Chiêu đãi cả nhà 8 món ngon từ thịt vịt
Thịt vịt rất thích hợp để dùng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên cách nấu các món vịt đòi hỏi bạn tốn nhiều thời gian và công sức hơn những nguyên liệu khác, nhưng bù lại bạn sẽ có được món ngon không thể chê vào đâu được.
5 bí quyết chế biến thịt vịt mềm, không mùi hôi
Hôm nay, hãy cùng vào bếp với các ngon từ thịt vịt như vịt tiềm, vịt kho sả, vịt sốt cam, vịt hầm hạt sen, vịt kho măng, vịt kho tàu… Bạn đã sẵn sàng chưa?
1. Mì vịt tiềm
Mì vịt tiềm
Chuẩn bị:
1kg thịt vịt (chọn thịt đùi hoặc ức vịt): khử mùi hôi của thịt vịt bằng hỗn hợp rượu và gừng đập dập
500g xương heo
30g mỗi loại thảo mộc: cam thảo, đinh hương, hoa hồi và quế
100g nấm đông cô: cắt bỏ gốc và ngâm qua nước bột năng pha loãng
2 bó cải thìa: cắt bỏ bớt lá, lấy phần gốc và rửa sạch, để ráo100ml nước tương
1 nhánh gừng nhỏ: cạo vỏ và cắt lát
2 muỗng canh hạt nêm
2 muỗng đường1 muỗng cà phê tiêu
80ml dầu ănMì trứng ăn kèm
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt vịt với nước tương, tiêu, đường và hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Làm nóng chảo với ít dầu, sau đó cho vịt vào chiên vàng mặt.
Bước 3: Đem thảo mộc rang cho thơm.
Bước 4: Nấu sôi nồi nước khoảng 2 lít với vài lát gừng tươi. Sau khi nước sôi, cho thảo mộc vào nồi và nấu cho ra vị khoảng chừng 30 phút. Sau khoảng thời gian này, đem lược lại lấy nước trong.
Bước 5: Đun sôi phần nước thảo mộc đã lược và cho thịt vịt vào hầm khoảng 45 phút. Khi vịt chín mềm, nêm nếm gia vị và tắt bếp.
Bước 6: Trụng cải thìa sơ qua với nước sôi khoảng 2 phút. Sau đó vớt ra, nhúng qua nước lạnh để rau xanh giòn.
Khi ăn, bạn đem mì đi trụng. Dọn tô mì vịt tiềm với nước dùng, cải thìa và thịt vịt.
2. Vịt kho sả
Vịt kho sả
Chuẩn bị:
Nửa con vịt: chặt nhỏ, chà với gừng và rượu trước khi đem ướp
3 cây sả: thái nhỏ và băm nhuyễn
1 củ tỏi và 3 củ hành tím: lột vỏ và băm nhuyễn
1 củ gừng: cạo vỏ và giã nhuyễn
2 trái ớt đỏ băm nhỏ3 muỗng canh nước mắm
1 muỗng canh nước màu
2 muỗng cà phê hạt nêm
2 muỗng cà phê đường
1 muỗng canh dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt vịt với các gia vị: 1/2 phần sả băm, hạt nêm, nước mắm, nước màu, đường khoảng 1 tiếng.
Bước 2: Phi thơm hành, tỏi băm với ít dầu nóng và cho thịt vịt vào xào sơ qua đến khi săn. Lúc này, bạn cho nước vào nồi vừa xâm xấp mặt thịt và nấu nhỏ lửa trong khoảng 45 phút. Có thể nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng sau khi thấy nước kho thịt vịt sắp sánh.
Món vịt kho sả rất tốn cơm. Bạn có thể chọn làm món ngon cho bữa cơm gia đình vào cuối tuần.
3. Vịt hầm hạt sen
Vịt hầm hạt sen
Chuẩn bị:
1 con vịt: chặt lấy mình, sau đó chà xát với rượu và gừng, riêng phần đầu và cổ dùng vào việc khác.
