Chống đỡ virus bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có hiệu quả phòng ngừa nhiễm nhiều loại siêu vi, trong đó có siêu vi gây bệnh cúm mùa ( influenza virus), tiêu chảy (rotavirus), viêm đường hô hấp (RSV) và bại liệt ( polio virus)…
Đặc biệt, Không cần phải ngưng cho con bú khi mẹ bị cúm. Virus cúm không lây qua sữa mẹ mà lây qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc qua bàn tay dính nước mũi hoặc dịch họng do chạm vào mũi và miệng.
Ngay cả virus Corona cũng không có trong sữa mẹ. Khi mẹ bị cúm, trong sữa mẹ có kháng thể chống lại virus cúm nên cho trẻ bú mẹ cũng giống như đang chích vaccine cho trẻ.
Mẹ bị cúm thì phải mang khẩu trang và rửa tay đủ 6 bước (theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới) bằng nước và xà phòng trước khi chạm vào con hay chạm các bề mặt mà trẻ có thể chạm vào. Khi hắt hơi hoặc ho phải che miệng bằng khăn giấy hoặc bằng khuỷu tay và rửa ngay sau đó. Nếu mẹ mệt mỏi không thể cho bú trực tiếp thì có thể vắt sữa mẹ ra để cho con uống. Lưu ý trước khi vắt sữa cũng phải rửa tay đúng cách.
Ngược lại, khi trẻ bệnh thì sữa mẹ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn bổ sung kháng thể, các thành phần miễn dịch khác giúp bé mau khỏi bệnh. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có nhiều nước và vitamin là những thứ trẻ đang bệnh cần được bổ sung.
Sai lầm trong thói quen vệ sinh bình sữa của nhiều mẹ Việt gây hại đến sức khỏe của trẻ
Bình sữa nếu không được rửa sạch sẽ tạo ra cảm giác nhờn nhẫy, gây mùi khó chịu, đây cũng là nơi để cho những loài vi sinh vật, nấm mốc có hại sinh sôi, phát triển, gây ra các vấn đề rất nguy hiểm về tiêu hóa cho bé như đau bụng, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cho trẻ, không ít cha mẹ cho con bú dặm thêm sữa công thức. Những loại sữa này rất giàu chất béo và chất đạm, nếu không được bú hết, chất lỏng còn lại trong bình bú sẽ bị oxy hóa và biến chất khi gặp không khí, sinh ra vi khuẩn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần vệ sinh bình sữa thật kỹ càng và đúng cách để loại bỏ hết tất cả vi khuẩn và các chất còn sót lại sau khi con bú.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại mắc phải sai lầm trong khâu vệ sinh bình sữa của trẻ. Điều này vô tình tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Những sai lầm nhiều mẹ Việt thường gặp phải khi vệ sinh bình sữa cho bé
Chỉ làm sạch bình sữa bằng nước
Nhiều mẹ có quan niệm rằng việc vệ sinh bình sữa chỉ cần sử dụng nước rồi sau đó tiệt trùng bình sữa bằng nước đun sôi. Tuy nhiên, các cặn sữa hay chất béo có trong sữa bột pha và sữa mẹ vẫn có thể đọng lại và bám chặt ở cổ bình, núm vú khiến cho bình sữa có mùi hôi khó chịu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Bình sữa nếu không được rửa sạch sẽ tạo ra cảm giác nhờn nhẫy, gây mùi khó chịu, đây cũng là nơi để cho những loài vi sinh vật, nấm mốc có hại sinh sôi, phát triển, gây ra các vấn đề rất nguy hiểm về tiêu hóa cho bé như đau bụng, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
(Ảnh minh họa)
Khử trùng bình sữa quá muộn
Khá nhiều mẹ có thói quen chỉ vệ sinh bình sữa khi nào cần sử dụng (khi pha sữa cho bé) thì mới khử trùng. Theo các chuyên gia, bình sữa cần được khử trùng 1 lần/ngày để ngăn cản vi khuẩn sinh sôi. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.
Rửa bình sữa, núm vú chung
Núm vú của bình sữa là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé và là bộ phận cần đặc biệt quan tâm trong việc vệ sinh. Trên thị trường hiện nay tồn tại một số núm vú giả, kém chất lượng và tiềm ẩn khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn so với bình sữa.
Bởi vậy, khi vệ sinh bình sữa, cách tốt nhất là cha mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30 - 45 phút, tiếp theo lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài. Sau đó, bạn lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm.
(Ảnh minh họa)
Thói quen để bình sữa ẩm rồi cất đi
Sau khi rửa bình, rất nhiều người không có thói quen làm khô mà đậy nắp kín rồi cất đi luôn. Như thế rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, các mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước, tránh phơi ở những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.
Khi nào cần sử dụng mới rửa bình
Theo thời gian thì chất béo có trong thành phần sữa sẽ đọng lại trong bình, rất khó để làm sạch. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh. Do vậy, mẹ hãy dừng ngay thói quen chờ khi nào cần sử dụng thì mới vệ sinh bình sữa. Khi con ăn xong thì mẹ nên rửa sạch bình sữa và tiệt trùng bình sữa ngay để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Tiệt trùng ở nhiệt độ cao quá nhiều lần
Tiệt trùng bằng nước sôi là cách làm đơn giản và nhanh chóng trong việc vệ sinh bình sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng phương pháp này nhiều lần trong một ngày thì bình sữa rất nhanh bị nứt vỡ, đổi màu và biến dạng bởi bình được làm bằng nhựa thường không bền với nhiệt.
Do đó, trung bình mỗi ngày mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này 1 lần và lựa chọn bình sữa có chất liệu an toàn cho sức khỏe cho bé.
(Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi vệ sinh và bảo quản bình sữa cho bé
Mẹ nên thay núm vú sau mỗi 3 tháng và thay bình sữa sau mỗi 6 tháng một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
Khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình thì cha mẹ nên mua cho bé bình sữa mới, bởi các khe nứt đó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nên chọn bình sữa phù hợp với nhu cầu sử dụng của bé, không nên mua bình sữa quá to hoặc quá bé.
Chọn bình có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm nghiệm, đạt chất lượng tốt, không mua hàng trôi nổi, không nhãn mác.
Sử dụng bình sữa trong mức độ chịu nhiệt cho phép khi khử trùng để đảm bảo được chất lượng sữa cũng như kéo dài tuổi thọ cho bình.
Cách bảo vệ trẻ sơ sinh trong những ngày giá rét Khi thời tiết lạnh giá, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất dễ mắc bệnh, nhất là các vấn đề về đường hô hấp. Mùa đông là thời điểm năm virus dễ dàng lây lan và ảnh hưởng sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh là trường hợp cần được chăm sóc và...