[Chế biến] – Cơm chiên tam tơ
Món này được gọi là cơm chiên tam tơ bởi các nguyên liệu đều được sơ chế như những sợi tơ trông rất đẹp mắt.
Chuẩn bị:
100g giò hoặc xúc xích1 củ cà rốt1 quả trứng gàDầu ăn, tỏi, xì dầu, giấm, gia vị.
Cách làm:
Xúc xích thái sợi.
Cà rốt bào sợi nhỏ.
Trứng tráng mỏng rồi thái sợi.
Dùng ½ chỗ cà rốt đem ngâm giấm tỏi cùng chút gia vị. Băm nhỏ 2 – 3 tép tỏi.
Video đang HOT
Cho tỏi vào chảo phi thơm với chút dầu ăn.
Cho cơm vào chiên đến khi các hạt cơm săn lại… thì bạn nêm xì dầu vừa ăn.
Khi cơm gần được thì cho trứng, ½ chỗ cà rốt còn lại và xúc xích vào đảo đều
Lấy cơm ra đĩa, dùng với cà rốt đã ngâm giấm tỏi bên trên, có thể trang trí thêm trứng và xúc xích cho món cơm thêm bắt mắt.
Cơm chiên tam tơ được chiên với xì dầu và tỏi nên mùi vị cũng rất lạ, thơm và đậm đà hơn nhiều so với các món cơm rang thông thường bạn đã gặp và thử màu sắc của những hạt cơm cũng rất đậm đà, bắt mắt.
Ngoài ra trứng trong món cơm chiên tam tơ không trộn lẫn với cơm khi trứng sống mà tráng xong thái nhỏ rồi cho vào nên cơm rất khô ráo và không bị bết, khiến hạt cơm dễ săn lại. Món ăn vừa đẹp mắt vừa đủ chất dinh dưỡng nên rất đáng để bạn làm thử dịp cuối tuần cho cả nhà thưởng thức đấy!
Chúc các bạn thành công và có món cơm chiên tam tơ thật ngon nhé!
Theo Afamily
Chưa chắc phở bằng cơm
Đa số đàn ông đều trung thành với cơm nhà nhưng thỉnh thoảng vẫn không khỏi bị cám dỗ bởi... phở chợ. Làm sao đây?
Nhưng thử hỏi, phở cũng từ gạo mà ra sao lại hơn cơm? - Nó lấp lánh sắc màu, ngạt ngào hương vị và giàu dưỡng chất hơn chăng!
Chỉ còn cách nâng cấp cơm mới cạnh tranh nổi. Bắt đầu, ta sẽ chú tâm "trang điểm" cho cơm bắt mắt hơn. Đừng dùng phẩm màu chợ, chỉ tổ làm cho hạt cơm trông lòe loẹt, vô hồn. Chọn rau củ quả xay ra, vắt nước, phối màu sẽ trông hạt cơm dễ thương, hấp dẫn hơn.
Rạo rực cơm chiên đồng nội! - Ảnh: Tạ Tri
Để khách quan và chắc ăn, chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân của chàng/nàng. Bởi những màu sắc, hình ảnh gợi nhớ quê hương luôn tạo nhiều cảm xúc cho người thưởng thức.
Cần một đĩa cơm mang hương đồng gió nội, không thể thiếu mớ lá bù ngót (đọt non, lá dày dày) để pha màu. Vài ba muỗng canh nước cốt lá giàu đạm thực vật này, sẽ giúp hạt cơm sáng bật lên màu xanh của cánh đồng mạ non ve vẩy trong gió sớm, dưới ánh nắng ban mai tinh nguyên. "Xôi đậu" thêm nhúm tép rong hay tép đất, hạt sen, nấm rơm, hạt bắp non... Điểm xuyết nhẹ nhàng thôi, sẽ làm người ăn run rẩy... tâm hồn, mấp máy... môi yêu!
Nhưng hãy lưu ý, cơm cần nấu hơi khô để khi pha màu sẽ không bị bở, rồi rang hoặc chiên lên với ít dầu. Tôm tép, rau đậu cũng phải rang sơ, hấp vừa chín tới. Với hạt sen, nếu để cả nhụy (tim sen) sẽ có vị nhẫn đắng nhưng giúp an thần, dễ ngủ, theo đông y.
Hoặc đối tượng cần... dụ dỗ rất thích biển. Cần phải đổi chủ đề: cơm chiên đại dương. Màu xanh căn bản vẫn là bù ngót, thêm chút nước ép (giã) đọt cây chùm ngây để hạt cơm nổi màu xanh ngọc và thơm thanh thoát như không khí tinh khôi miền biển. Theo y thực vương triều Nguyễn, nước ép từ lá cây chùm ngây không những tạo làn hương quyến rũ mà còn giúp người ăn không bị ợ hơi, đầy bụng.
