Cảnh báo nguy cơ kháng thuốc sốt rét tại châu Phi
Tình trạng kháng thuốc sốt rét ở châu Phi có dấu hiệu rõ nét hơn với biểu đồ có chiều hướng tương tự như những gì đã ghi nhận cách đây một thập kỷ khi tình trạng kháng thuốc sốt rét lan rộng ở Đông Nam Á.
Thuốc Hydroxychloroquine tại hiệu thuốc ở Provo, Utah, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, nghiên cứu về bệnh sốt rét ở Rwanda được công bố ngày 14/4 trên tạp chí y học uy tín Lancet (Mỹ) cho thấy châu Phi có thể đã bắt đầu chứng kiến sự suy giảm đáng quan ngại về hiệu quả của thuốc sốt rét.
Như từng xảy ra ở Đông Nam Á, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc cho trẻ dùng một đợt thuốc hợp chất artemisinin (thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây thanh hao hoa vàng) không phải lúc nào cũng loại bỏ ký sinh trùng sốt rét khỏi máu của trẻ trong 3 ngày như động lực dược học được thiết kế.
Ở Campuchia và các nước láng giềng, các hợp chất thuốc artemisinin từng được sử dụng rộng rãi để chống lại bệnh sốt rét hiện không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum đã phát triển các đột biến gene cho phép chúng có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc. Các nhà khoa học lo ngại tình trạng kháng thuốc có thể lây lan sang châu Phi – lục địa đang có số ca mắc và số trẻ tử vong cao nhất do chủng sốt rét này gây ra.
Được đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 2000, thuốc artemisinin dùng kết hợp với một loại thuốc sốt rét khác để đảm bảo có thể loại bỏ toàn bộ các ký sinh trùng và hiệu quả của thuốc không bị ảnh hưởng. Từ năm 2006, Rwanda bắt đầu sử dụng phổ biến kết hợp artemether-lumefantrine.
Video đang HOT
Nếu thuốc artemisinin không loại bỏ ký sinh trùng sốt rét kịp thời trong vòng 3 ngày sau khi sử dụng, thuốc sử dụng kết hợp sẽ bị ức chế dược học và có thể phát triển tình trạng kháng thuốc. Tại thời điểm đó, việc điều trị có thể thất bại, như từng xảy ra ở Đông Nam Á.
Tiến sĩ Aline Uwimana của Trung tâm Y sinh Rwanda và là tác giả bài báo đăng trên Lancet cho biết các đột biến có thể xuất hiện một cách tự phát và các nghiên cứu trước đây chỉ ra những trường hợp kháng thuốc cá biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Trung tâm Y sinh Rwanda cho thấy các chủng vi khuẩn kháng thuốc đang bắt đầu trở nên phổ biến hơn và quan trọng nhất là có liên quan đến các tác động lâm sàng làm chậm quá trình thanh thải ký sinh trùng.
Các chuyên gia kêu gọi giám sát chuyên sâu hơn về tình trạng kháng thuốc ở Rwanda và các nước châu Phi khác. Theo Tiến sĩ Naomi Lucchi, đồng tác giả bài viết và là cố vấn thường trú của “Sáng kiến của Tổng thống Mỹ về phòng chống sốt rét” (PMI, đang triển khai tại châu Phi), nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy việc điều trị bệnh sốt rét ở Rwanda vẫn đạt hiệu quả 94%, nhưng các nghiên cứu mới và giám sát liên tục là rất cần thiết.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi việc điều trị 224 trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi mắc bệnh sốt rét tại ba khu vực Masaka, Rukara và Bugarama của Rwanda. Ở hai địa điểm khảo sát nói trên, khoảng 15% trẻ em vẫn có ký sinh trùng có thể phát hiện được sau 3 ngày sử dụng thuốc, cho thấy nguy cơ kháng một phần theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số đột biến nhất định trong ký sinh trùng, phù hợp với đánh giá của WHO về việc làm chậm quá trình thanh thải.
Các chuyên gia tin rằng đó là các dấu hiệu cảnh báo đáng quan ngại. Giáo sư Philip Rosenthal, Đại học California (San Francisco, Mỹ), bình luận trên tạp chí Lancet rằng nghiên cứu này và các dữ liệu khác cho thấy châu Phi đang “trên bờ vực của tình trạng kháng artemisinin có ý nghĩa lâm sàng”, như đã xuất hiện ở Đông Nam Á hơn một thập kỷ trước. Việc các liệu pháp kết hợp quan trọng dựa trên artemisinin (các ACT) mất tác dụng, đặc biệt là ở thuốc trị sốt rét được sử dụng rộng rãi nhất artemether-lumefantrine, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như đã xảy ra khi kháng chloroquine dẫn đến sự gia tăng đáng kể số ca tử vong do sốt rét vào cuối thế kỷ 20.
Giáo sư Rosenthal nhận định khó có thể dự đoán được tốc độ tiến triển ở châu Phi, nhưng việc giám sát chặt chẽ sự phát triển của tình trạng kháng thuốc ở ký sinh trùng sốt rét – với việc thay thế nhanh các phác đồ đã thất bại – có thể cứu sống rất nhiều người.
