Chồng không nên làm 5 điều này khi vợ mang thai
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, người chồng tuyệt đối không được làm 5 điều này khi vợ mang thai.
Hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày không phải là điều dễ dàng, trong suốt thời gian này mẹ bầu phải chịu đựng biết bao nhiêu khổ cực. Tuy nhiên, mang thai không chỉ là việc của mẹ bầu, mỗi hành động, lời nói của người chồng cũng có tác động rất lớn tới tâm trạng của người mẹ, thậm chí là sự phát triển của thai nhi.
Dưới đây là 5 điều người chồng không được làm khi vợ mang thai kẻo ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi:
1. Trách mắng mẹ bầu
Mẹ bầu hay cáu gắt, khóc lóc có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Khi mang thai, tính khí của người phụ nữ có thể xấu đi, dễ cáu gắt, rất nhạy cảm và dễ xúc động,… Vào thời điểm này, điều mà bà bầu cần nhất là sự bao dung và chăm sóc của người chồng. Vì vậy, người chồng không nên mất bình tĩnh mà trách mắng, gắt gỏng với vợ trong quá trình mang thai chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt.
Nếu mẹ hay cáu gắt, khóc lóc trong thai kỳ thì rất dễ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý và hệ thần kinh của thai nhi. Những đứa trẻ sau khi được sinh ra dễ bị tăng động, tự ti, rối loạn hành vi, thậm chí là chậm nói. Để trở thành một ông bố tốt, người chồng nên thường xuyên nhắc nhở bản thân để tránh mất bình tĩnh mà trách mắng mẹ bầu.
2. Hút thuốc lá trước mặt mẹ bầu
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của bản thân người hút và khói thuốc còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu hít phải khói thuốc lá có thể khiến thai nhi chậm phát triển, tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh và làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ. Vì vậy, khi vợ mang thai, người chồng bỏ được thuốc lá là tốt nhất và tuyệt đối không hút thuốc trước mặt vợ khi không thể kiểm soát được cơn thèm của mình.
3. Nghiện chơi game, bỏ qua cảm xúc của mẹ bầu
Video đang HOT
Khi vợ mang thai, những ông bố tương lai không nên suốt ngày cắm mặt vào máy tính, điện thoại để chơi game. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ mang thai tâm trạng thường không ổn định, dễ lo lắng và đặc biệt cần sự đồng hành, chăm sóc của người chồng nhiều hơn. Vào thời điểm này, các ông bố tương lai không thể nghiện chơi game, điện thoại mà bỏ qua cảm xúc của người vợ.
Mặc dù thai nhi đang nằm trong bụng mẹ nhưng lại là đứa con chung của hai vợ chồng. Nếu chồng chăm sóc vợ chu đáo, thường xuyên trò chuyện với vợ và đứa con chưa chào đời thì chắc chắn tâm trạng của mẹ bầu sẽ rất thoải mái và vui vẻ, có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
4. Không giúp đỡ mẹ bầu làm việc nhà
Trên thực tế, các cặp vợ chồng cần phải chia sẻ việc nhà với nhau và khi vợ mang thai, chồng cần giúp đỡ vợ nhiều hơn. Những việc như mang vác vật nặng, dọn chất thải vật nuôi hay những việc cần trèo, tiếp xúc với hóa chất,… thì chồng nên giúp vợ vì những công việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
5. Ham muốn tình dục
Nếu mẹ bầu không muốn làm “chuyện ấy”, các ông chồng chớ gượng ép vì khi mang thai người mẹ đã phải chịu đựng rất nhiều sự khó chịu về thể chất. (Ảnh minh họa)
Khi mang thai, nhiều người phụ nữ sẽ suy giảm ham muốn tình dục do gặp khó chịu về thể chất. Có lẽ các cặp đôi chỉ sinh hoạt vợ chồng được 1-2 lần cho đến khi ham muốn tình dục của phụ nữ mang thai trở lại vào đầu tam cá nguyệt thứ 2.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể được vợ “chiều” nhiệt tình trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, các cặp đôi nên làm “chuyện ấy” nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Ngược lại, Nếu mẹ bầu không muốn, người chồng chớ nên ích kỷ mà ép buộc vợ khiến họ khó chịu.
Con chưa yêu bầu ngực đã tiết sữa, mẹ bất ngờ khi nghe thú nhận của bé với bác sĩ
Mới đang học trung học nhưng bé gái Yan đã có "sữa mẹ". Cô bé lập tức được đưa tới bác sĩ để chuẩn đoán.
