[Chế biến] – Xôi ba màu
Món xôi 3 lớp với màu tím của lá cẩm, màu xanh của lá nếp, quyện với một lớp đỗ xanh bùi màu vàng, có thể dùng để đãi khách khi nhà có tiệc, dịp ăn hỏi, đám cưới hay lễ Tết để cúng tổ tiên.
Nguyên liệu:
- Phần xôi lá cẩm: 1 nắm lá cẩm, 1,5 bát con gạo nếp, 3 thìa súp đường, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn. Nếu không có lá cẩm bạn có thể thay thế bằng một vài giọt màu thực phẩm màu tím
- Phần xôi lá nếp: 1 bó lá nếp nhỏ (hay còn gọi là lá dứa), 1,5 bát con gạo nếp, 2 thìa súp đường, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Phần đỗ xanh: 1/4 bát con đỗ xanh, 3 thìa súp đường, 1 thìa nhỏ dầu ăn
- Khuôn dùng để ấn xôi hay khuôn nhựa làm bánh trung thu
- Vừng, lạc rang thêm muối, đường dùng kèm với xôi.
Cách làm:
Bước 1:
- Lá cẩm rửa sạch, lặt lấy lá, bỏ cọng. Cho lá cẩm vào nồi, thêm vào một ít nước lọc, đun sôi đến khi lá cẩm ra màu tím hồng thì lọc lấy phần nước lá cẩm để riêng, bỏ bã.
Bước 2:
- Gạo nếp đãi sạch, cho một nửa số gạo nếp ngâm vào âu nước lá cẩm, thêm vào một ít muối, ngâm qua đêm.
Bước 3:
- Hôm sau đổ gạo nếp ra rổ cho ráo nước, cho gạo vào chõ hấp xôi, hấp chín, thỉnh thoảng xới đều và thêm đường, muối, dầu ăn vào nồi xôi, nêm gia vị vừa ăn, đun đến khi xôi chín dẻo thì tắt bếp.
Bước 4:
- Lá nếp rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn. Cho lá nếp vào máy sinh tố, thêm một ít nước lọc, xay thật mịn, lọc lấy nước cốt lá nếp bỏ bã lá.
Bước 5:
Video đang HOT
- Nửa gạo nếp còn lại cho ngâm vào âu nước lá nếp, thêm vào một ít muối, ngâm qua đêm.
Bước 6:
- Hôm sau đổ gạo nếp ra rổ cho ráo nước, cho gạo vào chõ hấp xôi, hấp chín, thỉnh thoảng xới đều và thêm đường, muối, dầu ăn vào nồi xôi, nêm gia vị vừa ăn, đun đến khi xôi chín dẻo thì tắt bếp.
Bước 7:
- Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm vào nước ấm khoảng 1 tiếng.
Bước 8:
- Cho đỗ xanh vào nồi, thêm nước lọc xâm xấp với mặt đỗ, đun đến khi hạt đỗ nở bung, mềm thì cho đỗ xanh vào nồi xay thật mịn với đường cát trắng.
Bước 9:
- Cho đỗ xanh lại vào nồi, dùng muôi gỗ đảo đến khi mặt đỗ xanh ráo bớt nước thì để nguội, cất vào tủ lạnh, đỗ xanh sẽ tiếp tục khô bề mặt.
Bước 10:
- Phần xôi lá cẩm, lá nếp sau khi nấu để còn ấm, thì dùng thìa múc một ít xôi lá cẩm cho vào đáy khuôn (mặt đáy khi lật ngược lại là phần mặt khuôn), dùng tay ấn chặt để phần xôi bám chặt vào khuôn, làm cho hết phần xôi.
Bước 11:
- Dùng thìa múc một ít đỗ xanh đặt vào giữa khuôn, dùng thìa dàn đều.
Bước 12:
- Cuối cùng là thêm lớp xôi lá nếp, dùng thìa múc xôi cho lên bề mặt, ấn chặt tay để xôi kết dính với hai phần trước.
Bước 13:
- Dùng màng thực phẩm bọc kín khoảng 15 phút, sau đó lật ngược phần đáy đặt lên đĩa, dùng kèm với lạc và vừng rang.
Cún Khang
Theo ngôi sao
[Chế biến] - Bánh trôi nước
Lâu lâu làm bánh trôi nước vừa ngon vừa nóng hổi để cùng cả nhà thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Bột nếp: 1 gói
- Đỗ xanh: 150 g
- Vừng
- Gừng tươi: 1 củ
- Dừa nạo
- Nước cốt dừa
- Đường cát
Cách làm:
Bước 1: Đỗ xanh rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng.
Bước 2: Cho đỗ vào nồi nấu chín sau đó cho ra bát tô dùng muôi nghiền nhuyễn. Thêm khoảng 4 thìa đường, trộn đều.
Bước 3: Bột nếp đổ ra bát tô thêm một ít nước vào nhào bột để bột có thể vo thành viên dễ dàng.
Bột đạt yêu cầu khi bạn sờ tay lên bột thấy mịn và không bị dính.
Bước 4: Vừng đem rang chín.
Bước 5: Viên đỗ và bột thành từng viên tròn nhỏ. Đỗ viên tròn nhỏ hơn bột để bột có thể bao quanh đỗ dễ dàng.
Bước 6: Ấn dẹp bột nếp rồi đặt nhân đỗ vào giữa, vo tròn lại và lăn qua vừng trắng.
Làm như vậy cho đến hết nguyên liệu.
Bước 7: Sau khi nặn nhân xong, đặt lên bếp đun sôi một nồi nước rồi thả bánh trôi vào. Đến khi bánh nổi lên vớt ra một bát tô hoặc một nồi nước lạnh.
Bước 8: Chuẩn bị một nồi nước có pha lượng đường với độ ngọt phù hợp tùy theo sở thích cùng một ít gừng thái chỉ. Đun sôi nồi nước rồi thả nhân bánh vào. Đợi cho bánh chín nổi lên vớt ra bát. Cho một ít nước cốt dừa và ít dừa nạo, rắc một ít vừng lên, ăn nóng sẽ rất ngon.
Lưu ý: Khâu khó nhất là khi nặn bánh. Vì vậy lúc pha bột nên để lại một ít bột khô xoa đều lên tay để nặn bánh không bị dính.
Bánh trôi nước ngon khi có vị cay ấm của gừng, vị thơm của bột nếp quyện với nhân đỗ xanh, vị bùi bùi của dừa nạo. Rét mướt thế này được ăn bánh trôi nóng còn thì thú vị bằng phải không bạn!
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
[Chế biến] - Chè bưởi An Giang * Về nguyên liệu: - Bưởi: 1quả. - Đỗ xanh: 200g. - Đường: 400g. - Bột sắn dây: 50g. - Nước lã: 1000ml. - Nước cốt dừa: 100ml. - Dừa nạo: 50g. - Lạc rang giã nhỏ: 100g. - Phèn chua: 50g. - Lá nếp: 50g. - Nước hoa bưởi: 50g. - Muối tinh: 2 lá. * Cách chế biến: - Bưởi sơ...