Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị động kinh
Động kinh là bệnh lý mãn tính do hoạt động kịch phát tại não biểu hiện bằng những cơn động kinh xảy ra đột ngột, tái phát.
Theo ThS.BS. Quách Thúy Minh – Nguyên trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, động kinh đòi hỏi cần phải điều trị kiên trì và lâu dài theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và y tế. Trẻ và gia đình có những vấn đề tâm lý cần lưu ý phát hiện và có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng sống cho trẻ.
Ảnh minh họa.
Tâm lý của trẻ bị động kinh
- Cảm xúc: một số trẻ có cảm giác sợ hãi, lo âu, xấu hổ, cảm giác có lỗi vì đã bị bệnh. Một số khác có thể hay cáu gắt dễ phản ứng lại hoặc trở nên gắn bó lệ thuộc. Đối với trẻ lớn có thể giấu bệnh với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Do bị bệnh nên nhiều trẻ phải thay đổi nếp sống, thói quen, sở thích làm giảm đi những hoạt động trước kia. Do vậy trẻ có cảm giác mất đi sự tự do, cảm thấy gò bó hoặc chán nản.
Những trẻ bị động kinh nặng, động kinh kháng trị thường có những biểu hiện thay đổi tâm lý như:
- Cảm xúc: nóng tính, khó kiềm chế, bướng, xung động, dao động thất thường.
- Tính cách: đòi hỏi, nhi hoá, phụ thuộc, không kiên trì, kém giao tiếp…
- Hành vi: nhiều trẻ tăng động, có một số lại trở nên uể oải chậm chạp.
- Trí tuệ: một số trẻ học kém, giảm trí nhớ, chậm phát triển trí tuệ.
- Vấn đề sức khoẻ: một số có thể có rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn dạng cơ thể.
Tâm lý của gia đình có trẻ động kinh
Cách ứng xử với trẻ
Video đang HOT
- Quá chiều, làm thay, cho ăn nhiều…
- Giảm học, giảm yêu cầu và hạn chế trẻ giao tiếp, không cho tham gia hoạt động xã hội.
- Một số cha mẹ thấy trẻ bướng bỉnh, hay đòi hỏi, học kém…lại đánh mắng trừng phạt trẻ nặng nề.
Những vấn đề tâm lý của gia đình
- Cảm xúc: lo âu, lo sợ, trầm cảm (buồn, mặc cảm, che giấu…)
- Rối loạn tâm thể: đau, mỏi, kém ngủ, ăn kém…
- Xáo trộn cuộc sống gia đình: thay đổi sinh hoạt, tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, giảm các hoạt động các giải trí.
- Cách ứng phó với bệnh khác nhau ở các gia đình: Coi như thử thách và tìm cách thích nghi vượt qua; Coi bệnh là trừng phạt: mê tín, bi quan, bị động; Coi bệnh là tổn thương: lo lắng, bân tâm sức khỏe gây ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con và cách sinh hoạt cả gia đình, lo lắng tương lai con.
- Không tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ, không tuân trị, đi khám nhiều nơi, tìm nhiều cách điều trị khác.
- Với trẻ kháng thuốc, gia đình thường lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài: mong thuốc mới, hy vọng sau đó lại thất vọng. Sợ thuốc có tác dụng phụ.
- Phản ứng của anh chị em trẻ bị động kinh: anh chị em của trẻ động kinh cũng có thể bị những rối loạn sau: Than phiền cơ thể; Lo âu, sợ hãi; Cảm giác bị bỏ rơi hoặc ghen tỵ vì ít được quan tâm; Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến tái phát cơn động kinh; Các nghiên cứu cho thấy: cơn động kinh không chỉ đơn thuần do tại não mà còn do yếu tố bên ngoài hoặc trạng thái tâm lý.
Nhiều bệnh nhân giảm cơn và giảm mức độ nặng khi nằm viện do cảm thấy an toàn và ít sang chấn tâm lý.
Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân động kinh
- Tư vấn tâm lý nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện: hung tính, tăng động, học kém, lo lắng bất an, buồn chán, đau mỏi, ăn ngủ kém…
- Tạo nếp sống nề nếp, sinh hoạt điều độ.
- Tôn trọng, khuyến khích trẻ tự lập và tự tin.
- Khi trẻ có hành vi sai, gia đình cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, không đánh mắng, nên giải thích và hướng dẫn kiên trì.
- Liệu pháp hành vi nhận thức: động viên khen thưởng hành vi tốt, hướng dẫn trẻ kiểm soát cơn nóng giận: ngồi bình tĩnh, thở đều, đếm nhẩm…
- Cho trẻ tham gia vui chơi, sinh hoạt hoà nhập cộng đồng.
- Trẻ chậm trí tuệ nên học lớp đặc biệt, trẻ có khiếm khuyết chức năng cần tập luyện phục hồi chức năng.
- Cộng đồng và xã hội không thành kiến, nên tạo thuận lợi cho trẻ hoà nhập.
- Gia đình nên tham gia Câu lạc bộ để chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm.
Theo Vnmedia
Đàn ông sinh con ở tuổi nào tốt nhất?
Theo một nghiên cứu từ phân tích hơn 1.000 mẫu tinh trùng của các ông bố từ 20-60 tuổi. Họ phát hiện những đứa trẻ được sinh ra khi người cha ở độ tuổi 30-35 thường thông minh, giỏi giang hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa được sinh ra bởi những ông bố già hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Câu chuyện về những người đàn ông vẫn có thể làm bố ở "tuổi xưa nay hiếm" khiến cho không ít người băn khoăn xen lẫn tò mò về khả năng sinh sản của con người.
Cụ Ramajit Raghav, một nông dân sống ở ngôi làng nhỏ Kharkhoda tại quận Sonipat thuộc Haryana, Ấn Độ vừa được lên chức bố, ở độ tuổi xưa nay hiếm (94 tuổi). Với kỷ lục này, cụ Ramajit Raghav đã trở thành ông bố già nhất thế giới. Trước khi sinh nở, bà Shakuntala vợ cụ Ramajit Raghav (52 tuổi), đã được các bác sỹ khuyên nhập viện trước khi sinh 1 tháng, để tiện theo dõi. Cuối cùng, đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường và trong tình trạng sức khỏe tốt, cụ Ramajit Raghav đã đặt tên cho đứa trẻ là Karamjit, có nghĩa là "quà tặng thượng đế".
Nhưng không phải ai cũng được may mắn như cụ Ramajit Raghav, nhiều người đã bị tước đi quyền làm cha chỉ vì họ đã để lỡ thời gian đẹp nhất để sinh con. Hoặc họ vẫn có được may mắn trở thành bố nhưng lại để lại quá nhiều thiệt thòi cho đứa con của mình cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy đâu là ngưỡng an toàn cho bạn?
30 - Tuổi vàng để làm bố
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kế hoạch hóa gia đình Thượng Hải. Trung Quốc đã tiến hành thu thập số liệu và phân tích hơn 1.000 mẫu tinh trùng của các ông bố từ 20-60 tuổi. Họ phát hiện những đứa trẻ được sinh ra khi người cha ở độ tuổi 30-35 thường thông minh, giỏi giang hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa được sinh ra bởi những ông bố già hơn.
Nguyên do là ở độ tuổi 30, chất lượng tinh trùng của nam giới đang ở "đỉnh cao phong độ", và nó vẫn được khỏe mạnh trong 5 năm tiếp theo. Sau đó, "đội tinh binh" này sẽ bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, ốm yếu dần theo thời gian. Vì vậy, theo đó, để con bạn được thông minh, khỏe mạnh các ông bố nên kết hôn ở độ tuổi 27-30 và nên sinh con ở độ tuổi 30-35 là tốt nhất.
Bên cạnh đó, để có những đứa con thông minh khỏe mạnh, không thể không quan tâm đến độ tuổi sinh sản của người mẹ. Phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi 24-29 tuổi, lúc này họ đang trong thời kỳ sung sức, chất lượng trứng tốt và cơ thể cũng đang khỏe mạnh để mang thai và sinh ra những đứa con hoàn thiện.
Hạn chế khi ngoài 40
Một nghiên cứu của Đại học Aarhus (Đan Mạch) khẳng định, những người đàn ông đã qua tuổi 35 mới quyết định có con thì nguy cơ người vợ sảy thai có thể tăng lên 30% và tỷ lệ này sẽ tăng dần theo độ tuổi ông bố.
Các nhà khoa học lý giải, nam giới tuổi càng cao thì nồng độ testosterone càng giảm. Sự suy giảm testosterone khiến khối lượng cơ bắp giảm, xương yếu đi, khả năng sinh hoạt tình dục giảm đáng kể. Khi cơ bắp yếu quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm hơn, giảm khả năng phối hợp và cân bằng trong cơ, có thể dẫn đến khó khăn khi di chuyển, ngã hoặc gãy xương. Họ vì thế cũng không còn đủ sức khỏe để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, không khiếm khuyết.
Kết quả phân tích của 570 ca thụ tinh được thực hiện bởi Trung tâm Y học sinh sản Huntindon, Brazil cho thấy: Cơ hội giúp vợ thụ thai của nam giới ở tuổi 41 là 60%; con số này giảm khoảng 7% mỗi năm cho tới năm 45 tuổi. Cũng theo nghiên cứu này, nam giới ở độ tuổi 45 chỉ còn 35% khả năng giúp vợ thụ thai.
Ngoài ra, tuổi cao, khiến quá trình sản xuất androgen ở "cậu nhỏ" gặp trở ngại, những cơn co rút diễn ra khá thường xuyên khiến nam giới giảm phong độ "yêu đương". Áp lực về công việc, địa vị, gia đình, tài chính cũng khiến họ mệt mỏi và lo âu.
Nếu không giải tỏa sớm, những triệu chứng trên dễ dẫn đến căn bệnh trầm cảm, stress nặng... gây rối loạn cương dương. Lối sống không khoa học, uống rượu bia, hút thuốc lá cùng với gánh nặng tuổi tác lâu dần cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục, giảm khả năng sinh con của các quý ông.
Điểm đen 60: Nhiều nguy cơ
Từ sau 60 tuổi, khả năng sinh sản của nam giới cực kỳ thấp, họ gần như không còn khả năng làm bố. Chất lượng tinh trùng kém, độ nhanh nhạy của chúng cũng suy giảm, khiến chúng không còn đủ sức để bơi thật nhanh đến gặp các "nàng trứng". Theo kết quả nghiên cứu của Hội Sức khỏe Sinh sản Mỹ thì nam giới sau 60 tuổi chỉ còn không đầy 10% giúp bạn đời thụ thai. Sau tuổi 65 thì tỷ lệ này gần như tụt về mức 0.
Ở độ tuổi 60, nam giới rất dễ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch... ảnh hưởng tới chức năng thần kinh, gây rối loạn sinh lý, khiến khả năng tình dục suy giảm, thậm chí không còn khả năng tình dục và sinh sản. Và ngay cả khi may mắn thụ thai thì nguy cơ biến dị bào thai làm cho đứa trẻ sinh ra sẽ chịu tỷ lệ khuyết tật, bệnh tim, bệnh tự kỷ, và động kinh cũng rất lớn.
Bên cạnh đó, vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng không tốt tới những đứa trẻ. Do sự chênh lệch quá lớn về tuổi tác và sự thay đổi tâm sinh lý nên việc chăm sóc, nuôi dạy, vui chơi cùng con cái của những ông bố già cũng gặp nhiều trở ngại. Họ thường có xu hướng khắt khe và ít vị tha hơn đối với con trẻ và vô tình tạo một áp lực không tốt lên sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Theo SKGĐ
Rối loạn giấc ngủ có thể tai biến mạch máu não Có trên 80% bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, hay ngáy, ngưng thở khi ngủ; kéo theo nhiều bệnh khác như tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não. Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể con người, chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, áp lực đời sống hiện nay khiến giấc...