[Chế biến] – Nhà bánh gừng
Giáng sinh gắn liền với hình ảnh những ngôi nhà bánh gừng độc đáo. Bạn cũng có thể tự làm để mùa Noel năm nay thêm ấm áp nhé.
Nguyên liệu (Cho 1 ngôi nhà):
200g bơ 200g đường caster 250ml mật mía 2 lòng đỏ trứng gà 500g bột mỳ đã rây kỹ
1 thìa cà phê muối 1 thìa cà phê baking powder 1 thìa cà phê baking soda 1 thìa cà phê bột quế 1 thìa cà phê bột hạt nhục đậu khấu
2 thìa cà phê tỏi xay 2 thìa cà phê gừng xay
Icing (phần phủ)
6 lòng trắng trứng gà 1,75kg đường icing (đường xay) , rây kỹ
Trang trí
Icing (các viên kẹo nhỏ) nhiều màu sắc và kẹo để trang trí
Đường icing để làm bụi
Thực hiện:
Chuẩn bị: 2 tiếng; Chế biến: 10 phút; Hạn sử dụng: Trong 2 ngày
Video đang HOT
Chuẩn bị bánh gừng:
- Trong một cái bát lớn, đánh bơ và đường cùng nhau đến khi nhuyễn. Quấy mật và lòng đỏ trứng vào. Trộn đều bột mỳ, muối, baking soda, baking powder, quế, tỏi, gừng và hạt nhục đậu khấu với nhau; đánh chúng vào hỗn hợp mật ở trên đến khi thật nhuyễn. Bạn lấy nilon bọc thực phẩm gói lại và cho vào tủ lạnh ít nhất 1 tiếng.
- Để làm ngôi nhà,bạn sẽ cần 4 bức làm tường và 2 bức làm mái.
- Làm nóng sẵn lò ở 180 độ C.
- Cho hỗn hợp bột trong tủ lạnh vào một khay có phủ sẵn bột mỳ khô. Cắt thành 6 phần, trong đó có 2 phần hơi lớn hơn các phần còn lại. Bạn cán mỏng 4 phần dự kiến làm tường, sao cho diện tích chúng bằng nhau, bạn cần “trổ” cửa sổ và cửa chính theo ý mình. Bạn cán nốt 2 phần còn lại rồi cắt thành 2 hình chữ nhật để làm mái nhà. Bạn sử dụng nốt số bột thừa còn lại để làm các hình trang trí bằng khuôn bánh quy (ví dụ: cây thông Noel , người tuyết, các con vật,…) Cho bột đã chuẩn bị vào khay nướng có lót sẵn giấy nến.
- Nướng bánh trong vòng 10 phút, hoặc đến khi cứng lại. Khi lấy bánh ra, để chúng ở khay thêm vài phút nữa cho cứng hoàn toàn. Cho bánh vào khay khác và để vài tiếng cho nguội.
Lắp ghép nhà:
- Trong một cái bát lớn, đánh nhẹ 2 lòng trắng trứng. Dần dần đổ số đường icing vào đó, và đánh đến khi nhuyễn, trứng cũng cứng lại.
- Dùng đui bắt kem rải hỗn hợp lòng trắng thành 2 dải 23cm lên trên miếng gỗ đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấy một miếng bánh làm tường ấn lên đó, rồi giữ cho nó thẳng. Bạn có thể dùng các lọ mứt để làm chỗ tựa cho tường. Bạn rải hỗn hợp lòng trắng thành 1 cạnh vuông góc với đường trên, và trên cả cạnh của bức tường sắp dựng canh bức tường trên, ấn bức tường đó lên miếng gỗ, như trong clip. Tiếp tục làm tương tự với các bức tường còn lại. Bạn có thể cho thêm lòng trắng ở giữa các mối nối của tường cho thêm chắc chắn. Để chúng như vậy ít nhất 2 tiếng để chúng gắn kết với nhau, trước khi đặt mái lên.
- Bạn rải một lớp lòng trắng dày lên đỉnh các bức tường, đặt các miếng mái nhà vào đúng vị trí. Khi đặt lên, mái phải thừa ra một chút để làm hiên. Bạn cũng cho lòng trắng lên đỉnh mái, chỗ mối nối 2 mái để chúng gắn kết chặt hơn. Để chúng qua đêm để gắn kết hoàn toàn với nhau.
Trang trí:
- Khi để trang trí, bạn dùng nốt số đường icing còn lại đánh với lòng trắng như ở trên. Bạn dùng hỗn hợp đó để làm tuyết trên mái nhà và gắn kẹo vào để trang trí theo ý mình. Bạn rắc số đường icing đã rây lên để làm bụi nữa là xong.
Chúc bạn có 1 kỳ Giáng Sinh ấm áp!
Theo Tapchiamthuc
Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng
Chiếm gần 30% dân số của tỉnh Sóc Trăng, đồng bào Khmer có phong tục, tập quán và nền văn hóa nghệ thuật dân tộc độc đáo. Về mặt ẩm thực, những món ăn đặc trưng của người Khmer ở Sóc Trăng cũng rất phong phú, đặc biệt là các món bánh cổ truyền.
Bánh num còn khuyên của người Khmer được Việt hóa thành bánh rế. Bánh được làm bằng đậu xanh, đậu nành và nếp - mỗi thứ trọng lượng bằng nhau - vo sạch, để ráo rồi rang riêng từng loại.