300g hạt sen: chia làm hai phần, một đem xay nhuyễn, một để nguyên hạt
.250g thịt nạc xay
3 tai nấm mèo: ngâm nở, cắt bỏ cồi và thái nhuyễn
5 tai nấm hương khô: ngâm nở, cắt bỏ chân và thái nhỏ
2 củ hành tím băm
1 muỗng cà phê mỗi loại: gừng băm, muối, hạt nêm và đường
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt vịt với các gia vị gừng băm, hành tím băm, muối và hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Đem phần thịt xay trộn đều với hạt sen xay nhuyễn, nấm hương, nấm mèo, hành tím băm và hạt nêm.
Bước 3: Nhồi phần nhân vừa trộn vào trong mình vịt và khâu lại.
Bước 4: Hầm vịt trong nước vừa xâm xấp đến khi thịt vịt vừa chín tới thì cho phần sen nguyên hạt vào hầm tiếp tục thêm khoảng 15 phút. Sau cùng, bạn chỉ việc nêm nếm lại gia vị cho thật vừa miệng.
Khi ăn món vịt hầm hạt sen này bạn có thể dùng với bún hoặc ăn vã.
4. Vịt sốt cam
Vịt sốt cam
Chuẩn bị:
- Cho phần vịt:
600g ức vịt
1 củ cà rốt: gọt vỏ và cắt hạt lựu
1 củ hành tây: lột vỏ và thái hạt lựu
1 muỗng canh dầu olive
- Cho phần nước xốt cam:
60ml nước sốt cam
Ít vỏ cam
Bột bắp
150ml nước dùng vịt
Video đang HOT
2 muỗng canh giấm
Gia vị: dầu hào, muối, hành khô, đường…
Cách làm:
Bước 1: Dùng một cái nồi vừa phải, cho vịt vào cùng với dầu oliu, cà rốt và hành tây, sau đó đậy kín nắp.
Bước 2: Đem nồi này đặt trong lò đã bật sẵn trước đó ở nhiệt độ 180 độ C. Quay trong khoảng 45 phút.
Bước 3: Khi ức vịt chín mềm, bạn lấy ức vịt ra để riêng. Phần nước vịt tiết ra, bạn đem chắt lấy nước trong.
Bước 4: Để làm nước sốt ăn kèm ức vịt, bạn trộn đều phần nước dùng vịt, nước cam, đường, muối, giấm và dầu hào trên bếp. Sau khi tất cả đã đều, bạn khuấy bột ngô, từ từ cho vào và nấu đến khi thấy nước sốt đạt độ sệt vừa phải thì tắt bếp.
Bước 5: Dùng một cái chảo, cho vịt vào áp đều hai mặt sao cho màu miếng ức vịt đạt sắc nâu đều đẹp mắt.
Khi ăn, bạn dọn ức vịt sốt cam với cơm trắng hoặc bánh mì để cảm nhận vị ngon tuyệt vời của món ăn này nhé!
5. Vịt kho gừng
Vịt kho gừng
Chuẩn bị:
500g thịt vịt: chặt miếng vuông và chà sơ qua với gừng và muối để khử mùi
1 củ tỏi: lột vỏ và băm nhỏ
5 củ hành tím băm nhỏ
2 trái ớt khô
1 củ gừng: thái sợi
Giai vị: nước mắm, nước màu, hạt nêm…
Cách làm:
Bước 1: Ướp vịt với 1/2 phần gừng, ít hành, tỏi, nước mắm và hạt nêm trong khoảng 1 tiếng.
Bước 2: Làm nóng ít dầu trong chảo lớn và cho vịt vào áp chảo đến khi cháy cạnh.
Bước 3: Phi thơm phần hành, tỏi, gừng sau đó cho vịt vào đảo đều. Khi thịt săn, cho nước vào xâm xấp mặt thịt và chỉnh lửa lớn. Đợi khi nước sôi trở lại, hãm lửa và đun liu riu đến khi nước kho sền sệt thì nêm lại với nước mắm và tắt bếp.
Nếu thích, bạn có thể cho thêm tiêu và hành lên trên mặt khi dọn món mặn này trong bữa cơm gia đình.
