Chọn ngành sao cho đừng để học y rồi trở thành… đạo diễn
Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn tìm hiểu cặn kẽ ngành nghề để quyết định chọn ngành đăng ký xét tuyển vào đại học nên việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cũng phải tập trung.
Cẩm nang tuyển sinh của Báo Thanh Niên là một kênh tham khảo để giáo viên hướng nghiệp học sinh – ẢNH: BÍCH THANH
Đạt điểm cao không có nghĩa phù hợp
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), chia sẻ về thực tế chọn ngành, trường của học sinh (HS) hiện nay: “Thường HS giỏi lựa chọn ngành học mà không hiểu hết quá trình học, yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, công tác hướng nghiệp chủ yếu thường đưa HS đến các trường ĐH để các em tìm hiểu môi trường học, chất lượng đào tạo và việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên các em quên tìm hiểu quá trình học tập, đam mê công việc và đeo đuổi việc học đến cùng. Vì thế, vẫn còn hiện tượng sinh viên không tìm thấy động lực học tập sau khi trúng tuyển nên bị buộc thôi học, bỏ ngang và học lại ngành khác.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Giáo viên Huyền Thảo nói thêm lựa chọn nghề nghiệp và ngành học của HS vẫn còn bị gia đình chi phối và tác động. Đây là lý do khiến nhiều người lầm tưởng đạt điểm cao ở các môn học là có năng lực phù hợp với ngành học liên quan, trong khi quá trình đánh giá học lực ở phổ thông có sự khác biệt so với ĐH. HS nào tìm thấy được năng lực thực sự, năng khiếu của bản thân, hiểu rõ ngành học và hiểu rõ khả năng của bản thân thì sẽ chọn được ngành, nghề học phù hợp và theo đuổi đến cùng.
Theo cô Huyền Thảo, đó là lý do vì sao có HS suốt những năm học THCS, THPT đều giỏi toán, chọn ngành y nhưng khi trở thành sinh viên lại không tiếp tục theo đuổi ngành đã lựa chọn mà cuối cùng trở thành… đạo diễn sân khấu.
Lắng nghe để hiểu bản thân
Để giúp HS có cái nhìn toàn diện và chính xác, giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng HS khi tìm hiểu ngành học cần trả lời cho những câu hỏi như học những gì, có hợp với ngành xét tuyển, có đủ điều kiện theo học… Ngoài ra, HS nên trải nghiệm với nghề bằng khả năng quan sát để thấy bản thân mình có thể đối mặt và vượt qua không? Có thực sự thích, đam mê và theo đuổi với nghề không?…
Trong quá trình tư vấn, trò chuyện về ngành nghề với học trò, giáo viên Huyền Thảo thường khuyên HS nên dành thời gian để lắng nghe và hiểu bản thân với nghề nghiệp. Đừng vì hào quang, thu nhập cao và những thứ bề ngoài của nghề mà chạy theo số đông, theo thời thượng để rồi thấy không phù hợp mà bắt đầu lại. “Nghề nào cũng quý cả. Chỉ có con người mới làm cho nghề danh giá và chúng ta có dám dấn thân với nghề hay không, chứ nghề không tạo nên giá trị con người”, cô Huyền Thảo nhận định.
Giáo viên Trần Đình Hương, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết để tránh tình trạng HS chọn ngành học không phù hợp, các giáo viên thường tư vấn HS phải đưa yếu tố năng lực, sở thích, nguyện vọng với ngành nghề lên hàng đầu. Sau khi xác định rõ ngành nghề thì tìm hiểu trường đào tạo, tham khảo điểm chuẩn… Tùy vào năng lực bản thân và sắp xếp thành 3 tốp trường điểm cao, điểm trung bình, điểm thấp để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tương tự, ông Trần Minh, Hiệu phó Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cũng cho rằng trường cập nhật và phổ biến cho HS khối 12 những tin tức mới về quy chế tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển của các trường về các ngành nghề.
Bình Phước: Tư vấn 15.000 học sinh THPT hướng ra nghề nghiệp
Ngày 25/12, Tỉnh Đoàn Bình Phước cho biết đã phối hợp cùng Sở GD&ĐT Bình Phước hoàn tất chương trình tư vấn hướng nghiệp cho hơn 15.000 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.
Tại sự kiện kéo dài 1 tuần lễ này, hàng trăm câu hỏi đã được các em học sinh hào hứng đặt ra và gửi về Ban Tổ chức; trong đó, một số thắc mắc điển hình đã được chọn lọc và giải đáp tại các buổi tư vấn ở từng trường.
