Chán cơm, vợ nấu 5 món này vừa ngon lại no căng, cả nhà sung sướng vì được “đổi gió”
Chắc chắn với những món ăn này cả nhà sẽ thích thú thưởng thức trong những ngày nắng nóng.
MIẾN XÀO HẢI SẢN
Nguyên liệu:
- Miến ngon: 200g
- Mực, tôm bóc: 300g
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Hành lá, gia vị.
Cách làm:
Miến ngâm vào nước cho mềm rồi cắt khúc ngắn.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo sợi, hành tây bóc lớp vỏ bên ngoài, thái dọc, hành hoa rửa sạch, cắt khúc.
Mực rửa sạch, để ráo nước. Tôm rửa lại cho sạch, sau đó tẩm ướp chút gia vị cho ngấm khoảng 10 phút.
Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành cùng chút dầu ăn rồi cho phần tôm, mực đã tẩm ướp vào xào cho săn lại. Khi tôm và mực chín, tắt bếp, cho ra đĩa.
Thêm chút dầu điều vào chảo vừa xào mực, phi thơm hành rồi cho miến đã cắt khúc vào xào.
Thêm cà rốt vào đảo đều cùng miến, để khoảng 2 phút rồi cho hành tây vào xào cùng. Cuối cùng cho phần mực, tôm đã thực hiện ở trên vào đảo đều cùng miến.
Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, thêm hành hoa cắt khúc rồi tắt bếp.
Cho miến ra đĩa, dùng nóng.
BÚN TRỘN THỊT NƯỚNG
Nguyên liệu:
- 450g thịt mông hoặc thịt nạc vai, thái miếng vừa ăn
- Bún khô hoặc bún tươi vừa đủ ăn
- 1-2 bát giá đỗ; 1 quả dưa chuột thái lát; cà rốt muối chua; bát lạc rang đập dập; ớt thái lát; rau mùi; hành lá
Nước mắm trộn:
- 2 chén nước ấm, nước cốt 1 quả chanh; 5 muỗng canh đường trắng; ớt băm nhỏ; 2 tép tỏi băm nhỏ; 7 muỗng canh nước mắm ngon.
Gia vị:
- 5 tép tỏi băm nhỏ; 2 muỗng canh sả; 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước tương, 1 nắm hẹ xắt nhỏ; 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen; 1 muỗng canh đường
Cách làm:
- Ướp thịt: Cho tất cả các nguyên liệu vào trong một bát, trộn đều. Sau đó cho thịt lợn vào, trộn đều để nước sốt gia vị bám đều các mặt thịt. Để trong ngăn mát tủ lạnh, ướp qua đêm.
- Chần/luộc bún: Nếu bạn dùng bún khô, thì luộc với nước sôi theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau đỏ đổ ra rổ, xả qua nước lạnh để bún không dính nhau.
- Nướng thịt: Để ngon nhất thì bạn có thể cho thịt vỉ rồi nướng trên bếp than hoa hoặc nướng trong lò nướng. Nếu không có lò nướng hay bếp ban, bạn có thể dùng chảo để nướng. Làm nóng 3 muỗng canh dầu ăn trong chảo ở lửa lớn. Sau đó cho thịt lợn vào chiên chín (có thể chia làm 3 lần nếu chảo nhỏ).
- Pha nước trộn: Cho nước mắm ra bát, thêm đường vào khuấy cho đường tan rồi thêm nước ấm vào, khuấy đều cho hòa quyện. Sau đó thêm nước cốt chanh, ớt, tỏi vào là xong.
Video đang HOT
- Thưởng thức bún trộn: Chia bún đều ra các tô, sau đó cho thịt nướng, giá đỗ, rau thơm tươi, cà rốt muối, dựa chuột và lạc rang đập dập lên trên. Sau đó, cho khoảng nước chấm vào, trộn đều rồi thưởng thức.
BÚN BÒ GIÒ HEO
Nguyên liệu:
- 500g xương bò
- 1 cái móng heo ngon
- 500g thịt bò (chọn phần có gân như nạm bò)
- 200g giò sống
- 300g tiết bò luộc
- 1-2 củ hành tây, hành lá, hoa chuối (nếu thích),
- Rau cải, giá đỗ mỗi thứ vừa đủ để chần ăn kèm bún
- Gia vị: tỏi, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, 1 thìa sa tế, 1 thìa ớt bột, 2 thìa mắm ruốc
- Bún
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế xương, móng heo, thịt bò
- Xương bò rửa sạch, chặt khúc.
