Cấp cứu bệnh nhi thoát vị nội hiếm gặp
Ngày 15/7, BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh viên đã cứu sống bệnh nhi 14 tuổi thoát vị nội hiếm gặp.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp nhận một trường hợp trẻ Ng. T. V. (14 tuổi, nữ, ngụ tại Cà Mau) trong tình trạng xanh tái, nôn ói, đau bụng. Bệnh sử ghi nhận, cách nhập viện tuyến trước 2 giờ, em đau bụng, ói ra dịch vàng xanh 6-7 lần, mệt; nhập bệnh viện địa phương được thăm khám và xét nghiệm amylase máu tăng, được chẩn đoán viêm tụy cấp, điều trị 3 ngày, trẻ không cải thiện còn đau bụng, ói, bụng chướng không đi tiêu được nên chuyển bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh.
Tại đây, các bác sĩ truyền dịch chống sốc, điều chỉnh nước điện giải, làm các xét nghiệm máu, siêu âm bụng ghi nhận dấu hiệu bán tắc ruột, CT scan bụng ghi nhận có tình trạng một số quai ruột chui vào một khe tạo bởi một dải nối rốn ruột với thành bụng, gây tắc ruột. Ngay lập tức trẻ được chuyển mổ cấp cứu ghi nhận có một quai ruột dính lên thành bụng, một số quai ruột non dãn lớn thoát vị qua lỗ tạo bởi ống rốn ruột, quấn vào dây rốn ruột này, các bác sĩ tiến hành gỡ dính, cắt đoạn ruột thâm tím và ống rốn ruột, nối ruột tận – tận. Sau mổ, bệnh nhi được chuyển khoa hồi sức ngoại, điều trị hỗ trợ hô hấp, bù nước điện giải, kháng sinh phổ rộng. Tình trạng trẻ cải thiện dần, cai máy thở, tỉnh táo và tập ăn qua đường miệng.
BS Nguyễn Minh Tiến cho biết đây là trường hợp thoát vị nội hiếm gặp do ruột chui qua khe ống rốn ruột. Bệnh lý ống rốn ruột là bệnh lý do sự tồn tại 1 phần hay toàn bộ của ống noãn hoàn ngoài giai đoạn sinh lý gây nên. Tuần thứ 7 của thai kỳ, túi noãn hoàn ngoài phôi và ống noãn hoàn (ống rốn – ruột) tiêu biến đi, ruột tách rời khỏi rốn. Nếu quá trình này xảy ra không hoàn toàn, ống noãn hoàn sẽ còn lại thường gọi là ống rốn – ruột. Trẻ sơ sinh nhũ nhi nếu tồn tại ống rốn ruột thì rốn chảy dịch kéo dài, dịch có mùi hôi nên phụ huynh lưu ý đưa con em đi khám cơ sở y tế có chuyên khoa nhi.
Hôm nay chúng tôi lại đứng trước một thách đố trí não của tạo hoá
Đó là chia sẻ của bác sĩ Trương Quang Định bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trên trang cá nhân của mình về việc huy động gần 100 y bác sĩ chuẩn bị mổ tách dính ca song sinh phức tạp.
Video đang HOT
Gần 100 y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố đã sẵn sàng cho ca phẫu thuật, tách đôi song sinh dính liền phức tạp bậc nhất Việt Nam vào ngày 15/7.
Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết vào ngày 15-7 các bác sĩ (BS) sẽ tiến hành ca mổ tách phức tạp cho ca song sinh bị dính nhau vùng bụng chậu.
Vào tháng 6/2019, thai phụ 25 tuổi (ngụ quận 9, TP.HCM) mang thai lần đầu, vào tuần thứ 16 phát hiện thai đôi dính nhau vùng bụng chậu, chung một dây rốn.
Đến tuần thứ 33, thai phụ được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng nặng và đe dọa tử vong.
Sáng ngày 7/6 ê-kip bác sĩ BV Hùng Vương đã thực hiện mổ sanh an toàn 2 bé gái: "Song thai dính vùng bụng chậu, tứ chi đầy đủ, 2 cơ quan sinh dục, 1 hậu môn...".
Song thai sinh ra nặng 3,2kg với tình trạng dính nhau vùng bụng chậu, tứ chi đầy đủ, có 2 cơ quan sinh dục và một hậu môn. Hai bé được đặt tên Trúc Nhi và Diệu Nhi.
Hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu trước ca phẫu thuật tách rời diễn ra vào ngày mai (15-7). Ảnh: BVCC
Hai bé được chuyển qua BV Nhi đồng Thành phố để tiếp tục điều trị ổn định tình trạng suy hô hấp do bệnh màng trong cũng như các bệnh lý liên quan đến trẻ sinh non, nhẹ cân khác.
Qua thăm khám ban đầu, các BS nhận định đây là trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời cực kì hiếm gặp. Ước tính trên thế giới, tỉ lệ song sinh dính nhau là 1 trên 200.000 trẻ sinh sống, trong số đó chỉ có 6% là dính nhau theo kiểu của hai bé.
Ngoài ra, hai bé còn hàng loạt bất thường tại vùng bụng chung như: có chung một phần hồi tràng, một khung đại tràng và chỉ có một hậu môn. Về hệ thận niệu: hai bé có hai bàng quang nằm hai bên của ổ bụng chung, mỗi bàng quang được hai niệu quản xuất phát từ 2 bé đổ vào thay vì của cùng một bé. Về cơ quan sinh dục, hai bé có tử cung âm đạo đôi. Ngoài ra còn có hở khớp mu, khung chậu hai bé lại xếp thành một vòng tròn.
Sau 6 tháng, cặp song sinh đã biết ngồi dậy, bò chồm, học cách thay nhau bước lùi để tập di chuyển
Sau 6 tháng, cặp song sinh đã biết ngồi dậy, bò chồm, học cách thay nhau bước lùi để tập di chuyển. Do cơ thể dính liền nhau nên hai bé cũng gặp nhiều bất tiện khi di chuyển như không thể ngồi dậy cùng lúc, di chuyển không ăn ý khiến đầu cụng vào nhau.
Hiện tại, hai bé đã được 13 tháng tuổi, nặng 15 kg với các chỉ số phát triển gần với những trẻ bình thường, đủ điều kiện sức khỏe để được tách dính.
Theo khoa học, tỷ lệ sống sót của các cặp song sinh dính liền nằm trong khoảng chỉ từ 5-25%, và dù hai bé đã chung sống hòa bình và nhịp nhàng cùng nhau, cha mẹ và các y bác sĩ vẫn mong muốn cho hai em có một cơ thể hoàn chỉnh, được có cơ hội như những trẻ em lành mạnh khác.
Chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên khoa cho cuộc mổ tách dính này, ngành Y tế đã huy động 93 nhân viên, bao gồm hơn 60 BS, điều dưỡng và nhân viên BV Nhi đồng Thành phố phối hợp hội chẩn nhiều lần cùng với gần 30 chuyên gia từ các BV và trung tâm lớn như BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2, BV Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình, BV Mắt, BV Xuyên Á và BV Đại học Y dược TP.HCM để lên kế hoạch phẫu thuật chi tiết.
Các BS, chuyên gia đã lên phương án chi tiết cho cuộc mổ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm cả kế hoạch xử lý những rủi ro có thể xảy ra trong lúc mổ.
Dự kiến cuộc đại phẫu diễn ra vào lúc 6 giờ vào ngày 15/7, kéo dài 12 giờ đồng hồ. Chúc cho ca đại phẫu diễn ra thành công tốt đẹp.
(Hy hữu) Nhổ răng sâu, răng văng vào phế quản phải đi cấp cứu Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh cho biết bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bé gái H.T.N (8 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) bị chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi nhổ răng tại một phòng nha ở địa phương. Bệnh sử ghi nhận cách nhập viện...