Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Theo các chuyên gia sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng và những bệnh liên quan đến chứng tự kỷ.
Đến nay, tự kỷ vẫn là bệnh chưa có cách chữa trị. Việc kiểm soát các triệu chứng của dạng rối loạn phát triển thần kinh này chủ yếu nhờ vào một số loại thuốc chống loạn thần, các liệu pháp can thiệp hành vi và nhận thức. Tuy vậy, thuốc men không thể giúp kiềm chế các triệu chứng nghiêm trọng của tự kỷ – bao gồm gặp khó khăn trong tương tác, giao tiếp xã hội và hành vi lặp đi lặp lại.
Mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh tự kỷ
Các nhà nghiên cứu cho biết sự phát triển của bệnh tự kỷ bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai. Cụ thể là chế độ dinh dưỡng của người mẹ có liên quan đến nguy cơ mắc tự kỷ của thai nhi trong bụng. Đơn cử, một nghiên cứu từng công bố trên Tạp chí Nutritional Neuroscience cho thấy sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như kẽm, đồng, sắt và vitamin B9 ở mẹ bầu khiến thai nhi có nguy cơ bị tự kỷ. Đó là bởi các vi chất quan trọng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi.
Lựa chọn thực phẩm có lợi cũng là một cách hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em. Ảnh: Connectingbehavior.com
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ, trẻ tự kỷ có độ nhạy cảm giác quan cao hơn trẻ bình thường. Điều này đồng nghĩa trẻ tự kỷ xử lý thông tin giác quan khác thường và cực nhạy cảm với hương thơm, đặc điểm, mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Đây là lý do tại sao trẻ tự kỷ thường kén ăn. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng bệnh nhân tự kỷ thiếu khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng, do bị rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Điển hình là nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tự kỷ và Rối loạn phát triển cho thấy so với trẻ khỏe mạnh, trẻ tự kỷ có gấp 8 lần nguy cơ bị các rối loạn dạ dày-ruột (GI), bao gồm táo bón và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về cách sử dụng thực phẩm được khoa học chứng minh là có lợi cho trẻ tự kỷ, như sau:
Video đang HOT
1. Không ăn nhiều đường
Đường làm tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến chứng tăng động – hành vi hiếu động quá mức dễ xuất hiện ở trẻ tự kỷ. Do đó, điều quan trọng là hạn chế cho trẻ tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường cũng như thức uống không lành mạnh và các chất bảo quản thực phẩm để phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết.
2. Tránh thực phẩm chứa Gluten và Casein
Do hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, nên trẻ tự kỷ thường không thể tiêu hóa các thực phẩm có chứa Gluten (thường có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) và Casein (trong sữa và các chế phẩm từ sữa). Nhóm thực phẩm này gây viêm nên chúng dễ gây dị ứng cho trẻ tự kỷ.
3. Tăng cường tiêu thụ vitamin C và kẽm
Tình trạng thiếu hụt vitamin C và kẽm ở thai phụ có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở thai nhi. Trong khi đó ở trẻ tự kỷ, việc không dung nạp những thực phẩm chứa 2 dưỡng chất này có thể làm trầm trọng thêm bệnh trạng.
Nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu vitamin C và kẽm còn giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa liên quan đến chứng tự kỷ. Do vậy, bổ sung thực phẩm dồi dào vitamin C (có nhiều trong cam quýt, kiwi, dứa, nho, cà chua, đu đủ, bông cải xanh và dâu tây) và kẽm (các loại đậu, chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc nguyên cám) rất quan trọng với trẻ tự kỷ.
4. Bổ sung axít béo omega-3 và thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic)
Theo các nhà nghiên cứu, một số trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết enzyme do các chất béo quan trọng bị loại bỏ khỏi màng tế bào não nhanh hơn bình thường. Vì vậy, trẻ tự kỷ cần lượng chất béo thiết yếu nhiều hơn trẻ khỏe mạnh khác. Và thực phẩm giàu axít béo omega-3 (như quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, đậu nành, dầu gan cá tuyết, cá hồi) được coi là thực phẩm bồi bổ não rất tốt.