- Móng heo chặt khoanh tròn rửa sạch, chần qua nước sôi rồi rửa lại lần nữa cho sạch.
- Thịt bò chọn phần có gân như nạm bò, để miếng rồi rửa sạch
Bước 2: Ninh nước dùng
- Cho thịt bò, xương bò, giò heo vào nồi, đổ ngập nước rồi ninh lấy nước.
- Thỉnh thoảng vớt bọt để nước được trong.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Giò sống trộn với bột canh, hạt tiêu rồi cho ngăn đá khoảng 1-2 tiếng.
- Tiết bò ngoài hàng đã luộc, mua về rửa qua cho sạch rồi chần lại nước sôi sau đó thái miếng vừa ăn.
- Hành thái khúc, rau cải non, giá đỗ, hành tây thái vòng chần qua, nếu thích có thể thêm hoa chuối thái nhỏ.
Bước 4: Nấu bún bò giò heo
- Giò heo mềm vớt ra. Phi tỏi và hành khô rồi xào giò heo với chút nước mắm, hạt tiêu cho ngấm và đậm đà. Thịt bò mềm ta vớt ra để nguội chút rồi thái mỏng.
- Nước dùng chắt bỏ xương, cho vào đó 5 củ sả chẻ mỏng, 1 củ hành khô nướng qua giã dập, 1 mẩu gừng giã dập nướng qua.
- Phi tỏi rồi cho 1 thìa sa tế, 1 thìa nhỏ ớt bột vào xào cho lên màu sau đó cho vào nồi nước.
- Giò sống mang ra, bôi chút dầu vào tay rồi viên thành những viên tròn.
- Thả mọc vào nồi nước, mọc chín nổi lên 1 lúc là vớt ra.
- Mắm ruốc 2 thìa ăn cháo hoà tan với nước, để lắng độ 1 tiếng rồi chắt lấy nước trong cho vào nồi khuấy đều. Nêm nước mắm, bột canh sao cho vừa miệng.
Thưởng thức
- Bún chần nóng, cho vào bát, xếp thịt bò, giò heo, mọc, tiết, hành vào rồi chan nước.
- Bún ăn kèm với hành tây, giá, rau cải, hoa chuối, rau thơm nếu thích. Có thể ăn cùng giò tai là tuỳ ý mọi người nhé.
PHỞ GÀ
Nguyên liệu làm phở gà
- 1 con gà ta loại ngon (1,5 – 2kg)
- Bánh phở: 1,5kg (có thể tăng giảm tùy người ăn)
- Hành tây: 1 củ
- Hành khô: 4 củ
- Gừng: 1 củ
- Gốc rau mùi: vài cái đã bỏ rễ
- Ớt: vài trái
- Hành lá, rau mùi, giá đỗ, lá chanh, hoa hồi, quế
- Các gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, đường, mì chính, chanh.
Cách nấu:
Bước 1: Làm sạch và sơ chế các nguyên liệu
- Làm sạch con gà (có thể nhờ cửa hàng làm sẵn). Sử dụng muối để xát khắp con gà từ trong ra ngoài sẽ giúp khử mùi hôi tanh và diệt khuẩn. Rửa sạch lại một lần nữa rồi cho vào nồi nước để luộc chín cùng một ít muối và gừng.
- Hành tây, hành khô bóc vỏ rồi thái nhỏ, gừng giã nát, lá chanh thái sợi.
- Hành lá: phần xanh thái nhỏ, phần trắng chẻ dọc, mỏng
- Rau mùi: thái nhỏ 1 phần, giữ nguyên cây 1 phần
- Các loại rau sống ăn kèm rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước.
Bước 2: Nấu nước dùng phở gà
- Chuẩn bị nồi đặt lên bếp, đặt gà úp mặt bụng xuống đáy xoong, chế nước lạnh ngập mặt gà. Dùng nước lạnh để luộc từ đầu đến khi chín gà sẽ không bị đỏ xương.
- Hành khô, gừng, hoa hồi và quế mang đi nướng cho thơm, gốc rau mùi mang đi rang. Sau đó cho tất cả vào một cái túi lọc (như túi lọc trà) cùng với hành tây thái nhỏ, buộc lại để thả vào nồi nước luộc gà.