6. Vịt kho măng
Vịt kho măng
Chuẩn bị:
4 cái đùi vịt
350g măng tươi: cắt miếng dài
1 củ gừng
chén rượu trắng
1 muỗng canh nước tương
2 cục đường phèn
Bún ăn kèm
Gia vị: muối, ớt khô, ngũ vị hương
Cách làm:
Bước 1: Chặt vịt thành từng miếng nhỏ sau đó đem chần qua với phần nước sôi có cho thêm rượu và gừng.
Bước 2: Khi thấy nước trong nồi sủi bọt, bạn vớt vịt ra ngoài và để ráo.
Bước 3: Luộc xả măng nhiều lần để khử mùi và chất độc. Sau khoảng 2-3 lần luộc xả, bạn rửa lại với nước và để ráo.
Bước 4: Làm nóng một ít dầu và cho thịt vịt vào chiên sơ qua. Sau khi thấy thịt cháy cạnh, cho ít rượu vào đảo đều, thêm gừng và ớt khô vào cùng.
Bước 5: Cho nước vào nồi thịt vịt nấu đến khi nước sôi trở lại. Lúc này bạn cho măng vào và nêm gia vị với ngũ vị hương, ít rượu cùng đường phèn và các gia vị quen thuộc.
Sau khoảng 25 phút, nồi măng vịt sẽ mềm và bạn có thể thưởng thức cùng gia đình.
7. Vịt tiềm củ quả
Vịt tiềm củ quả
Chuẩn bị:
1 con vịt: chà xát với gừng và rượu sau đó chặt miếng nhỏ
1 củ sắn (củ đậu): lột vỏ, cắt hình hoa
1 củ cà rốt (khoảng
200g): gọt vỏ và cắt hình hoa
3 trái táo: rửa sạch để nguyên trái8 tai nấm đông cô: cắt bỏ chân và cắt đôi phần nấm
50g nấm rơm: ngâm với nước muối pha loãng và cắt đôi
1 củ gừng: cạo vỏ và giã nhuyễn
5 củ hành tím băm nhuyễn
1/2 bát rượu trắng1 trái dừa xiêmGia vị: hành, tiêu, hạt nêm, muối
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt vịt với 1 muỗng cà phê mỗi loại gia vị: muối, đường, hạt nêm và khoảng 1 muỗng canh rượu trắng, thêm vào ít gừng giã nhuyễn và để trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Xắp lần lượt các nguyên liệu nấm đông cô, vịt, gừng, táo và củ sắn vào nồi, sau đó đổ nước dừa xiêm vào hầm trong khoảng 60 phút nếu nồi thường. Trường hợp nấu bằng nồi áp suất, bạn nên nấu trong khoảng 15 phút là đủ.
Bước 3: Khi vịt đã mềm, bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng, đồng thời trút phần cà rốt vào nấu cùng. Khi nước sôi trở lại, cho thêm nấm đông cô, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
Nồi vịt tiềm củ quả này được dùng để bồi bổ cơ thể trong những ngày mùa thu mát mẻ.
8. Thịt vịt kho tàu
Thịt vịt kho tàu
Chuẩn bị:
3 cái đùi vịt: làm sạch và rút bỏ xương
3 cánh hoa hồi
2 muỗng canh xì dầu
1 muỗng canh mỗi gia vị: dầu hào, xì dầu lạt, đường đỏ
1 củ gừng nhỏ1 củ tỏi
Ít đầu hành xanh
1 muỗng canh rượu trắng
Dầu ănRau xà lách ăn kèm
Cách làm:
Bước 1: Phết một lớp xì dầu lên da của miếng thịt vừa rút. Để nơi khô thoáng để phần da bên ngoài được se lại. Nếu muốn rút gọn thời gian, bạn có thể cho vào lò nướng ở nhiệt độ thấp nhất trong khoảng vài phút.
Bước 2: Cho vịt vào chảo và rán vàng đều các mặt với dầu ăn.
Bước 3: Nấu sôi khoảng 500ml nước. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào. Khi nước sôi trở lại, bạn cho thịt vịt vào nấu nhỏ lửa đến khi nước sốt gần cạn. Trong lúc nấu, nhớ trở thịt qua lại để thấm đều gia vị.
Bước 4: Khi thịt chín, để nguội và thái miếng mỏng. Muốn nước sốt nóng, bạn hâm lại, tưới lên phần thịt và sắp rau xà lách ăn kèm.