Ký sinh trùng sốt rét ẩn náu trong máu vào mùa khô
Các nhà khoa học Đức phát hiện ký sinh trùng sốt rét ẩn náu trong tế bào máu vào mùa khô bằng cách thay đổi đặc tính hồng cầu.
Hàng năm, khoảng 400.000 người tử vong vì sốt rét trên thế giới, phần lớn là trẻ em, phụ nữ mang thai Châu Phi. Các ca nhiễm và tử vong thường xảy ra vào mùa mưa, khi số lượng muỗi tăng cao. Song, vào mùa khô, ít muỗi hơn, ký sinh trùng sốt rét vẫn tồn tại.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và Mali, đăng trên tạp Chí Nature Medicine hôm 26/10, ký sinh trùng sốt rét có thể tự thay đổi yếu tố di truyền, ẩn náu trong máu người bệnh nhiều tháng mà không bị phát hiện.
Các nhà khoa học lấy mẫu máu của gần 600 trẻ em, thanh niên tại huyện Kalifabougou, Mali. Nơi này có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Kết quả, khoảng 20% có ký sinh trùng ẩn náu trong tế bào máu, dù số lượng rất ít, không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
Khi xâm nhập cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét thay đổi cơ chế hoạt động của tế bào hồng cầu. Các protein dính được tạo ra, bám vào thành tĩnh mạch, động mạch, thay vì trôi xuống lá lách và bị tiêu diệt. Nghiên cứu mới phát hiện cơ chế này thay đổi theo mùa.
Mỗi ký sinh trùng sốt rét có thể tạo ra 60 biến thể protein di chuyển tới bề mặt tế bào. Thông thường, cứ vài ngày, chúng thay một protein mới, nhằm thoát khỏi các kháng thể do phản ứng miễn dịch vật chủ tạo ra.
Mùa mưa ở Châu Phi có thể cướp đi sinh mạng nhiều người. Lượng ký sinh trùng sốt rét dồi dào khiến tế bào hồng cầu sản sinh protein dính, làm kẹt các mao mạch trong não, gây "sốt rét thể não" có thể dẫn đến tử vong.
Hình ảnh hiển vi cho thấy ký sinh trùng sốt rét lây lan sang tế bào hồng cầu. Ảnh: Science
Vào mùa khô, ký sinh trùng trong tế bào hồng cầu ngưng tạo các protein dính, trôi xuống lá lách và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, một lượng nhỏ vẫn bám vào thành mạch, tự làm chậm quá trình trao đổi chất để sống sót.
Hiện tượng này khiến hệ miễn dịch không thể nhận ra và tiêu diệt mầm bệnh, Sylvia Portugal, chuyên gia về sốt rét tại Viện Sinh học Nhiễm trùng Max Planck, Berlin, lý giải. Ngoài ra, lượng tế bào dính không đủ để làm tắc nghẽn các mao mạch não, tỷ lệ tử vong ở người bệnh rất thấp, trong đó bao gồm cả trẻ em.
"Ký sinh trùng sốt rét không thể khiến người bệnh tử vong vào mùa khô", Portugal nói.
Sarah K. Volkman, chuyên gia hàng đầu về bệnh sốt rét tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard T.H. Chan, đánh giá cao tầm quan trọng của nghiên cứu. Trước đó, bà phát hiện các thể ký sinh trùng sốt rét luôn tồn tại trong một ngôi làng ở Senegal suốt 10 năm, song chưa giải thích được nguyên nhân. Bà nhấn mạnh phát hiện mới có thể mở ra hướng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét khi chúng yếu nhất.
"Nghiên cứu cung cấp dữ liệu cụ thể về những điều chúng tôi nghĩ là đúng, chẳng hạn nhiễm trùng mùa khô không kích thích phản ứng miễn dịch mạnh", Miriam K. Laufer, chuyên gia bệnh sốt rét tại Đại học Maryland nhận định.
Song, tiến sĩ Nicholas J. White, giám đốc đơn vị nghiên cứu bệnh sốt rét có trụ sở tại Đại học Oxford tỏ ra dè dặt hơn. Ông dẫn chứng phát hiện về ký sinh trùng mùa khô từng được các nhà khoa học Việt Nam chỉ ra trước đó, cho rằng chúng có thể chỉ đơn giản "thay áo" trong các chu kỳ để tránh bị hệ miễn dịch nhận diện.Ông và nhiều chuyên gia khác nhất trí cần có thêm nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Căn bệnh nguy hiểm chỉ nam giới mắc Sau khi được phát hiện lần đầu vào năm 2020, hội chứng VEXAS đã ghi nhận ít nhất 50 bệnh nhân mắc. Theo Viện Y tế Quốc gia, hội chứng VEXAS có tỷ lệ tử vong lên tới 40% nếu bệnh nhân không được điều trị. Kể từ khi được phát hiện vào năm 2020, các chuyên gia y tế phát hiện hội...