Như chúng ta đã biết, sữa mẹ được tiết ra từ ngực của người phụ nữ khi họ bước vào giai đoạn mang bầu hoặc sau sinh con. Tuy nhiên, gần đây cô bé Yan (biệt danh) ở Trung Quốc mới đang học trung học nhưng đã gặp phải tình huống này.
Theo chia sẻ từ bé với bác sĩ, phần ngực của bé đã bắt đầu tiết ra sữa được khoảng một thời gian dài. Vì xấu hổ nên Yan không nói cho bất kì ai cả và thường xuyên mặc nhiều áo để che đi.
Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây thời tiết bắt đầu nóng dần lên và không thể mặc nhiều áo được nữa, Yan mới bắt đầu tâm sự với mẹ. Sau khi nghe con gái nói, mẹ cô bé đã vô cùng bất ngờ, lo lắng nên đã đưa con gái tức tốc đến gặp bác sĩ.
Trong buổi khám, mẹ của Yan thông tin tới bác sĩ: " Con gái em thậm chí còn chưa có bạn trai thì làm sao ngực lại tiết ra sữa được, thưa bác sĩ?".
Sau khi khám tổng quát cho Yan, bác sĩ có hỏi về lối sống, sinh hoạt của Yan thì sự thật được tiết lộ đến mẹ Yan cũng rất bất ngờ: điều này là hậu hoạ của việc "dậy thì sớm" ở trẻ.
Yan cho biết cô bé hầu như không bao giờ ăn cơm trưa được nấu ở căng tin trường mà thường xuyên gọi đồ ăn nhanh, bữa sáng cũng vậy và rất ít khi uống nước. Nếu khát, cô bé sẽ uống nước tăng lực và quả thực ở nhà, biết con gái thích uống các loại nước ngọt nên mẹ Yan luôn chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, theo bác sĩ những thực phẩm, nước uống này hoàn toàn không có chất dinh dưỡng mà chứa nhiều hormone kích thích tăng trưởng.
Việc Yan ăn uống thường xuyên với số lượng lớn gây rối loạn nội tiết tố. Vì vậy tình trạng dậy thì sớm xảy ra và ngực tiết ra sữa.
Trên thực tế, theo chia sẻ từ phía bác sĩ việc dậy thì sớm xuất hiện ở những đứa trẻ như Yan không hề hiếm. Thậm chí có những bé mới chỉ 7-8 tuổi cũng đã dậy thì sớm. Những năm gần đây, số ca còn tăng dần ở mức báo động.
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là sự phát triển các đặc điểm tình dục thứ cấp ở trẻ gái trước 8 tuổi và 9 tuổi ở trẻ trai. Ví dụ ngực các bé gái phát triển ngày một lớn kèm theo sự căng cứng... còn các bé trai phát triển về chiều cao, mọc râu hay thay đổi giọng nói.
Vì sao trẻ dậy thì sớm?
Di truyền
Dậy thì sớm có xu hướng di truyền nhất định. Nếu người mẹ có kinh nguyệt sớm, con gái cũng thường xuất hiện sớm. Vì thế, nếu cha mẹ có tiền sử trưởng thành sớm nên chú ý đến cuộc sống hàng ngày của những đứa trẻ.
Ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài
Giống như cô bé Yan, chế độ nghèo chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều thực phẩm chứa hormone gây rối loại nội tiết tố sẽ gây dậy thì sớm. Ngoài thói quen ăn uống, tình trạng dậy thì sớm cũng có thể xảy ra khi trẻ sử dụng thuốc không đúng lứa tuổi, thường xuyên tiếp xúc với mỹ phẩm có chứa estrogen...
Làm thế nào để giúp trẻ tránh được việc dậy thì sớm?
- Ăn càng ít các thực phẩm như xúc xích, đồ ăn nhanh... càng tốt. Thậm chí là không ăn.
- Tránh tiếp xúc sớm với những thông tin không lành mạnh, thay vào đó hay cho trẻ tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủngủ: Trẻ cần ít nhất 8 giờ ngủ mỗi ngày và tuyệt đối không nên thức khuya, nó sẽ dẫn đến việc tiết hormone tăng trưởng, không bật đèn khi ngủ.
Thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non Khi bụng bầu ngày một lớn, em bé trong bụng cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Vì thế nhiều thai phụ rất thích vuốt ve bụng mình để cảm nhận các cú đạp của con. Thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ đang tăng tốc phát triển để sẵn sàng cho cuộc sống mới bên ngoài bụng mẹ. Nhưng thai nhi trong...