Khi rang để lửa nhỏ, khi các loại hạt vừa vàng thì đổ ra, sau đó trộn đều, xay thành bột rồi cho vào nước đường thốt nốt đã thắng kẹo lại, quậy đều, xong nắn thành hình tròn giống như cái rế. Lấy bột gạo trộn thêm một ít bột nghệ xay để tạo màu vàng, đổ nước vào quậy sền sệt, đem từng cái rế nhúng vào rồi chiên giòn với dầu hoặc mỡ.
Bánh vàng, vớt ra để ráo, ăn giòn, thơm và ngon. Num cọp thnô tiếng Khmer có nghĩa là bánh hột mít, được làm từ đậu xanh nấu mềm, đãi vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với đường thốt nốt. Sau đó vắt từng viên như hột mít, lăn vào lòng đỏ trứng vịt, trứng gà, đem chiên giòn.
Còn loại bánh num chô có nghĩa là... bánh ăn trộm! Bánh làm bột bằng gạo thật nhuyễn - bột càng nhuyễn, bánh càng nổi. Nước đường thốt nốt thắng đến rít lại, bỏ bột gạo vào quậy đều rồi đem nắn từng cái hình tròn hay vuông, lớn nhỏ tùy ý, bỏ vào chảo mỡ chiên. Bánh sẽ nổi lớn như bánh tiêu của người Tiều (Triều Châu).
Bí quyết độc đáo của loại bánh này nằm ở lượng đường ngào, nếu không ngọt thì bánh sẽ tan trong chảo chiên, ngược lại ngọt quá bánh sẽ chai, không nổi, ăn không ngon.
Bánh gừng
Num khnhây hay bánh gừng được làm bằng nếp vo sạch, để ráo rồi xay hay giã thành bột thật nhuyễn giống như làm bánh ăn trộm, xong đem phơi khô. Lòng trắng trứng vịt đánh thật nổi rồi cho bột vào quậy sền sệt, nắn thành hình củ gừng (hoặc hình cá, chim, cua, tôm...).
Đem chiên bánh cho đến khi nở lớn rồi ngào với nước đường thốt nốt. Bí quyết để có bánh gừng ngon là lượng bột cho vào lòng trắng trứng sao cho vừa phải và khi chiên phải trở bánh qua lại thật đều tay.
Thêm nữa, bột nếp phơi không khô, giã không nhuyễn bánh sẽ chai. Bánh gừng thường không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer.
Cũng có mặt trong ngày cưới của người Khmer là bánh num niêng thôn, hay còn gọi là bánh tơ hồng, được làm bằng lòng đỏ trứng vịt trộn đường thốt nốt, kéo sợi rồi thả vào chảo mỡ nóng, khi chín dùng đũa quấn thành lọn tréo nhau.
Bánh ống ăn với dừa nạo, muối đậu
Để làm bánh ống - loại bánh dân dã của người Khmer, phải có khuôn bánh làm bằng ống tre dài cỡ 20cm, đáy là một đồng xu, gắn với chiếc que nhú lên. Bột gạo xay mịn trộn với đường, nước cốt dừa, nước lá dứa để bánh có màu xanh nhẹ và có hương thơm.
Cho hỗn hợp bột đã trộn vào ống, đặt ống thẳng đứng trong nồi, chưng cách thủy chừng hai phút bánh đã chín. Khi bánh chín kéo chiếc que lên, đặt bánh vào miếng lá chuối.
Làm bánh ống
Bánh ống ăn kèm dừa nạo, muối mè hoặc đậu phộng giã nhỏ. Bí quyết làm bánh ngon ở chỗ bột nếp trộn đường và nước cốt dừa sao cho không quá ngọt, khi bánh chín vừa dẻo vừa xốp.
Ngoài các loại bánh kể trên, người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long còn có đặc sản cốm dẹp. Khi tiết trời se lạnh (từ tháng 11 Âm lịch), người Khmer chọn loại nếp ngon - thường là nếp bà bóng, nếp mỡ - vừa gặt về, rang trong nồi đất cho vừa chín tới rồi giã trong cối bồng (cối làm bằng gỗ, lòng hẹp và sâu, khi giã cần hai người đứng đối mặt).
Rang lúa trong cà ràng để làm cốm dẹp
Cốm mới giã rất giòn và dẻo, ngâm vào nước dừa cứng cạy (có độ cay nồng) khoảng vài tiếng đồng hồ cho mềm. Nạo cơm dừa khô vừa rám vỏ trộn chung vào cốm và đường thốt nốt, để thêm ít giờ nữa cho cốm thấm ăn mới ngon.
Muốn để ăn lâu ngày hoặc đem làm quà, người ta lấy cốm dẹp trộn với đậu xanh nấu nhừ tán nhuyễn để nguội, trộn thêm ít đường thốt nốt để làm nhân bánh tét cốm dẹp. Cốm dẹp là món ăn không thể thiếu trong lễ hội Oc-om-bok hay còn gọi là lễ đưa nước, chuẩn bị thu hoạch lúa mùa.
Theo Tapchiamthuc
Những 'công trình' bằng bánh trong Nhà Trắng Ngôi nhà bánh gừng là một phần không thể thiếu và tiêu tốn nhiều tuần chuẩn bị của các đầu bếp tại Nhà Trắng trong mỗi mùa Giáng sinh, Năm mới. Gia đình Tổng thống Nixon là gia đình đầu tiên bắt đầu truyền thống trưng bày nhà bánh gừng trong Nhà Trắng kể từ năm 1969. Trong ảnh là Đệ nhất phu...