Mặt khác, trẻ tự kỷ thường bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và mắc nhiều bệnh tiêu hóa khác. Do đó, một chế độ ăn giàu probiotic (như sữa chua, nấm sữa kefir, dưa chua) sẽ làm giảm các vấn đề liên quan đến đường ruột như táo bón và IBS.
AN NHIÊN
Theo The Health Site/baocantho
Dùng chế độ dinh dưỡng để khắc phục rối loạn chuyển hóa
Ngoài lối sống lành mạnh như vận động, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối để khắc phục những rối loạn chuyển hóa. Cụ thể, đặc biệt cần chú trọng vào những loại thực phẩm giàu protein giúp tăng cường sinh nhiệt.
Trứng bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống nếu muốn tăng tốc độ trao đổi chất - Ảnh: MedicalNewstoday
Để khoẻ mạnh và có ngoại hình ưa nhìn, điều quan trọng là phải chăm sóc phòng ngừa các rối loạn chuyển hóa. Về mặt này, chúng ta không thể làm gì nếu không áp dụng lối sống lành mạnh. Đặc biệt, nên chủ động di chuyển trong ngày trong khoảng 40 phút (ví dụ, có thể đi bộ nhanh hoặc bơi lội). Nhưng, theo Food News, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên khắc phục những rối loạn chuyển hóa qua chế độ dinh dưỡng, đặc biệt cần chú trọng vào những loại thực phẩm giàu protein.
Thực phẩm giàu protein giúp tăng cường sinh nhiệt (thermic effect of food -TEF) - một quá trình tự nhiên thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Nói chung, theo các chuyên gia, trong chế độ ăn kiêng nên có trứng, đậu, bông cải xanh và rau lá xanh đậm. Tốt hơn là thêm ớt, gừng và hạt lanh vào các món ăn. Nên duy trì uống cà phê ở mức vừa phải - thức uống này tăng tốc độ trao đổi chất lên 11%. Trà xanh cũng góp phần cải thiện trao đổi chất.
Cụ thể, ngoài một loạt lợi ích sức khỏe, trà xanh cũng có thể là chất xúc tác giúp cải thiện tốc độ trao đổi chất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống các loại trà như trà xanh và trà ô long có thể làm tăng tiêu hao năng lượng lên đến 5%. Điều này có thể hữu ích trong các chiến lược giảm cân và quản lý béo phì.
Trứng là thực phẩm giàu protein; một quả trứng luộc chín chứa khoảng 6,29g protein. Điều này làm cho trứng trở thành một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống nếu muốn tăng tốc độ trao đổi chất. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition and Metabolism cho thấy thực phẩm giàu protein có thể làm tăng hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (TEF) - khối năng lượng cần thiết để tiêu hóa, hấp thụ và xử lý các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, thực phẩm giàu protein có thể làm tăng sinh nhiệt từ 15 đến 30%.
Các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn là nguồn giàu chất sắt, một khoáng chất thiết yếu cho quá trình trao đổi chất. Ghép những loại rau xanh này với các thực phẩm giàu vitamin C, như chanh, cà chua, hoặc cam, có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Những loại rau lá xanh này cũng chứa một lượng magiê tốt, cũng hỗ trợ chức năng trao đổi chất.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
5 vấn đề về cân nặng của trẻ mẹ cần chú ý Cân nặng là chỉ số giúp mẹ đánh giá sự phát triển về thể chất của con. Việc theo dõi cân nặng của trẻ rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn 1-3 tuổi. Bác sĩ Nguyễn Minh, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), cảnh báo 5 tình trạng về cân nặng ở trẻ cha mẹ cần để ý: 1. Trẻ có dấu...