- Gà luộc chín rồi thì vớt ra để nguội, sau đó lọc bỏ xương gà rồi thái thịt gà thành các miếng nhỏ vừa ăn.
- Xương gà đã lọc ở trên cùng đầu, cổ, chân, cánh gà cũng cho vào nồi nước luộc gà, cho thêm muối, tiêu, đường, mì chính tùy theo khẩu vị. Sau đó bật bếp đun nồi nước dùng với lửa nhỏ trong 30-45 phút để nước có vị ngọt.
Bước 3: Hoàn thiện món ăn và thưởng thức
Bánh phở mang chần qua với nước sôi bằng vá rồi cho ra bát, sau đó múc nước dùng phở gà lên chan đều, cuối cùng cho các miếng thịt gà cùng rau thơm, hành lá lên là bạn đã hoàn thành cách nấu phở gà Hà Nội truyền thống chuẩn vị rồi.
BÁNH CANH CHẢ CÁ
Nguyên liệu:
- 500g đầu cá bóp
- 500g chả cá thu ảo
- 300g củ cải trắng
- 150g nấm rơm
- 500g bún bánh canh tươi (có bán sẵn)- 100g hành, ngò- 50g hành tím- Các gia vị như đường phèn, muối, nước mắm, dầu ăn, ớt đỏ, tiêu xay.
Cách làm:
A. NẤU NƯỚC DÙNG
Bước 1: Đầu cá bóp làm sạch, chặt miếng nhỏ rồi rửa sạch với nước muối, để ráo. Ướp cá với chút muối, bột nêm và tiêu để 15 phút cho ngấm vị. Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu cho hành tím đập dập vào phi thơm rồi gắp củ hành ra để riêng, tiếp đó cho đầu cá bóp vào chiên sơ.
Bước 2: Củ cải gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng cho vào nồi cùng với lượng nước lọc vừa đủ để nấu nước dùng. Cho vào nồi các loại gia vị như muối, bột nêm, đường phèn và củ hành tím đã phi thơm vào nấu cùng.
Bước 3: Khi nồi nước củ cải sôi lên, thì cho đầu cá bóp đã chiên sơ vào để nồi nước dùng thanh ngọt, đậm đà. Nấu lửa nhỏ liu riu để cá ra nước ngọt mà không bị nát cá.
Bước 4: Rửa sạch nấm rơm, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đầu hành lá rửa sạch, để ráo. Khi nồi nước dùng đã đạt là khi cá và củ cải chín mềm nhừ thì cho nấm rơm vào, khi sôi lên thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho đầu hành vào thì tắt bếp.
LÀM CHẢ CÁ
Bước 1: Trong thời gian nấu nước dùng, ta nặn chả cá thành từng miếng tròn. Chả cá này bạn có thể mua sẵn tại các chợ và siêu thị (đã có sẵn gia vị, rất thơm ngon). Với 500g chả cá mua sẵn bạn có thể nặn thành 4 miếng tròn.
Bước 2: Hai miếng bạn đem chiên: Bắc lên bếp, đun nóng dầu rồi cho từng miếng chả vào chiên vàng đều 2 mặt, gắp ra để ráo dầu.
Bước 3: Hai miếng còn lại bạn đem hấp chín: Bắc nồi nước sôi, cho 2 miếng chả cá vào xửng hấp cách thuỷ khoảng 15 phút. Lấy 1 cái lòng đỏ trứng vịt, đánh tan rồi đổ lên mặt miếng chả cá, đậy nấp lại hấp thêm 7 phút nữa là chả cá chín. Miếng chả hấp có màu vàng đẹp bắt mắt.
Bước 4: Khi 2 loại chả chiên và hấp đã nguội thì bạn đem cắt miếng (tuỳ thích) để dùng.
- Cọng bún bánh canh đem chần sơ qua nước nóng 2 phút rồi vớt ra rổ để ráo.
- Cho cọng bánh canh vào tô, gắp chả cá để lên rồi chan nước dùng vào, dùng nóng. Cho thêm vài cọng hành ngò, chanh và 1 chén nước mắm ớt đậm đặc nữa nhé.
Gắp một miếng chả, chấm thêm nước mắm, cắn một miếng rồi xuýt xoa, thật đã. Xì xụp húp muỗng bánh canh thanh ngọt, đậm đà rất thú vị.
