản như chính tên gọi của nó vậy. Thành phần gói gọn bao gồm chuối còn nửa xanh nửa chín và nước cốt dừa.
Loại chuối để làm thường là chuối xiêm/chuối sứ, và phải chọn quả chín “hườm hườm” thì nướng mới ngon vì không bị quá nhão. Sau khi lột vỏ, chuối được đập dẹp khéo léo để giữ cho miếng chuối đạt được độ mỏng nhưng không bị nát. Công đoạn cuối cùng là đem lên nướng trên bếp, trở đều tay để chuối vàng đều, giòn thơm dậy mùi.
Video đang HOT
Chuối sử dụng phải vừa chín tới để đảm bảo độ dẻo dai, không nhão nát. (Ảnh: mei_ogn)
Chuối chín đã thơm nay được đem đi nướng, hòa cùng mùi bếp than hồng càng tăng thêm phần kích thích, chỉ ngửi thôi cũng đã thấy bụng cồn cào. Những miếng chuối nướng vàng nhạt phải có thêm chút vệt cháy sém bên ngoài mới hấp dẫn, chính lớp cháy nhẹ ấy đã góp phần làm món ăn tỏa hương và ngon miệng hơn.
Những miếng chuối được đập dẹp nướng thơm phức. (Ảnh: Thuy Hang)
Mảnh ghép giúp món chuối đập hoàn chỉnh chính là nước chấm béo ngậy từ cốt dừa. Hỗn hợp cốt dừa được nấu chung với chút bột năng để tạo độ sệt và thoang thoảng thơm mùi lá dứa. Người ăn ngọt có thể bỏ đường, riêng một số nơi lại chuộng vị cốt dừa xen lẫn vị mặn, ngọt và chút hành lá thái nhỏ để thêm bắt mắt.
Nước cốt dừa là thành phần quan trọng để tạo nên món chuối đập thơm ngon. (Ảnh: onhalambanh)
Nếu chuối là nhân vật chính của món ăn này thì nước cốt dừa như người “bạn đồng hành” không thể thiếu, thậm chí món ăn có thể giảm đi phần lôi cuốn nếu như vị nước chấm không đạt.
Các miếng chuối với những vệt cháy sém tỏa hương thơm càng làm món ăn thêm hấp dẫn. (Ảnh: Hoàng Mai)
Miếng chuối nướng còn nguyên hơi ấm nóng, phảng phất thơm dịu nhẹ, chấm cùng nước cốt dừa sền sệt, cái dẻo bùi và ngậy béo của hai nguyên liệu kết hợp với nhau trong khoang miệng mang đến hương vị gây nghiện khó cưỡng.
Nhúng miếng chuối vào phần nước cốt dừa béo ngậy cho vào miệng, thực khách chỉ muốn ăn mãi không thôi. (Ảnh: beobeodian)
Đơn giản trong cách chế biến, nguyên liệu bình dân dễ kiếm, ấy vậy mà chuối đập nước cốt dừa vẫn được thực khách truy lùng để tìm ăn cho bằng được.
Chuối đập là món ăn gắn với tuổi thơ của nhiều người. (Ảnh: Võ Quốc Thông)
Đối với du khách phương xa, món ăn này là một thức ăn chơi độc đáo, vui miệng, còn với những người con miền Tây, chuối đập còn là cả một bầu trời kỷ niệm. Nhiều người tìm đến chuối đập không chỉ để thưởng thức một món ăn ngon, mà còn để tìm lại một phần ký ức tuổi thơ.
Dù với mục đích nào đi chăng nữa, hương vị thơm ngon của chuối đập nước cốt dừa vẫn thế, vẫn thấm đượm vị quê, mang đậm phong cách ẩm thực Việt, xứng đáng được nhiều người biết đến.
Độc đáo món quà của miền Tây - khô trâu Thạnh Trị
Ẩm thực là một nét văn hóa vô cùng đặc trưng ở nơi miền Tây sông nước, không chỉ là những món ăn liền trực tiếp tại chỗ mà còn những món có thể dành để làm quà, chẳng hạn như món khô trâu Thạnh Trị đặc sản Sóc Trăng.
Khô bò là món ăn vặt, món nhậu hằng ngày quá quen thuộc với mọi người trong mỗi cuộc vui. Tuy nhiên ngoài món khô bò còn có món ngon không hề kém cạnh chính là khô trâu đặc biệt thơm ngon ngọt thịt trứ danh Thạnh Trị, Sóc Trăng.
