Chiếc bánh bao trong phim ngắn đoạt giải Oscar: món ăn thể hiện tinh thần và quan niệm gia đình của người Trung nói riêng và châu Á nói chung
Bộ phim ngắn lấy hình ảnh bánh bao để gửi gắm thông điệp tình cảm gia đình, song hiếm ai hiểu được ý nghĩa của chiếc bánh bao trong ẩm thực và văn hoá Trung Quốc nói riêng, châu Á nói chung.
Mới đây, bộ phim ngắn BAO của tác giả Domee Shi vừa “ẵm nóng” giải Oscar lần thứ 91 cho hạng mục phim hoạt hình ngắn. Bộ phim lấy hình ảnh của chiếc bánh bao để gửi gắm thông điệp về tình cảm gia đình, dùng phép ẩn dụ để nói về những mặt rất đặc thù của văn hoá Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung.
Trong phim, người phụ nữ đã xem chiếc bánh bao mình làm ra như con, thế nhưng khi chiếc bánh lớn lên và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của người mẹ thì bà đã ăn nó. Nhiều khán giả đã không hiểu được sự liên quan giữa chiếc bánh bao – một món ăn phổ biến các nước châu Á cùng với mối quan hệ mẹ – con nói chung và tình cảm gia đình nói riêng, nhưng nếu điểm qua những điều sau về ý nghĩa của chiếc bánh bao trong ẩm thực và văn hoá châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng thì bạn sẽ hiểu ngay:
Bánh bao là gì?
Bánh bao là loại bánh có vỏ làm bằng bột mì, có nhân bên trong và được làm chín bằng cách hấp lên. Bánh bao có nhiều loại nhưng loại được xuất hiện trong phim ngắn BAO là loại bánh bao phổ biến nhất có thể tìm thấy ở hầu hết các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Đó là chiếc bánh bao nhân thịt, được làm từ thịt heo bằm, hành, rau củ và các loại gia vị. Chiếc bánh này là một điều quá quen thuộc trong ẩm thực châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Nhìn chiếc lồng hấp bánh bao được mở ra ở đầu phim, đa phần những đứa trẻ châu Á đều sẽ tìm thấy cảm giác thân thuộc.
Bánh bao trong ẩm thực Trung Quốc
Video đang HOT
Trong ẩm thực Trung Quốc, bánh bao hay các loại bánh có vỏ và bọc nhân ngoài nói chung đều thường tượng trưng cho những điều tốt lành, mà cụ thể là các ý nghĩa tương tự như “đầy đặn”, “giàu có”, “đủ đầy”… Ví dụ như bánh trôi nước (thang viên) hay còn gọi là bánh đoàn viên, hay các loại sủi cảo, há cảo, bánh chẻo thường được ăn vào Tết cổ truyền để mang lại may mắn, sức khoẻ và những điều tốt đẹp.
Bánh bao trong văn hoá Trung Quốc
Nhiều người cảm thấy khó hiểu vì sao lại dùng hình ảnh bánh bao để ẩn dụ cho người con, mà lại không phải là loại bánh nào khác, hay món ăn nào khác. Điều này cũng dễ hiểu với những bạn quen thuộc với văn hoá Trung Hoa. Trong tiếng Trung, bánh bao còn được gọi là “bao tử (baozi)”, từ này cũng được dùng để chỉ em bé, trẻ con, bào thai. Tác giả Domee Shi vốn là người Trung Quốc có quốc tịch Canada nên chẳng khó hiểu khi cô chọn hình ảnh chiếc bánh bao – một món ăn thơm ngon để ẩn dụ hình ảnh người con.
Trong văn hoá châu Á, ăn uống và tình cảm gia đình có mối quan hệ mật thiết
Không chỉ người Trung Quốc, mà rất nhiều những đứa trẻ châu Á sau khi xem xong bộ phim ngắn này đã rất cảm động, trái ngược lại với nhiều người bạn phương Tây hãy còn đang bối rối chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nguyên do cũng không phải bởi vì hiểu được hết ý nghĩa đằng sau chiếc bánh bao, mà là do hình ảnh lặp đi lặp lại của mâm cơm gia đình. Bộ phim bắt đầu với cảnh ăn sáng bên chiếc bàn ăn gia đình, sau đó lại xuất hiện xuyên suốt bộ phim trong nhiều cảnh sinh hoạt chung. Hình ảnh này xuất hiện mãi cho đến lúc kết thúc bộ phim. Đây là một hình ảnh “biết nói” với nhiều đứa trẻ châu Á, bởi vì có một sự thật là chẳng nơi đâu quan trọng việc mọi người ttrong gia đình ăn cơm cùng nhau như các nước phương Đông.
Bộ phim mở đầu và kết thúc bên bàn ăn gia đình.
Mâm cơm gia đình lớn lên với những đứa trẻ, là nơi chúng học những bài học giao tiếp đầu đời, như tổ tiên người Việt ta nói thì là “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Rất nhiều quan điểm nhân sinh từ lớn lao đến bé nhỏ đều được hình thành quanh mâm cơm này. Một mâm cơm có thể bao gồm nhiều thế hệ từ ông bà, cha mẹ đến con cháu. Đây là đặc điểm mà các nước phương Tây không có được, cũng là lý do vì sao mà bộ phim này được đánh giá cao và đạt giải Oscar. Bởi vì nó đã thành công thể hiện được đặc tính văn hoá và các giá trị gia đình lớn lao của rất nhiều người, khơi gợi sự đồng cảm cũng như thể hiện được tình cảm gia đình qua một món ăn tưởng chừng như rất bình thường.
Theo Trí Thức Trẻ
Vòng quanh các nước châu Á thưởng thức các món ăn cổ truyền
Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng năm tốt đẹp, rực rỡ.
Nhật Bản
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày... được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.
Những món ăn của Nhật Bản rất cầu kỳ trong cách chế biến và bài trí đẹp mắt.
Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.
Hàn Quốc
Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok_kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok_kuk có nghĩa là "ăn" một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.
Trung Quốc
Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho "niên niên cao thăng" (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món "hoàng chòi chầu xẩu" với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp...
Malaysia
Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak - Otak, hay còn có tên là Otah - Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.
Indonesia
Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.
Ấn Độ
Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng - Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.
Thái Lan
Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn" của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.
Lào
Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá... Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.
Campuchia
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.
Theo Dân Việt
Cứ cuối tuần là tôi lại làm bánh bao, cả tuần có bánh bao ăn sáng ngon lành Món bánh bao thơm ngon nóng hổi sẽ cho cả nhà tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Để làm bánh bao nhân thịt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: Phần vỏ bánh: 250gr bột mì 130ml nước 40gr đường 1 chút muối 2,5gr men nở 2gr bột nở 1 chút dầu ăn Phần nhân thịt: 100g...