Món này rất ngon nếu dùng với cơm trắng.
Chúc bạn thành công với các món ngon từ thịt vịt trên đây nhé!
Cách nấu mì vịt tiềm ngon như ngoài hàng cực đơn giản
Mì vịt tiềm có phần nước dùng đậm đà, kết hợp của nhiều hương liệu. Cách nấu mì vịt tiềm ngon như ngoài hàng cực đơn giản và dễ làm.
Mì vịt tiềm là món ăn nổi tiếng của người Hoa với phần thịt vịt được tiềm mềm ngon, nước dùng ngọt và thơm hương liệu lại rất đậm đà. Mì vịt tiềm cũng rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Bếp Eva hướng dẫn cách nấu mì vịt tiềm ngon chuẩn bị người Hoa cực đơn giản và dễ làm tại nhà ngon như ngoài hàng.
1. Cách chọn và khử hôi vịt
- Thịt vịt chọn con có lớp da bụng và cổ dày, da vịt căng, ấn vào có độ đàn hồi. Vịt không có mùi hôi lạ. Mì vịt tiềm bằng vịt xiêm để nấu vừa có độ béo vừa nhiều thịt lại thơm ngon.
- Cách khử hôi vịt:
Chặt thịt vịt thành từng miếng to. Dùng muối trắng bóp vịt 5 phút sau đó rửa sạch với nước lạnh.
Dùng gừng giã dập với 1 xíu muối và 1 bát con rượu trắng hòa đều với nhau, sát đều lên phần thịt vịt. Ướp vịt với rượu gừng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước là được.
2. Nguyên liệu làm mì vịt tiềm
- 1kg thịt vịt (2 đùi vịt, 2 ức vịt)
- 800g xương heo
- 800g mì sợi
- 500g cải thìa
- Gia vị nấu nước dùng: 10g đường phèn, 4l nước, 1/2 thìa canh muối, 30g hành tím, 50g gừng
- Gia vị bổ: 8g kỷ tử, 4 quả táo tàu, 6g thục địa, 10g xuyên khung, 8g sâm quy, 15g hoàng kỳ, 6g cam thảo, 4g nghệ đen
- Hương liệu: 6g quế, 3 hoa hồi, 6 nụ đinh hương, 3g trần bì, 4g hạt ngò, 6g tiêu sọ, 1 quả thảo quả
- Gia vị: Chanh, ớt, hắc xì dầu, nước tương
3. Cách nấu mì vịt tiềm ngon chuẩn vị
Bước 1: Nấu nước hầm xương
- Xương heo chặt khúc rồi rửa với nước muối loãng.
- Bắc nồi nước lên bếp rồi cho xương heo vào đun sôi 2 phút. Vớt xương heo ra và rửa với nước lạnh cho thật sạch.
- Cho vào nồi 4l nước, cho xương heo, 10g đường phèn, 1/2 thìa canh muối rồi đun với lửa lớn cho sôi. Khi nồi nước sôi hạ lửa nhỏ để nước sôi lăn lăn. Thỉnh thoảng vớt bọt.
Hầm xương heo
- Cho hành tím, gừng nướng cho thơm rồi cạo vỏ, rửa sạch.
Nướng hành, gừng
Bước 2: Ướp và chiên vàng vịt
- Thịt vịt làm sạch bằng rượu trắng và gừng. Dùng khoảng 1 thìa canh hắc xì dầu quét đều lên bề mặt vịt để giúp vịt có màu vàng đẹp. Ướp khoảng 1 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu có thời gian có thể ướp vịt 3 - 4 tiếng.
Ướp thịt vịt với hắc xì dầu
- Bắc chảo lên bếp đổ ngập dầu rồi cho thịt vịt vào chiên vàng đều các mặt. Chiên ngập dầu khoảng 4 phút là được. Vớt vịt ra để ráo dầu.
Chiên vịt vàng đều các mặt
Bước 3: Chuẩn bị thảo dược hầm
- Các loại thảo dược 8g kỷ tử, 4 quả táo tàu, 6g thục địa, 10g xuyên khung, 8g sâm quy, 15g hoàng kỳ, 6g cam thảo, 4g nghệ đen rửa sạch.