"Làm thế nào để xác định, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội?" là câu hỏi mà nữ sinh Phạm Lê Quỳnh Anh (lớp 12C, Trường THPT Hùng Vương, TP Đồng Xoài) và đông đảo học sinh đặt ra với các chuyên gia.
Các chuyên gia hào hứng giải mã những bài toán khó về việc chọn ngành, chọn nghề cho học sinh THPT tại Bình Phước
Giải đáp thắc mắc của Quỳnh Anh, Tiến sĩ Tâm lý Vũ Thiện Toàn - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ trẻ em kết nối TPHCM chia sẻ: "Để làm được việc này, học sinh phải định vị được bản thân, biết mình mong muốn gì, yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực, sở trường của mình là gì... Từ đó, dựa vào thang nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, học sinh có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân".
Nam sinh Phạm Quý Hải (lớp 12A1, trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng) hào hứng chia sẻ với đội ngũ chuyên gia tư vấn: "Em rất đam mê nấu ăn và muốn theo nghề đầu bếp. Nhưng hiện tại, Việt Nam không có trường đại học nào đào tạo nghề đầu bếp. Làm thế nào để em tiếp tục theo đuổi nghề nấu ăn mà mình yêu thích và có khả năng thăng tiến trong công việc?".
Giải quyết nỗi trở trăn của Hải, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Nguyễn Quốc Cường thông tin rằng nghề đầu bếp được xếp vào Chương trình đào tạo nghề nên không có chương trình đào tạo ở trình độ Đại học.
Hiện có rất nhiều trường đào tạo nghề đầu bếp với các chương trình ngắn hạn, dài hạn. Sau khóa học căn bản, sinh viên có thể xin làm phụ bếp để nâng cao tay nghề.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy (thứ 6, từ trái sang) hồ hởi đồng hành với đội ngũ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để mở lối cho học sinh Bình Phước chọn nghề
Theo ông Cường, các nhà hàng, khách sạn tuyển dụng và trả lương dựa vào tay nghề của đầu bếp. Mức lương sẽ trở nên hậu hĩnh đối với các đầu bếp được công nhận theo chuẩn quốc tế.
Mục tiêu phấn đấu cao nhất của đầu bếp chính là trở thành bếp trưởng. Thế nên, những sinh viên theo nghề này cần phấn đấu không ngừng ngay từ khi ra trường để đạt được mục tiêu ấy.
Em Trần Văn Tuấn (lớp 12D, trường THPT Nguyễn Du, TP Đồng Xoài) cũng băn khoăn: "Sự thay đổi, phát triển của xã hội hiện nay yêu cầu học sinh phải luôn học hỏi và biết nhiều kiến thức, chuyên môn của nhiều ngành nghề. Vậy câu nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" có còn đúng nữa không?".
Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Vũ Thiện Toàn nhận định xã hội hiện nay yêu cầu chúng ta phải nắm bắt mọi kiến thức, thông tin; nhưng khi chúng ta chuyên tâm vào một lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể và đạt đến trình độ tinh thông thì rất dễ thành công trong lĩnh vực của mình, còn hơn việc gì cũng biết nhưng làm không đến nơi, đến chốn thì sẽ không thu lại được kết quả cao.
Các học sinh không ngần ngại chia sẻ những thắc mắc của bản thân trong lộ trình chọn ngành, chọn nghề tương lai
Thạc sĩ Nguyễn Thảo Chi - Phó trưởng Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM nhấn mạnh: "Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công.
Hiện tại, có 4 bậc đào tạo mà các em học sinh có thể tham gia sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THPT gồm: chương trình đào tạo nghề, trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng, trình độ Đại học. Chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ tránh lãng phí, đồng thời giúp học sinh gặt hái nhiều thành công trong tương lai".
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy đánh giá: "Xu hướng ngành nghề ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam đang có nhiều chuyển biến. Chính vì vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện thường xuyên, liên tục, thậm chí ngay từ độ tuổi mẫu giáo với các phương pháp hiện đại, hiệu quả mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng".
Nhiều học sinh THPT vây quanh các chuyên gia để giành cơ hội nhận được những câu trả lời "thắp sáng" con đường nghề nghiệp khi rời ghế nhà trường
Thi Lịch Sử tốt, cần làm gì? Đề Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm, nội dung đánh giá năng lực và phân hoá thí sinh nên muốn làm bài tốt, kỹ năng quan trọng nhất là đọc hiểu. Sáng 10/8, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm bài tổ hợp Khoa học xã hội với 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân....