Chiến thắng cơn buồn ngủ vào buổi sáng với những mẹo hữu ích này
Mặc dù đã trải qua một đêm ngủ dài nhưng rất nhiều người vẫn rơi vào tình trạng luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng hôm sau.
Nếu muốn thức dậy mỗi ngày tràn đầy hứng khởi và tỉnh táo, thì đã đến lúc các bạn thay đổi một số thói quen dưới đây.
Cảm thấy buồn ngủ, uể oải trong lúc làm việc, học tập sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút. Buồn ngủ có thể báo hiệu do cơ thể thiếu dinh dưỡng cần thiết hay do áp lực của cuộc sống khiến bản thân căng thẳng, thậm chí trầm cảm.
Cơn buồn ngủ, uể oải khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống của bạn.
Ngoài uống trà, cà phê, một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp tinh thần bạn tỉnh táo, thoải mái hơn, giảm bớt cơn buồn ngủ để bắt đầu một ngày học tập, làm việc thật hiệu quả.
Luôn đi ngủ và thức dậy vào thời gian cố định
Ngủ nướng vào mỗi buổi sáng không làm bạn tỉnh táo hơn. Mà đáng tiếc là bạn sẽ có nguy cơ bị trễ xe bus, đi làm muộn, bạn phải vội vã hơn, gấp gáp hơn. Chắc chắn sự mệt mỏi lúc đầu giờ sẽ làm bạn càng muốn ngủ gục trên bàn nhất là khoảng thời gian nửa đầu buổi sáng.
Hãy cải thiện đồng hồ sinh học dần dần, dậy sớm hơn so với mốc thời gian cũ mỗi ngày 30 phút cho đến khi bạn có thể duy trì được đúng mốc thời gian 6h như mong muốn.
Vì vậy, hãy tạo lập một thói quen ngủ nghỉ có khoa học. Cụ thể là ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Chúng ta nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Nếu ngày nào bạn cũng ngủ lúc 10 giờ và thức dậy lúc 6h, não bộ sẽ bắt đầu thiết lập đồng hồ sinh học để làm quen với việc này.
Video đang HOT
Uống một cốc nước lạnh
Khi chúng ta ngủ, cơ thể vẫn tiếp tục hấp thụ nước cho mọi hoạt động của các cơ quan. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ngủ trong 8h liên tục mà không được bổ sung một giọt nước nào. Theo một nghiên cứu khoa học tại trường ĐH Tufts (2009) người ta đã chỉ ra rằng khi cơ thể thiếu đi 1 – 2% lượng nước cũng có thể làm ảnh hưởng tới trí nhớ và sự minh mẫn của não bộ. Vì vậy, chẳng còn gì tuyệt vời hơn là uống ngay một ly nước mát sau khi thức dậy. Để bù đắp cho phần đã thiếu hụt ngay trong đêm và đánh thức các chức năng của não bộ dần trở lại như ban đầu.
Đi tắm
Một cách chống buồn ngủ vào buổi sáng rất đơn giản đó chính là tắm mát. Nếu bạn có nhiều thời gian vào buổi sáng, hãy để toàn bộ cơ thể được thư giãn dưới làn nước mát, nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều so với việc chỉ rửa mặt bằng nước lạnh. Những tia nước xối xuống nhẹ nhàng sẽ massage cơ bắp thư giãn, góp phần kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái và nhẹ nhàng để chuẩn bị cho ngày mới đầy bận rộn.
Ăn sáng đầy đủ
Để ngăn ngừa cơn buồn ngủ vào buổi sáng, thì bạn luôn nhớ đừng bao giờ bỏ bữa ăn sáng. Một bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, giàu các protein và carbohydrate phức tạp như sữa, sữa chua, trứng, phô mai, bánh mì, trái cây, bột yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt… sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều đó!
Đối với bữa sáng nên tránh ăn đồ có quá nhiều đường và carb. Vì khi cơ thể hấp thu một lượng lớn insulin và glucose nó sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng, bạn sẽ cảm thấy dễ mệt mỏi hơn là tỉnh táo. Ảnh: Heathplus
Vận động nhẹ nhàng
Tập thể dục vào buổi sáng là cách rèn luyện rất tốt để cơ thể năng động hơn cũng là cách chống buồn ngủ vào buổi sáng hiệu quả. Tất nhiên, bạn chỉ cần 10 phút đi dạo hoặc một vài động tác nhẹ nhàng là đã đủ tốt để làm cho trí não “ngập tràn” endorphin – cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào trong cơ thể. Thêm oxy cho các mô của bạn có nghĩa là tim và phổi của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày.