Khô trâu Thạnh Trị nướng xé sợi món ăn chơi, món nhậu vô cùng hấp dẫn (Ảnh st)
Theo trí nhớ của một lão nông Khmer tại vùng Thạnh Trị, kể từ những ngày đầu con người tới đất này khai hoang đã thấy trâu rừng nơi đây nhiều vô kể, người dân thường tìm cách bẫy trâu bắt xẻ thịt làm thức ăn. Phải công nhận một điều rằng bà con nông dân xứ miền Tây Nam Bộ quả thật rất sáng tạo, ngay giữa vùng xứ sở lạ lùng "chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng kinh" vậy mà có thể nghĩ cách bẫy được trâu rừng.
Là những người nông dân thứ thiệt, dùng cách của nông dân và bằng công cụ trong cuộc sống thường ngày để "hạ gục" những đối thủ đáng gờm nơi rừng thiêng nước độc này. Họ chẻ bụp lá dừa nước phơi khô rồi thắt thành dây niệt cỡ cườm tay người, sau đó dùng niệt thắt thòng lọng. Gặp bầy trâu rừng thì trai tráng trong sóc tụ lại, lấy cây rượt đuổi chúng để những người lớn tuổi có kinh nghiệm cầm niệt dây chuẩn bị bắt những con trâu yếu nhất bầy bị tách ra khỏi đàn, lùa xuống lung bàu, rồi dùng thòng lọng tròng vào cổ chúng.
Do thịt trâu tươi nhiều quá ăn không hết nên bà con đem xẻ ra ướp gia vị và phơi khô để ăn qua mùa mưa hoặc làm mồi nhậu lai rai cho cánh đàn ông trong các phom sóc. Chính vì thế khô trâu từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của bà con Thạnh Trị nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung.
Từ những ngày xưa, bà con xứ này đã tự tay bắt trâu xẻ thịt, cũng tự mình chuẩn bị các nguyên liệu gia vị đặc trưng phù hợp với thịt trâu để ướp. Để khô trâu thơm ngon chuẩn vị, phải là thịt trâu bắp được lược hết gân và lát thành những miếng mỏng lớn hơn bàn tay, tiếp theo là ướp gia vị vào gồm sả bằm, muối, tỏi, ớt,... khoảng nửa ngày cho ngấm rồi sau đó mới đem phơi nắng hoặc sấy trong lò.
Khô thành phẩm sẽ là những miếng khô thật mỏng, thơm lừng vị sả và mùi thịt trâu đặc trưng. Thường thì chế biến khoảng hơn 4kg thịt tươi mới có được 1 kg thịt khô bởi vậy giá bán ra thị trường của khô trâu cũng tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với thịt trâu tươi.
Khô trâu có nhiều cách chế biến để tạo nên những món ngon hấp dẫn nhưng khô trâu nướng thường được lựa chọn nhiều nhất vì hương vị đặc trưng của thịt trâu ngấm đẫm gia vị. Những miếng khô sẽ được đem ngâm nước khoảng 5 phút rồi bắc bếp nướng trên than đước thơm lừng, vừa đủ độ chín sẽ đem dằn ra cho mềm, càng dằn sớ thịt khô sẽ càng mềm ngon. Ngoài ra còn có thể làm gỏi khô trâu nướng trộn đu đủ với giấm đường với tỏi ớt bằm kèm theo vài lon bia cùng đĩa dưa chua hay củ kiệu và chén mắm me đặc cũng sẽ có ngay bàn nhậu hết ý.
Thịt trâu vốn mang tính mát và nhiều đạm lại không chứa nhiều cholesterol như thịt bò nên thường được đánh giá tốt cho sức khỏe hơn. Thêm vào đó, khô trâu Thạnh Trị lại là một món đồ khô, dễ dàng vận chuyển nên vô cùng hợp lí để làm quà biếu tặng từ một cuộc dạo chơi miền Tây sông nước.
Món ăn sáng rẻ tiền, đậm chất miền Tây Với người từ miền quê Bắc Bộ, bánh tằm bì thực sự nghe rất lạ và chưa từng xuất hiện tại quê nhà.Bánh tằm bì được hấp trong nồi hơi, mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Khi được tận mắt nhìn những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon đặc trưng miền Tây Nam Bộ, bạn sẽ thấy phần nào...