Nước dùng thanh ngọt, đậm đà với từng miếng chả cá tươi ngon, mềm thơm, bùi vị quyện với những cọng bánh canh trắng ngần, thật hấp dẫn.
Đây là món bánh canh tuyệt ngon có thể dùng bất cứ lúc nào trong ngày, món ăn đậm đà thanh ngọt, đủ chất và cũng dễ nấu nữa.
Cách nấu bánh canh chả cá không khó, chị em hãy thử nhé!
Cá chình om chuối đậu
Trong chuyến công tác tới Quảng Yên mới đây, tôi đã được thưởng thức một số đặc sản địa phương, trong đó có món cá chình om đậm đà với chuối xanh.
Húp chút canh cá vừa ngọt, lại chua chua vị mẻ, bao kỷ niệm về ngày xưa lam lũ, cuộc sống vất vả mà ăm ắp yêu thương lại ùa về, chỉ qua dẫn xuất là hương vị của một món ăn quê.
Nguyên liệu của món cá chình om chuối đậu đơn giản và dễ kiếm.
Đến với vùng đất Quảng Yên thanh bình, mang đậm những nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, tôi không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên bởi sự phong phú và đặc trưng văn hóa vốn có và cũng vì sự phong phú, độc đáo của sản vật, sự sáng tạo của người dân địa phương trong nghệ thuật ẩm thực, không cầu kỳ mà lại rất hiệu quả. Không khó để kiếm tìm những món ăn ngon ở mảnh đất "Người Thăng Long đi mở cõi": nào ngán, nào hàu, nào nem chạo, bánh gio, bánh giầy, tôm bò và nhất là cá chình om chuối đậu. Nghe thôi cũng đủ phát thèm.
Nói về loài cá chình cũng là một câu chuyện thú vị. Cá chình sống ở khe suối nhưng lại sinh sản tại biển. Hết mùa sinh sản, cá chình con theo mẹ ngược về vùng thượng nguồn các sông để sinh sống. Loài cá này sống được cả ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn thế nên cá chình ở vùng đất cửa biển Quảng Yên không khó tìm và lại càng không khó tìm loại cá này tại những nhà hàng ở phố ẩm thực " Sông Chanh, Bến Ngự".
Cá chình om chuối đậu được giữ trên lửa, thưởng thức giống như ăn lẩu.
Cá chình còn sống thịt tươi, ngon và béo. Để nấu món cá chình om chuối đậu, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Để có nồi cá chình cho 6 người ăn, cần chọn cá chình từ 1 - 1,2 kg. Cá mổ bụng, dùng tro vuốt sạch lớp nhớt bên ngoài cho đến khi da cá bóng láng rồi cắt cá thành từng khúc. Nguyên liệu nấu món cá chình, trên dưới 20 thành phần, gia vị gồm: Chuối xanh, đậu phụ chiên, thịt ba chỉ lợn chiên sơ qua dầu; hành, tỏi, bột nghệ, mắm tôm, mẻ, bơ lạc, mắm, hạt nêm... Bí quyết để cá chình om chuối đậu thêm đậm vị đó là cần trần chuối với bột nghệ và mẻ trước khi nấu để miếng chuối ngấm gia vị và có màu vàng ruộm bắt mắt.
Sau khi đã sơ chế và chuẩn bị các nguyên liệu, công đoạn nấu còn lại khá đơn giản, chỉ cần lần lượt bỏ cá và các thành phần gia vị vào nồi đổ gần xâm xấp nước, om trong 20 - 25 phút, cá chín, chuối mềm là có thể thưởng thức được rồi.
Để giữ cho món cá chình om chuối đậu luôn nóng sốt và hấp dẫn, cá sau khi chín vẫn được để liu riu trên bếp. Với cách làm này, càng về sau nước cá lại càng thơm ngon, đậm đà.
Cá chình om chuối đậu phù hợp ăn với cơm hoặc bún, nếu ăn kèm các loại rau như tía tô, lá lốt, hoa chuối thì lại càng "chuẩn vị". Một chén rượu thơm mùi lúa mới sẽ là sự cộng thêm hoàn hảo cho một bữa tiệc tiếp bạn chuẩn chân tình chốn quê.
Những đặc sản nổi tiếng tại Huế Có những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa, ấy vậy mà nó trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu người ta vẫn nhớ đến. Cơm hến Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn...