Cảnh giác với các chất gây ung thư có trong mỹ phẩm
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì việc làm đẹp được coi như nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là phụ nữ. Mỹ phẩm được coi như vật bất ly thân của những ai có nhu cầu làm đẹp. Song trong mỹ phẩm lại ẩn chứa nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư khiến không ít người lo ngại khi phải thường xuyên sử dụng nó?!
Nguy cơ gây ung thư của các hóa chất có trong mỹ phẩm
Mỹ phẩm là một thuật ngữ bao gồm một loạt các sản phẩm: chất tẩy rửa cơ thể, chất dưỡng ẩm, chất khử mùi, bộ sản phẩm trang điểm, kem đánh răng.
Hàng ngày, khi ngủ dậy, chúng ta tiếp xúc ngay với kem đánh răng, sữa rửa mặt, nữ giới còn có thể thêm với bộ trang điểm hàng ngày. Kết thúc một ngày với việc tắm gội, tẩy rửa… xoay vòng với một lô mỹ phẩm và hóa chất…
Vào năm 1990, tại Mỹ, người ta thống kê được 38.000 tổn thương có liên quan đến mỹ phẩm cần điều trị, bao gồm: dị ứng, kích ứng da, rối loạn nội tiết; bệnh phồng rộp, loét da và niêm mạc (hội chứng Steven Jonhson).
Tháng 6/2000, lần đầu tiên Hiệp hội Utusan Konsumer Consumer’Asociation of Penang (CAP) đã có báo cáo về bệnh ung thư có liên quan đến các mỹ phẩm sử dụng hàng ngày.
Khi sử dụng mỹ phẩm, một số hóa chất có trong mỹ phẩm có thể thấm qua da vào cơ, máu với số lượng đáng kể, đặc biệt là khi mỹ phẩm để lại trên da trong một thời gian dài, nó gây ra hậu quả không nhỏ.
Trong mỹ phẩm có những hóa chất gì? Đơn cử một vài loại sản phẩm: sữa dưỡng ẩm, thành phần gồm: isopropyl, stearic acid, mineral oil, PEG-100 stearate, methylparaben, propylparaben, fragance… Son môi: paraben, methol, màu nhân tạo, acid salicylic…
Gần đây, trong một cuộc khảo sát thị trường ngẫu nhiên của 120 mỹ phẩm và các sản phẩm sử dụng hàng ngày, CAP đã tìm ra những điều sau:
- Trong mỹ phẩm có chứa các chất gây ung thư đã được công bố.
- Chất hóa học có trong sản phẩm có thể phản ứng với hóa chất khác để tạo thành chất gây ung thư.
- Trong sản phẩm có chứa các chất có liên quan đến ung thư hay gây ung thư trên động vật.
Video đang HOT
Hóa chất có trong mỹ phẩm chứa các chất hóa học để giúp làm mát da, giữ nước (mineral oil, methol, long não) hay làm màu môi lâu trôi, khó phai (chì, mangan)…
10 chất độc trong mỹ phẩm như BHA, BHT, paraben,…có thể gây độc cho hệ miễn dịch, hệ thần kinh, đường hô hấp và khả năng sinh sản.
Hóa chất gây ung thư như thế nào?
Paraben: là chất được sử dụng cho việc bảo quản mỹ phẩm, người tiêu dùng ít khi được thấy in trên nhãn. Nó được phát hiện trong các mô của bệnh ung thư vú. Ngoài ra, paraben còn làm tăng lão hóa da và làm tổn thương AND.
Màu nhân tạo: Blue 1, Green 3: là chất gây ung thư. Một số màu sắc nhựa than đá nhân tạo có chứa các tạp chất kim loại nặng, trong đó có thạch tín (asenic) và chì (lead) là những chất gây ung thư.
Mineral oil: có thể được biết đến với các biến thể như: petrolatum, paraffinum liquidum,… mineral oil (dầu khoáng), nghe có vẻ rất tinh chất và tự nhiên, nhưng thực chất nó được tạo ra từ dầu mỏ, có tác dụng làm mềm da, song nó lại có thể gây bít lỗ chân lông, tạo mụn và nguy hiểm hơn là gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
DEA(Diethanolamine)/MEA(monoethanolamine)/TEA(triethanolamine): DEA và MEA là chất tạo bọt, được sử dụng trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. TEA được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm như: mascara, eyeline, foundation, suncreen… Đây là chất gây kích ứng mạnh ở da và mắt. Các chất này rất dễ thấm qua da, tích tụ trong nội tạng, trong não. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.
Avobenzone, Benzophenone, PABA: có trong các sản phẩm chống nắng. Nó được biết đến như là nơi sinh ra các gốc tự do và người ta còn tin rằng nó cũng có thể gây ra ung thư hay làm tổn thương AND di truyền.
Triclosan: đây là một hóa chất kháng khuẩn, có công thức hóa học giống chất độc màu da cam. Nó bị nghi ngờ là hóa chất gây ra ung thư ở người.
Benzoyl Peroxide: là hóa chất hay có trong các sản phẩm trị mụn. Nó được Hiệp hội Hóa chất Mỹ đánh giá là tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng gây kích thích sự phát triển của ung bướu và có thể gây biến đổi gen ở người và động vật có vú.
Quaterium-15: là chất bảo quản trong mỹ phẩm. Trong điều kiện nhất định, nó có thể tạo ra formandehyde (một chất gây ung thư ở người).
Dùng mỹ phẩm thế nào cho an toàn?
- Dùng những loại mỹ phẩm có thương hiệu, dán nhãn, ghi rõ các thành phần hoạt chất.
- Tự chế các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên hoặc mua các mỹ phẩm “xanh, sạch”, mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Không nên nghe theo các quảng cáo tung ra các từ “tự nhiên – natural” hay “khoáng chất – mineral” hay “hữu cơ – organic” mà nên đọc kỹ các thành phần của sản phẩm trước khi mua hay dùng.
- Nên tìm các mỹ phẩm có thành phần: không có paraben (paraben free), vaseline, sáp ong, lanolin, bơ, chất tạo màu, mùi tự nhiên…
- Hạn chế các mỹ phẩm có các thành phần: chất tạo mùi thơm nhân tạo (fragance), DEA, MEA, TEA, màu nhân tạo, quaterium -15…
Theo BS. Trịnh Thị Lan Anh
Sức khỏe & đời sống
Giải quyết nỗi niềm hôi nách thế nào?
Để chữa bệnh hôi nách, y học cả trong và ngoài nước đã sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi.
Thời gian gần đây, người tiêu dùng tỏ ra hoang mang lo lắng vì thông tin sản phẩm lăn nách có chất gây ung thư. Theo TS Đinh Văn Trực, Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguy cơ ung thư từ một số sản phẩm lăn nách là có thật và để trút bỏ nỗi lo phải sử dụng các sản phẩm này chỉ cần đến các cơ sở y tế tin cậy dùng phương pháp phẫu thuật.
Độc chất gây ung thư vú hấp thụ qua da
Theo TS Đinh Văn Trực, thế giới đã nghiên cứu và phát hiện thấy hóa chất trong sản phẩm lăn nách có trong mô bệnh nhân ung thư vú. Một vài sản phẩm lăn khử mùi đã bị cấm lưu hành ở Mỹ. Một sản phẩm lăn khử mùi khác ở Đức cũng đã bị cấm lưu hành vì chứa hóa chất gây ung thư.
Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ từng phân tích, phát hiện hợp chất paraben có mặt ở 18 trong số 20 mẫu mô lấy từ khối u vú ở người bệnh giống như paraben, các hợp chất nhôm như nhôm zirconi và nhôm clorua sử dụng nhiều trong những sản phẩm giúp ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi nhiều trong mùa hè. Hợp chất nhôm có đặc tính giống như estrogen mà một số nhà khoa học lo ngại chúng có thể hấp thụ qua da, thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Để tránh mùi hôi trên cơ thể bạn có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Ảnh minh họa
Vào năm 2002, khoa học thế giới cũng đã từng đưa ra nghi vấn rằng dùng thuốc chống ra mồ hôi gây ung thư vú (thực chất lăn khử mùi không phải là mỹ phẩm mà nó là thuốc chống ra mồ hôi). Theo các nhà khoa học, hợp chất aluminium (nhôm) là thành phần chính trong thuốc chống ra mồ hôi, nếu dùng ở liều lượng cao có thể độc hại cho thần kinh, gây tổn thương cho DNA (nguyên liệu di truyền) và gây ung thư.
Theo TS Đinh Văn Trực, nguy cơ gây ung thư ở một số chế phẩm lăn nách khử mùi là có thật, nhưng để chỉ ra nó là sản phẩm gì thì phải có nghiên cứu khoa học cụ thể như Mỹ và Đức đã từng làm. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học về vấn đề này, nhưng không phải vì thế mà không có quyền nghi vấn về việc có hay không các chế phẩm lăn khử mùi có chứa chất gây ung thư.
Giải quyết bệnh hôi nách
TS Đinh Văn Trực cho biết, hôi nách là biểu hiện của bệnh viêm tuyến mồ hôi mãn tính. Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do một dòng vi khuẩn đặc biệt phù hợp với cơ thể người bệnh gây nên. Mùi hôi nách rất đặc biệt. Cấu tạo của tuyến mồ hôi này khá giống với tuyến mồ hôi của con chồn hôi, có điều nồng độ ở chồn đậm đặc hơn. Do vậy, chế phẩm lăn nách thường được dùng loại hóa chất có ô xy hóa mạnh mới có thể làm bay mùi hôi đặc biệt này. Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học để công bố nên các chế phẩm lăn nách có nguy cơ gây ung thư, vì thế sẽ vẫn được phép lưu hành. Do vậy, trong điều kiện hiện nay, tốt nhất người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế dùng các chế phẩm lăn khử mùi này.
Để chữa bệnh hôi nách, y học cả trong và ngoài nước đã sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi. Tại Việt Nam, Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một trong những địa chỉ tin cậy để bệnh nhân mắc phải căn bệnh này tìm đến. Nhiều cô gái xinh đẹp và không ít chàng trai hào hoa vì mắc phải căn bệnh này mà không lập được gia đình. Họ đã tìm đến bệnh viện để phẫu thuật và bây giờ đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Theo TS Đinh Văn Trực, khác với phương pháp phẫu thuật gây tê của Hàn Quốc chỉ cắt tỉa tuyến mồ hôi (cắt tỉa được khoảng 30 - 40%), Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã dùng phương pháp mổ gây mê, phẫu thuật cắt rộng toàn bộ tuyến mồ hôi này. Vì thế, bệnh nhân sẽ được chữa khỏi hoàn toàn sau khi phẫu thuật.
Về nguyên lý, bệnh hôi nách có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp, nhưng khả năng nhiễm bệnh không cao do hệ thống tuyến da bao giờ cũng có hệ thống miễn dịch đặc biệt để bảo vệ. Thực tế có người lây qua việc mặc chung áo nhưng có người cấy tuyến mồ hôi đó vào cơ thể cũng không thể nhiễm bệnh. Bởi tùy từng cơ thể, tuyến mồ hôi đặc biệt này chỉ tồn tại trong môi trường cơ thể phù hợp.
Mạc Vi
TheoGiadinh
Thuốc nhuộm vải quá nồng độ có thể thôi nhiễm gây ung thư Ngày 8/5, tại Úc hơn 120.000 sản phẩm quần áo đã bị các nhà bán lẻ thu hồi do chứa thuốc nhuộm azo độc hại ở liều lượng cao có thể tan ra và hấp thụ vào da người mặc. Thuốc nhuộm vải quá nồng độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng Hiện nay, việc sử dụng thuốc nhuộm công...