Chọn ngành sao cho đừng để học y rồi trở thành… đạo diễn
Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn tìm hiểu cặn kẽ ngành nghề để quyết định chọn ngành đăng ký xét tuyển vào đại học nên việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cũng phải tập trung.
Cẩm nang tuyển sinh của Báo Thanh Niên là một kênh tham khảo để giáo viên hướng nghiệp học sinh – ẢNH: BÍCH THANH
Đạt điểm cao không có nghĩa phù hợp
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo , Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), chia sẻ về thực tế chọn ngành, trường của học sinh (HS) hiện nay: “Thường HS giỏi lựa chọn ngành học mà không hiểu hết quá trình học, yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, công tác hướng nghiệp chủ yếu thường đưa HS đến các trường ĐH để các em tìm hiểu môi trường học, chất lượng đào tạo và việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên các em quên tìm hiểu quá trình học tập, đam mê công việc và đeo đuổi việc học đến cùng. Vì thế, vẫn còn hiện tượng sinh viên không tìm thấy động lực học tập sau khi trúng tuyển nên bị buộc thôi học, bỏ ngang và học lại ngành khác.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Giáo viên Huyền Thảo nói thêm lựa chọn nghề nghiệp và ngành học của HS vẫn còn bị gia đình chi phối và tác động. Đây là lý do khiến nhiều người lầm tưởng đạt điểm cao ở các môn học là có năng lực phù hợp với ngành học liên quan, trong khi quá trình đánh giá học lực ở phổ thông có sự khác biệt so với ĐH. HS nào tìm thấy được năng lực thực sự, năng khiếu của bản thân, hiểu rõ ngành học và hiểu rõ khả năng của bản thân thì sẽ chọn được ngành, nghề học phù hợp và theo đuổi đến cùng.
Theo cô Huyền Thảo, đó là lý do vì sao có HS suốt những năm học THCS, THPT đều giỏi toán, chọn ngành y nhưng khi trở thành sinh viên lại không tiếp tục theo đuổi ngành đã lựa chọn mà cuối cùng trở thành… đạo diễn sân khấu.
Lắng nghe để hiểu bản thân
Để giúp HS có cái nhìn toàn diện và chính xác, giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng HS khi tìm hiểu ngành học cần trả lời cho những câu hỏi như học những gì, có hợp với ngành xét tuyển, có đủ điều kiện theo học… Ngoài ra, HS nên trải nghiệm với nghề bằng khả năng quan sát để thấy bản thân mình có thể đối mặt và vượt qua không? Có thực sự thích, đam mê và theo đuổi với nghề không?…
Trong quá trình tư vấn, trò chuyện về ngành nghề với học trò, giáo viên Huyền Thảo thường khuyên HS nên dành thời gian để lắng nghe và hiểu bản thân với nghề nghiệp. Đừng vì hào quang, thu nhập cao và những thứ bề ngoài của nghề mà chạy theo số đông, theo thời thượng để rồi thấy không phù hợp mà bắt đầu lại. “Nghề nào cũng quý cả. Chỉ có con người mới làm cho nghề danh giá và chúng ta có dám dấn thân với nghề hay không, chứ nghề không tạo nên giá trị con người”, cô Huyền Thảo nhận định.
Giáo viên Trần Đình Hương, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết để tránh tình trạng HS chọn ngành học không phù hợp, các giáo viên thường tư vấn HS phải đưa yếu tố năng lực, sở thích, nguyện vọng với ngành nghề lên hàng đầu. Sau khi xác định rõ ngành nghề thì tìm hiểu trường đào tạo, tham khảo điểm chuẩn… Tùy vào năng lực bản thân và sắp xếp thành 3 tốp trường điểm cao, điểm trung bình, điểm thấp để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tương tự, ông Trần Minh, Hiệu phó Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cũng cho rằng trường cập nhật và phổ biến cho HS khối 12 những tin tức mới về quy chế tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển của các trường về các ngành nghề.
Thi Lịch Sử tốt, cần làm gì?
Đề Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm, nội dung đánh giá năng lực và phân hoá thí sinh nên muốn làm bài tốt, kỹ năng quan trọng nhất là đọc hiểu.
Sáng 10/8, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm bài tổ hợp Khoa học xã hội với 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) lưu ý thí sinh một số vấn đề khi làm bài.
Từ năm 2017, các môn Khoa học xã hội trong đó có Lịch sử đã thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Để làm tốt môn thi này, thí sinh chịu khó đọc thật kỹ, thật chậm các câu hỏi, sau đó gạch chân từ khoá, rồi đọc lại các từ khoá và các mồi nhử trong các lựa chọn. Các bạn nên loại suy các câu trả lời sai, gần đúng rồi chọn câu đúng nhất.
Các câu hỏiyêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất là dạngchủ yếu xuất hiện trong bài thi trắc nghiệm. Trong 4 phương án gây "nhiễu" (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng và quyết định nhất.
Ví dụ:
Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là:
A. Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành, nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân.
B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng.
C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cho cách mạng.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao.
Đáp án: B
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Thông thường bài thi sẽ có độ phân hoá từ câu 30 đến 40, thí sinh cố gắng làm chắc và kỹ 20 câu đầu thì điểm 5 không quá khó.
Từ câu 20 đến 30 thông thường sẽ có những câu yêu cầu kỹ năng hiểu, vận dụng thấp. Đối với những câu này, phương pháp loại suy dần được sử dụng để loại đi 50/50 và còn hai phương án để các bạn lựa chọn.
Câu 30 đến 40 thường là những câu so sánh, điểm giống, khác của hai sự kiện lịch sử, hai dữ liệu nên thí sinh cần đọc thật kỹ và chọn đáp án. Đây là những câu cần đến phương pháp loại suy, thí sinh nên sử dụng phương pháp này để làm bài.
Trong đó sẽ có các dạng câu hỏi yêu cầu lựa chọn ý phủ định , thí sinh lưu ý chọn câu sai chứ không phải câu đúng. Thông thường, các em hay bị nhầm lẫn ở dạng này.
Ví dụ:
Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Đây là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta
B. Hoàn thành Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ đánh cho "Mỹ cút", đánh cho "Nguỵ nhào"
C. Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước
D. Mỹ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.
Đáp án: B
Khi làm bài, thí sinh làm được câu nào thì tô ngay câu đó, đừng để đáp án trên đề và để tô sau. Điều này khiến các em không phân bố thời gian hợp lý đến cuối giờ, cuống cuồng khoanh "đại" và tô không đúng đáp án do đề thi bị thu lại. Phương châm là làm cho chắc và tô cho chắ c.
Bài thi có 50 phút dành cho 40 câu, thí sinh nên phân bố thời gian hợp lý để dành lại 10 phút cuối đọc, dò, kiểm lại các đáp án đã tô. Thí sinh cần đếm kỹ xem đã làm đủ 40 câu chưa, tránh tính trạng tô không đúng ô, hoặc bị lệch câu trả lời.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 8-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam và các thí sinh thuộc diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Học trò lớp 5 đi từ vùng dịch âm tính Covid-19, cả lớp được đi học trở lại Em học sinh lớp 5, Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Tân Phú, TPHCM đi về từ Chí Linh, Hải Dương có kết quả âm tính. Sáng nay, học sinh trong lớp này đi học trở lại. Ảnh minh họa Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Tân Phú, kết quả xét nghiệm của em học sinh Trường tiểu học Tô Vĩnh Diễn...