Chơi bóng rổ té, tự uống thuốc giảm đau, phải phẫu thuật
BS CKII Lê Phước Tân, Trưởng khoa bỏng – chỉnh hình BV Nhi đồng 2, cho biết vừa qua bệnh viện có tiếp nhận bé trai 12 tuổi (quận Phú Nhuận, TP.HCM).
Ảnh minh họa
Khoảng ba tháng trước, bé chơi bóng rổ bị té gây đau gối phải, người nhà tự mua thuốc giảm đau, uống một tuần có giảm nhiều nhưng vẫn còn cảm giác thốn, đi khập khiễng nhẹ gối phải. Sau té một tuần bé vẫn chơi thể thao được, thỉnh thoảng bé chạy nghe kêu lụp cụp trong gối phải gây đau. Thời gian gần đây đau nhiều hơn, chân phải teo nhỏ hơn chân trái nên đi khám.
Quá trình thăm khám, bé có triệu chứng rách sụn chêm nên được chụp MRI kiểm tra, phát hiện sụn chêm ngoài bị rách, kèm theo dị dạng sụn chêm hình đĩa bẩm sinh (tỉ lệ bị sụn chêm hình đĩa theo y văn chiếm 1%-3% dân số). Bé được phẫu thuật nội soi khớp gối xâm lấn tối thiểu để tạo hình lại sụn chêm ngoài.
Theo PLO
Điểm mặt những sai lầm chết người khi mắc sốt xuất huyết
Các chuyên gia y tế cảnh báo, có nhiều người mắc sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết dẫn đến biến chứng khó lường.
Sốt xuất huyết đang diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong tăng cao, có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay với 105.000 ca mắc trên cả nước, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2018 và đã làm hơn 15 người tử vong.
GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chỉ ra những sai lầm chết người khi điều trị sốt xuất huyết mà rất nhiều người mắc phải.
Video đang HOT
Sốt xuất huyết đang diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong tăng cao, có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay.
Dùng thuốc hạ sốt vô tội vạ
Người bệnh sốt cao nên người nhà thường muốn giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần.
Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết, sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều vì sẽ làm tổn thương gan.
Để giảm sốt cho bệnh nhân, người nhà có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách cho người bệnh.
Không dùng đúng loại thuốc giảm đau, hạ sốt
Một số loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, trong đó paracetamol và các biệt dược của paracetamol là thuốc được khuyến cáo dùng để hạ sốt, giảm đau trong điều trị sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, do không tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhiều người bệnh lại tự ý dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau có chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen... Những loại thuốc này tuy có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Nếu bệnh nhân sử dụng chúng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng.
Dùng thuốc kháng sinh
Nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh về dùng. Thậm chí có bác sĩ tuyến dưới cũng cho bệnh nhân sốt xuất huyết dùng kháng sinh mặc dù đã chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng, ngoài ra khi uống có thể làm người bệnh mệt hơn.
Kiêng tắm, kiêng ăn
Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt xuất huyết kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng thuốc.
Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch...
Chủ quan vì nghĩ đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại
Nhiều người nghĩ đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại. Thực tế, sốt xuất huyết có 4 týp vi rút gây bệnh, người đã bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lần tiếp theo khi nhiễm týp vi rút khác lần trước, và thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước.
Cho nên một người đã từng mắc sốt xuất huyết dưới 4 lần vẫn cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như những người chưa mắc.
Tự ý truyền dịch
Bệnh nhân bị mắc sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn: sốt cao (2-3 ngày đầu của bệnh), giai đoạn nguy hiểm (4- 6 ngày tiếp theo) và giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ 7 trở đi). Có một số bệnh nhân khi sốt cao thường tự ý truyền dịch vì nghĩ rằng việc đó sẽ giúp giảm sốt, khiến bệnh nhân dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc chỉ định truyền dịch, truyền nước trong sốt xuất huyết phải căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng người bệnh.
Ở giai đoạn sốt cao, bệnh nhân chỉ nên bổ sung nước bằng cách uống oresol hoặc nước hoa quả. Giai đoạn nguy hiểm, truyền dịch hay không truyền tuỳ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Đến giai đoạn hồi phục, cơ thể người bệnh sẽ tái hấp thu dịch do giai đoạn nguy hiểm có hiện tượng thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch. Việc truyền dịch tuỳ tiện nhất là trong giai đoạn hồi phục rất nguy hiểm vì có thể gây thừa dịch, phù phổi hoặc suy tim.
Dùng oresol không đúng hướng dẫn
Bệnh nhân sốt xuất huyết được các bác sĩ khuyến cáo nên uống nhiều nước oresol, nước trái cây... Tuy nhiên, nhiều người lại mắc sai lầm khi pha oresol không đúng liều lượng, do hiểu oresol là thuốc, chỉ cần đưa được vào cơ thể là đủ nên đã pha ít nước hơn so với hướng dẫn. Điều này sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho cơ thể.
Ngược lại, có những bệnh nhân uống ít nước, oresol trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước, có thể dẫn đến phù phổi cấp.
Cạo gió
Một số người có thói quen cạo gió khi bị cảm cúm. Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên nhiều người đã cạo gió khi bị bệnh. Việc cạo gió có thể khiến người mắc sốt xuất huyết bị bầm da, ra máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ vết xước do dụng cụ cạo gió.
Tránh tiếp xúc với người bệnh vì sợ lây bệnh
Nhiều người cho rằng, sốt xuất huyết có thể lây qua đường tiếp xúc thông thường. Do đó, họ thường tránh tiếp xúc với người bệnh vì sợ lây sốt xuất huyết. Thực tế, sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Bệnh chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Những ai cần thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt? Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng paracetamol để giảm đau đầu sau khi uống đồ uống có cồn. Vì sao vậy? Nguyên nhân thường nhất của sốt là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt nhằm thúc đẩy các phản ứng bảo vệ để...