Rửa sạch các loại thảo dược hay còn gọi là gia vị thuốc bắc
- Các loại hương liệu 6g quế, 3 hoa hồi, 6 nụ đinh hương, 3g trần bì, 4g hạt ngò, 6g tiêu sọ, 1 quả thảo quả rang thơm. Cho hương liệu vào 1 túi lọc.
Rang thơm hương liệu
- Nấm đông cô ngâm nước 30 phút cho nở. Vớt ra cắt chân rồi rửa sạch.
Bước 4: Hầm vịt
- Nồi nước xương hầm được 1,5 tiếng thì cho các loại thảo quả và thịt vịt, hành, gừng nướng vào hầm. Hầm vịt với thảo dược 15 phút.
- Sau 15 phút hầm vịt với thảo dược thì cho túi hương liệu, nấm đông cô vào hầm cùng. Hầm khoảng 45 phút - 1 tiếng tùy đùi vịt lớn hay nhỏ.
Hầm thịt vịt với các loại thảo dược, hương liệu
- Sau khi hầm vịt xong vớt hết tất cả thảo dược, xương heo, hương liệu, hành, gừng ra, chỉ để lại thịt vịt và nấm đông cô. Thêm lại nước sôi cho vừa đủ khoảng 4l nước dùng (trong quá trình hầm nước đã cạn bớt)
- Nêm vào nồi nước hầm 1 thìa canh muối, 3 thìa canh hạt nêm, 3 thìa canh đường, 1,5 thìa canh bột ngọt, khuấy đều chờ sôi lại. Cuối cùng nêm thêm 1 thìa canh nước tương cho đậm đà là hoàn thành xong phần vịt tiềm.
Hoàn thành phần vịt tiềm
Bước 5: Chuẩn bị mì và rau cải
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho mì vào trụng rồi vớt ra thả vào âu nước lạnh. Dùng 1 xíu dầu mè trộn cho sợi mì không dính lại với nhau.
- Rau cải thìa nhặt rồi bổ đôi, rửa sạch. Bắc nồi lên bếp đun sôi, cho vào nồi 1 xíu dầu ăn, 1 xíu muối rồi cho cải vào trụng chín tới. Vớt cải ra âu nước lạnh để cải được xanh và giòn. Vớt ra để ráo nước.
Hoàn thành
- Cho mì trụng vào tô, gắp 1 miếng đùi vịt, 2 miếng rau cải, 2 cái nấm đông cô rồi chan nước dùng lên là hoàn thành tô mì vịt tiềm thơm ngon đậm đà chuẩn vị của người Hoa.
- Mì vịt tiềm thơm, nước dùng đậm đà, màu sắc đặc trưng, hương thơm đặc trưng của vịt tiềm thuốc bắc và hương liệu. Thịt vịt có thể chấm với muối ớt chanh khi ăn cho thêm đậm vị.
Mì vịt tiềm thuốc bắc chuẩn vị người Hoa
MỘT SỐ CÁCH LÀM MÌ VỊT TIỀM KHÁC
Ngoài cách làm mì vịt tiềm kiểu người Hoa trên thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách làm mì vịt tiềm khác sau đây.
1. Mì vịt tiềm chay
Nguyên liệu:
- 200g tàu hũ ky
- 2 miếng đậu
- 200g củ sen
- 150g cải thìa
- 200g mì sợi
- 1/3 củ cà rốt
- 2,5l nước lọc
- 100g bột năng
- 2 thia canh gừng băm
- 400g nấm đông cô
- 10g tai vị, 10g vỏ quýt, 10g vỏ quế
- 1 chén con hành baro
- 1 chén con rượu mai quế lộ
- Bột nêm chay, dầu hào, dầu màu điều, nước tương, bột ngũ vị hương, đường, muối
Cách làm mì vịt tiềm chay
Bước 1: Làm giả vịt
- Chuẩn bị 1 bát con, cho vào 1 thìa canh gừng băm, 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa canh rượu mai quế lộ, 1/2 thìa dầu màu điều, 1 thìa canh nước tương, 1/3 thìa cafe ngũ vị hương rồi trộn đều.