Còn thiếu ít mực ống hoặc bạch tuộc và tôm sú... xắt hạt lựu lớn (còn teo tóp), luộc sơ. 10 - 15 hạt đậu cô - ve hoặc đậu đũa cắt hạt lựu hấp vừa chín.
Đừng quên những lời mời dùng cơm thật ngọt ngào cùng ánh mắt trìu mến, chiếc váy mới quyến rũ sẽ dễ làm người ăn... đắm đuối nơi bờ biển quen! Rồi cùng mơ tưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời, có óng ánh cát vàng, ầm ào sóng vỗ, rì rào hàng dừa thăm hỏi, chộn rộn dã tràng xe cát... Và nhiều dấu chân kỷ niệm!
Lạ miệng cơm chiên ngóng... mưa rơi! - Ảnh: Tấn Tới
Cần một chút màu gợi nhớ người em cao nguyên "má đỏ môi hồng", thì chọn củ dền hoặc trái vả ép lấy nước. Màu củ dền đỏ tía, còn trái vả đỏ hồng. Củ dền cũng không bổ máu như nhiều người lầm tưởng, theo dược sĩ Bùi Kim Tùng.
Hoặc bạn thèm một chút Huế mộng mơ, trong sớm mai se lạnh, màu tím lá cẩm sẽ rất phù hợp. Theo dược sĩ Nguyễn Văn Bé, ở Long An, lá cẩm rất dễ trồng và nở hoa thật đẹp.
Cũng có người đang ở biệt thự, ngồi xe hơi bỗng dưng thèm một chén cơm mùi ám khói. Nó gợi nhớ đến nao lòng cái chái bếp ọp ẹp nơi quê nhà xưa ấy. Mưa tạt, gió lùa tứ bề. Mẹ vừa hì hục thổi cơm bằng rơm rạ vừa chạy tìm thau chậu hứng những chổ dột - khói nhuộm nước mắt cay xè! Chắc mới có đầu bếp Trần Minh, ở nhà hàng Duyên Hải, Cần Giờ, TP.HCM mới đáp ứng được nhu cầu này.
Mọi người vẫn gọi đùa là đặc sản cơm hôi khói. Nhưng ít đầu bếp đàn em học được. Mùi khói chỉ thoảng nhẹ như mùi chái bếp lưu niên của mẹ quê hay tựa mùi lá chuối non vừa bị hơ vàng, chỉ thoảng chút nồng nồng, ngai ngái. Bí quyết là, phải dùng cái chảo bằng gang và ít vỏ cây đước tươi "ướp" nên vị khói lạ lùng ấy.
Đơn giản hơn, nhưng vui tai giòn miệng là món cơm chiên "lụp bụp". Cơm vẫn nấu hơi khô và đầu bếp cố tình "ghế" (hong cạn nước) lâu hơn để có lớp cơm cháy giòn vàng. Rồi đánh tơi cơm cháy và cơm trắng, trộn đều, rang lên, gia vị vừa ăn.
Món này ăn với mắm cái cá cơm hoặc mắm cá đồng "tí hon" Củ Chi, chấm rau tập tàng luộc thì hết ý! Đang nhai, gặp hạt cơm cháy căng giòn, beo béo sẽ nghe vỡ lụp bụp trong vòm miệng. Có điều, khâu chuẩn bị khoảng nửa tiếng và chỉ tạo hứng khởi với những hàm răng còn... bảo hành. Hiện bản quyền món này thuộc nhà hàng nướng Nam bộ, trên đường Nguyễn Thị Diệu, Q.3, TP.HCM.
Nhằm bổ sung vi khoáng và trợ tiêu hiệu quả với các món vừa kể, bạn nên tráng miệng vài múi bưởi ngọt, 3 - 5 trái sơ ri, nửa trái ổi lê, sẽ thấy đời vẫn đẹp sao!
Theo Ihay
[Chế biến] - Cơm chiên bí đỏ Cơm chiên bí đỏ là một món chay thanh đạm vừa dễ làm, vừa hấp dẫn, mà lại lung linh màu sắc. Hãy cùng Knorr thử tài với món ăn này nhé. Nguyên liệu:- 3 chén cơm trắng- 100g thịt xông khói chay- 100g bí đỏ- 100g đậu Hà Lan- 1 trái bắp luộc chín- 1 thìa súp nho khô- 1 cây hành...