Tất cả những mẹo trên chỉ giúp phần nào giảm, quên đi cảm giác buồn ngủ, khiến tinh thần thoải mái, tỉnh táo hơn. Cách tốt nhất để không cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng đó chính là không thức khuya, ngủ đủ giấc khoảng 7 đến 8 tiếng vào buổi tối.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi thức dậy sớm vào buổi sáng?
Đối với rất nhiều người, ngủ dậy sớm là việc rất khó thực hiện đều đặn khi cơn buồn ngủ giữ bạn nằm lại giường lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, dậy sớm có nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách rõ rệt.
Lợi ích lớn nhất của việc dậy sớm là mọi việc diễn ra trật tự, theo đúng kế hoạch. Dậy sớm đồng nghĩa với việc bạn không phải vội vã, tất bật sợ không kịp giờ, hoặc có thể dành riêng cho mình một chút thời gian yên tĩnh ở văn phòng.
Mọi người đều có 24 giờ mỗi ngày, vì thế để phí quá nhiều thời gian vào việc ngủ. Thay vào đó bạn hãy dậy sớm để bắt đầu một ngày mới hứng khởi, nhiều năng lượng. Đồ họa: Minh Quang
Bước ra khỏi giường vào lúc sáng sớm không phải là điều dễ dàng, thậm chí đối với những người quen với nó cũng thỉnh thoảng không thể cưỡng lại sự quyến rũ của giấc ngủ.
Tuy nhiên, dậy sớm để tập thể dục, hít thở bầu không khí trong lành và nhâm nhi tách trà nóng chắc chắn sẽ giúp bạn khởi đầu một ngày mới hứng khởi, nhiều năng lượng.
Ngoài ra, việc dậy sớm còn nhiều lợi ích tuyệt vời khác đối với sức khỏe của bạn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Điểm tâm là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp tăng khả năng hoạt động của cơ thể. Khi bạn thức dậy sớm, cơ thể tự nhiên quen với việc ăn sáng.
Theo chuyên san The American Journal of Cardiology, bỏ bữa sáng dẫn đến thói quen ăn uống kém và làm tăng xu hướng ăn vặt.
Có thêm thời gian để làm mọi việc
Một trong những lý do phổ biến nhất được nhiều người lý giải cho việc không tập thể dục hằng ngày là họ thức dậy muộn. Dậy sớm cho phép bạn có thêm thời gian, có thể được dùng để tập thể dục.
Mặc dù có thể rèn luyện thể chất sau giờ làm việc buổi tối, song tập thể dục buổi sáng giúp bạn tràn đầy năng lượng cả ngày.
Cải thiện sức khỏe làn da
Tập thể dục chống ô xy hóa và tăng lưu lượng máu. Ngoài ra, những người dậy sớm có thêm thời gian để tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và làm sạch da.
Tăng năng suất làm việc
Buổi sáng là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày. Thức dậy sớm giúp bạn tập trung tốt hơn vào các nhiệm vụ quan trọng mà không bị xao nhãng.
Bộ não thường ở mức tối ưu nhất vào buổi sáng và từ đó góp phần giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Tương tự, những người dậy sớm là những người lập kế hoạch tốt hơn, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Sleep and Breathing.
Tăng cường trí tuệ
Có một số bằng chứng cho rằng não của con người hoạt động ở mức độ cao nhất vào buổi sáng. Trong một đề tài nghiên cứu được tiến hành ở trường Đại học Bắc Texas, các sinh viên báo cáo rằng người dậy sớm có chỉ số GPAs (điểm số trung bình học kỳ) cao hơn những người dậy muộn.
Giảm stress
Khi dậy sớm, bạn sẽ duy trì được trạng thái thư giãn và thoải mái suốt cả ngày. Những công việc như chuẩn bị cho bản thân, chuẩn bị cho con cái đi học, di chuyển đến nơi làm việc và hoàn thành những công việc khác trong buổi sáng có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi và căng thẳng.
Giảm stress có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe, hạn chế nhức đầu, cao huyết áp, đau dạ dày, rụng tóc và lo âu. Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) đã ước tính rằng, tác hại do stress gây ra trên người lao động tiêu tốn khoảng 300 triệu USD mỗi năm. Khi tạo ra cho mình thêm một khoảng thời gian vào buổi sáng, bạn sẽ không còn phải tất bật, vội vã mỗi ngày.
Khung giờ lý tưởng để thức dậy là vào khoảng 5 - 6 giờ sáng, thức dậy vào khoảng thời gian này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn hạnh phúc, vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn.
Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng...