Cao Lầu – niềm tự hào của văn hóa ẩm thực phố cổ Hội An
Cao lầu được xem là món ăn đặc trưng, là niềm tự hào của ẩm thực phố cổ Hội An, Quảng Nam. Câu ca dao xứ Quảng chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều thực khách, đặc biệt đối với những ai yêu văn hoá và ẩm thực Hội An.
Cao lầu đã trở thành niềm tự hào của ẩm thực Hội An
“Ai qua phố cổ Hội An
Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu.”
Ngoài mì Quảng, cơm gà, bánh mì Phượng… du khách đặt chân đến khu phố cổ thơ mộng này không thể bỏ qua Cao lầu Hội An – thứ “cao lương mĩ vị” từ thời chúa Nguyễn mà chỉ Hội An mới có.
Nguồn gốc cao lầu Hội An
Người dân Hội An truyền tai nhau rằng cao lầu đã xuất hiện ở nơi đây từ thế kỉ 17, khi cảng Hội An vừa được khai thông, cho phép thuyền buôn nước ngoài đến trao đổi hàng hoá. Người Nhật đã vào Hội An làm ăn trước, nhưng những nhân vật bám trụ trên nền đất cổ đến tận ngày nay lại là người Hoa. Tuy nói vậy, nhưng món cao lầu không có xuất xứ từ đất Hoa, cũng không phải là một món Nhật, nó là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa ẩm thực.
Video đang HOT
Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn đặc sản
và tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố cổ Hội An
Có chăng, cái tên “cao lầu” bắt nguồn từ tiếng Hoa – chỉ những món cao lương mĩ vị. Nhiều người Hoa ở Hội An kể lại rằng: Khi xưa, những người giàu có đến các tiệm ăn ở đây thường ngồi trên lầu cao treo đèn lồng xanh đỏ, món ăn này quen được xướng mang “lên lầu”, dần quen được rút gọn thành “cao lầu” và trở thành tên món cao lầu đặc sản ngày nay.
Khi xưa, những người giàu có đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu cao treo đèn lồng xanh đỏ
Cao lầu Hội An không phải bún, cũng chẳng phải phở. Dù có nhiều nét tương đồng với mì Quảng, nhưng cách chế biến thì cực kì công phu và hương vị cũng khác. Cao lầu có sợi mì vàng ươm, được dùng kèm với thịt xíu, tôm, da heo và các loại rau sống.
Cao lầu không phải là một món bún hay món phở được chan với nước dùng. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều.
Để sợi mì được vàng và ngon, người ta phải dùng loại tro nấu từ cù lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Cách nấu cao lầu của người Hội An
Theo chia sẻ của người dân phố Hội, để có được một món cao lầu ngon, với sợi mì vàng, giòn dai, dẻo khô đặc trưng phải sử dụng loại tro củi tràm từ mảnh đất Cù Lao Chàm để ngâm gạo. Nước xay gạo cũng phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng cổ có từ lâu đời ở phường Minh An, Hội An, nổi tiếng có làn nước trong, mát lạnh, không phèn. Sợi cao lầu có thể được nhuộm vàng, hoặc có màu vàng tự nhiên từ gạo lứt.
Từ thế kỷ XVII, cao lầu đã xuất hiện ở Hội An.
Giống như mì Quảng, cao lầu Hội An không cần nước lèo, nhưng nước xíu (nước sốt làm xá xíu), thịt xíu và tép mỡ thì không thể thiếu. Để làm xá xíu, ta phải chọn thịt đùi heo nạc, tẩm ướp gia vị và ngũ vị hương kĩ càng. Tép mỡ khi xưa được làm từ da heo chiên giòn nhưng ngày nay, nhiều tiệm ăn đã thay bằng bột làm sợi cao lầu.
Để điểm thêm cho món cao lầu trứ danh, người đầu bếp thường thêm một chút da heo, cao lầu khô chiên giòn, đậu phộng rang giã nhỏ, rau sống Trà Quế, ớt… Cao lầu Hội An được dùng cùng nước xíu đặc trưng của người bản xứ. Thực khách gần xa đã quen với vị đậm đà, có thể thêm vào một chút nước mắm cho vừa miệng.
Cách nấu cao lầu của người Hội An kì công, phức tạp là vậy, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện món ăn đặc sản này tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến vô cùng đơn giản.
Bánh canh bà Quýt, nhất vị gia truyền 35 năm nơi phố cổ
Trong hành trình khám phá ẩm thực địa phương tại Hội An mới đây, tôi chọn thưởng thức món bánh canh có tuổi đời 35 năm ở giữa lòng phố cổ thay vì là những món ăn truyền thống như cao lầu, mì Quảng, xíu mà, bánh tráng đập...
Một phần bánh canh đặc biệt của bà Quýt. Ảnh: Hòa Vang
Vừa múc bánh canh cho khách, bà Quýt, chủ quán cho hay, năm nay bà đã 60 tuổi và có 35 năm với nghề nấu và bán bánh canh. Trước đây quán bà bán ở đường Phan Châu Trinh, ngay cạnh bánh mì Phượng. Song đường vào nơi đó chật hẹp nên từ hơn hai năm nay quán bánh canh của bà dời về số 51 đường Thanh Hóa, phường Tân An, Hội An.
Ban đầu, khách đến quán chủ yếu là học sinh và những người lao động đến ăn lót dạ buổi chiều. Từ khi Hội An phát triển du lịch đối tượng khách cũng đa dạng hơn, có cả khách nước ngoài, họ đến quán theo truyền miệng hoặc giới thiệu của các "bác tài" hay nhân viên các khách sạn. Nhưng với ai, bà cũng bán đồng giá và chất lượng như nhau, có lẽ vì vậy mà quán vẫn giữ được thiện cảm trong mắt thực khách nhiều năm qua với giờ mở cửa cố định là từ 14:00 - 19:00. Trước đại dịch Covid-19, trung bình mỗi ngày bà Quýt bán trực tiếp và mua mang đi khoảng 500 tô bánh canh.
Bà Quýt bên "kho tàng" bánh canh 35 năm tuổi đời của mình. Ảnh: Hòa Vang
Tại đây, thực khách có thể gọi tô bánh canh với các hương vị khác nhau từ bánh canh giò heo, xương heo, đến chả cá với giá bình dân từ 20.000 đến 30.000 đồng/tô, nếu là tô "đặc biệt" có giá 50.000 đồng (bánh quẩy, bánh mì tính riêng). Dù thực khách có tăng lên nhưng bà vẫn quyết định giữ mức giá và chất lượng như nhau. Có lẽ vì vậy, quán bánh canh bà Quýt vẫn luôn thu hút và nhận được nhiều sự yêu mến của thực khách.
Tuy nhiên, để cảm nhận đủ hương vị có lẽ thực khách nên gọi tô đặc biệt, với một cục xương chân giò béo ngậy nạc mềm, một viên chả cá vàng óng như nghệ, chả, giò thái chỉ điểm xuyết trên mặt tô bánh canh bốc khói thơm lừng cùng với bánh mì giòn rụm trông bắt mắt.
Ngoài ra, thực khách cũng có thể gọi một tô chả giò hoặc chả cá ăn kèm với bánh quẩy hoặc bánh mì nướng giòn nếu như không muốn ăn cùng bánh canh. Vị thơm bùi của quẩy, bánh mì ăn kèm với thứ nước dùng ngọt lịm sẽ khiến thực khách say mê khi đã một lần thử. Bánh mì và quẩy nơi đây rất nóng và giòn bởi luôn được hong trên than đỏ, khi khách gọi mới mang ra.
Qua quan sát, bánh canh bà Quýt được nấu với nguyên liệu bột gạo và bột lọc tùy theo khẩu vị người ăn. Để có tô bánh canh thơm ngon, như ý bà rất cẩn thận trong việc chọn nguyên liệu phù hợp để làm sợi bánh. Nhất là bột gạo phải dùng gạo lúa mới để bánh có độ dẻo và thơm.
Sợi bánh canh được bà làm thủ công để giúp hương vị món ăn ngon và đậm vị hơn. Ảnh: Hòa Vang
Với sợi bánh bằng bột lọc của quán bà cũng có độ dẻo, trong veo và có mùi thơm rất đặc trưng. Bột các loại phải được cắt thành miếng mỏng với độ dài, độ dày vừa phải. Sau đó, đem luộc cho đến khi chín và nhanh tay vớt ra và cho vào chậu nước nguội. Nhờ vậy sợi bánh sẽ không dính vào nhau.
Bà Quýt "quản lý" ba nồi nước lèo, một nồi chuyên ninh giò heo, một nồi nước béo có chả, còn một nồi để luộc bánh canh. Nước lèo được bà chọn lựa kỹ lưỡng từ xương, thịt, giò... nên khi nấu nước lèo có vị ngọt đậm đà từ xương, béo mà không ngấy, hơi cay nhẹ hấp dẫn, ăn cùng bánh quẩy, bánh mì nướng giòn rất "đã miệng".
Một đoàn du khách hồ hởi khi thưởng thức món bánh canh 35 năm tuổi. Ảnh: Hòa Vang
Lần đó, nhiều người trong gia đình tôi sau khi thưởng thức đều cho rằng với món bánh canh bà Quýt vẫn là những sợi bột gạo hay bột lọc trắng, xương hầm, giò hầm và chả cá, thêm vài múi quật (quất) xanh, vài lát ớt đỏ xắt nhỏ cùng với bí quyết chế biến của bà đã làm níu chân du khách gần, xa.
Thưởng thức món Cao lầu phố Hội Cái tên cao lầu luôn là món ăn hấp dẫn khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm không gian cổ kính ở phố Hội. Cao lầu Hội An Món ăn mang trong mình sự sáng tạo, tài hoa của người Hội An. Năm 2014, tạp chí Huffington Post của Mỹ đã từng ca tụng cao lầu Hội An là một trong...