- Cho toàn bộ hỗn hợp vào tàu hũ ky tươi ướp 20 phút.
- Đậu hũ cắt miếng vừa ăn rồi chiên vàng đều.
- Tàu hủ ky ướp xong lấy ra phủ 1 lớp bột năng đều lên mặt. Sau đó cho vào chiên vàng giòn. Để ráo dầu rồi cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Củ sen bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát ngâm trong nước có xíu nước cốt chanh.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt tỉa hoa cho đẹp.
- Nấm đông cô ngâm nở, rửa sạch.
- Cải thìa nhặt, rửa sạch.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Bắc chảo lên bếp, cho tai vị, vỏ quýt, quế vào rang thơm. Cho vào 1 túi vải.
- Cho 2,5l nước vào nồi, cho túi gia vị vừa rang, củ sen, nấm đông cô, cà rốt vào ninh chín.
- Thêm vào nồi nước dùng 1/2 thìa cafe muối, 2 thìa cafe đường, 1,5 thìa cafe hạt nêm, 2 thìa cafe dầu hào, 3 thìa cafe nước tương khuấy đều.
- Sau đó vớt túi gia vị ra, cho hành baro vào.
Bước 4: Trụng mì và rau cải
- Đun 1 nồi nước sôi, cho mì vào trụng chín. Vớt mì ra để ráo nước.
- Cho rau cải vào trụng chín tới vớt ra.
Hoàn thành
- Cho mì vào tô, thêm vào 2 miếng đậu chiên, 2 miếng tàu hũ ky chiên, 2 miếng rau cải, 2 cái nấm đông cô và chan nước dùng lên.
- Mì vịt tiềm chay thơm ngọt thanh mát, hương vị đậm đà thơm ngon.
Mì vịt tiềm chay cũng rất thơm ngon thanh mát
2. Mì vịt tiềm từ vịt quay
Nguyên liệu:
- 1kg vịt quay
- 100ml nước hầm gà
- 10g vỏ cam, 10g đinh hương, 10g hoa hồi, 10g vỏ quế
- 100g nấm đông cô
- 100g cải thìa
- 100g mì trứng
- Gia vị: Hạt nêm, dầu hào, đường, nước tương
Cách nấu mì vịt tiềm từ vịt quay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cải thìa nhặt rửa sạch, cắt làm đôi theo chiều dọc.
- Nấm đông cô ngâm nước cho nở rồi cắt gốc, rửa sạch.
- Vịt quay chặt thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Nấu nước dùng
- Bắc chảo lên bếp, cho vỏ cam, đinh hương, hoa hồi, vỏ quế vào rang thơm. Cho vào túi vải.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 150ml nước lọc rồi cho túi vỏ cam, đinh hương, hoa hồi, quế đã rang, nấm đông cô vào đun sôi.
- Khi nước sôi cho tiếp 100ml nước hầm gà vào, nêm vào 3 thìa canh nước tương, 3 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh đường, 2 thìa hạt nêm, khuấy đều đun sôi trở lại.
- Cho thịt vịt quay vào nồi nước ninh khoảng 20 phút. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn.
Bước 3: Trụng mì và rau cải
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho mì vào trụng rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho rau cải vào trụng chín tới, vớt ra.
Hoàn thành
- Cho mì vào tô, gắp 2 miếng vịt, 2 cái nấm đông cô, 2 miếng rau cải và chan nước dùng lên là hoàn thành tô mì vịt tiềm bằng vịt quay đậm đà hấp dẫn.
- Mì vịt tiềm bằng vịt quay thơm hấp dẫn, nước dùng đậm đà, thịt vịt mềm ngon.
Mì vịt tiềm từ vịt quay rất thơm ngon
Cách nấu vịt kho gừng ngon khó cưỡng Trong những ngày thời tiết se lạnh như thế này, nếu đã chán với các món quen thuộc thì vịt kho gừng là một gợi ý tuyệt vời dành cho các bạn. Không chỉ lạ miệng, thơm ngon, ít ngán mà vịt kho gừng với đặc trưng bởi vị béo ngọt của thịt vịt kết hợp cùng mùi thơm của hành và một...