Cầm cân nảy mực
Năm học 2022 – 2023, các trường THPT đồng thời thực hiện hai quy định về đánh giá học sinh.
Ảnh minh họa Internet.
Theo đó, học sinh lớp 10 sẽ lần đầu áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT (dành cho học sinh THCS, THPT học Chương trình GDPT 2018); học sinh lớp 11, lớp 12 tiếp tục thực hiện theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 58 (dành cho học sinh THCS, THPT học Chương trình GDPT 2006). Trước đó, Thông tư 22 đã được áp dụng với học sinh lớp 6 từ năm học 2021 – 2022.
Mục đích đánh giá theo Thông tư 22 nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện, học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình GDPT; trong khi Thông tư 58 và 26 là đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, năm học nhằm thúc đẩy việc rèn luyện, học tập.
Thông tư 22 đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh; với Thông tư 58, Thông tư 26 là đánh giá hạnh kiểm và học lực. Thông tư 22 không tính điểm trung bình các môn học; kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Thông tư 58, Thông tư 26 đánh giá hạnh kiểm, học lực theo 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
Video đang HOT
Nếu như Thông tư 58 còn khá nhiều tồn tại, hạn chế (nhiều môn học chỉ có hình thức đánh giá bằng bài kiểm tra và cho điểm; việc đánh giá còn nặng về kiến thức, tổng kết; hình thức kiểm tra, đánh giá vẫn chủ yếu bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính…), thì đến Thông tư 26, nhiều hạn chế đã được khắc phục.
Cụ thể, Thông tư 26 đã tiệm cận Thông tư 22 với việc quy định đánh giá bằng nhận xét; kết hợp đánh giá bằng nhận xét và bằng điểm số; không giới hạn số lần kiểm tra đánh giá thường xuyên; đa dạng hình thức đánh giá thường xuyên và định kỳ. Việc triển khai Thông tư 26 từ năm học 2020 – 2021 là bước chuyển cần thiết giúp cho các nhà trường không bỡ ngỡ, lúng túng khi bắt tay vào thực hiện Thông tư 22 đối với lớp 10 từ năm học tới.
Cùng với đó, triển khai Chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT đã xây dựng, tổ chức tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với 54 mô-đun; trong đó, mô-đun 3 về bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá được tập huấn đại trà trên toàn quốc từ năm 2020 đến nay. Bộ GD&ĐT đồng thời có văn bản hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học triển khai Chương trình GDPT 2018 với Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020.
Tuy nhiên, khó khăn khi lần đầu tiên trường THPT phải triển khai song song hai quy định về đánh giá đối với học sinh là khó tránh khỏi, ở cả khâu quản lý nhà trường và thực hiện của giáo viên, nhất là những giáo viên vừa phải dạy lớp 10 và lớp 11 hoặc 12.
Giải pháp của nhiều trường, bên cạnh sớm cập nhật để đội ngũ tìm hiểu, nắm chắc quy định mới còn là ưu tiên lựa chọn giáo viên vững chuyên môn, tâm huyết để dạy học lớp 10; xếp thời khóa biểu để thầy cô trong một ngày (hay một buổi) chỉ dạy một chương trình nhằm có sự tập trung cao nhất; thường xuyên tổ chức trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm trong đánh giá học sinh…
Vai trò của lãnh đạo nhà trường trong động viên, khích lệ, định hướng, đôn đốc, theo dõi quá trình đánh giá của giáo viên, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu rất có ý nghĩa.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của mỗi giáo viên với việc nghiên cứu kỹ để hiểu sâu quy định đánh giá mới, tham gia tập huấn hiệu quả; đặc biệt là tự bồi dưỡng, đầu tư tìm tòi để thực sự vận dụng được đa dạng, chất lượng, các hình thức tổ chức đánh giá. Quy định tiến bộ, nhưng học sinh được thụ hưởng sự tiến độ đó đến mức độ nào phụ thuộc vào chính những người trực tiếp giảng dạy.
Bắc Giang định hướng cho học sinh lớp 10 tự chọn môn học
Năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thời điểm này, các em đang tập trung đăng ký các môn học tự chọn.
Học sinh lớp 10 sẽ học 6 môn và 2 chuyên đề bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Giáo dục của địa phương và 4 môn tự chọn trong 9 môn: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Tuy nhiên, năm học tới, hầu hết các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa đưa hai môn Âm nhạc, Mỹ thuật vào giảng dạy vì chưa có giáo viên.
Thầy, cô giáo Trường THPT Lục Nam tư vấn cho học sinh lớp 10 chọn môn học.
Chương trình đã giảm bớt một số môn học để học sinh có thể tập trung cho những môn yêu thích. Để thuận lợi cho học sinh, các trường THPT đã xây dựng từ 4-6 phương án lựa chọn môn học phù hợp với điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm cho các em học tập đạt hiệu quả.
Trong buổi nhập trường đầu tiên, học sinh sẽ được giáo viên tư vấn, định hướng chọn môn học. Sau đó, các trường xếp những em có môn học giống nhau vào học chung lớp. Môn học có ít học sinh đăng ký sẽ được bố trí học ghép. Ngoài các giờ học chung, đến lịch học môn tự chọn, các em vào học theo từng nhóm đăng ký riêng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, những trường có quy mô nhiều lớp 10, đông học sinh dễ xếp lớp theo nguyện vọng của các em. Trường ít học sinh đòi hỏi các phương án lựa chọn phải linh hoạt. Nhất là với những môn học chỉ có vài trường hợp đăng ký sẽ khó khăn cho việc xếp phòng, xếp giáo viên.
Với chương trình lớp 10 năm học tới, học sinh sớm được định hướng môn học, lựa chọn nghề nghiệp. Đến năm 2025, nếu các trường đại học vẫn duy trì phương án tuyển sinh theo nhóm môn của khối truyền thống (A, B, C, D) như hiện nay thì việc tự chọn môn học sẽ rất phù hợp cho việc xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, nhiều em lo lắng khi đã đăng ký môn tự chọn sẽ không thay đổi được nếu muốn chuyển sang môn học khác. Việc chọn môn học ngay từ đầu lớp 10 trong khi chưa biết kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học những năm tới có thay đổi như thế nào khiến phụ huynh và học sinh băn khoăn.
Trước thực tế trên, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đồng bộ phương án giảng dạy, học tập, tổ chức các kỳ thi, cách thức xét tuyển đại học, cao đẳng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ năm 2022 2023, lớp 7 và lớp 10 sẽ không còn khái niệm môn CHÍNH - PHỤ, nhiều môn học không cho điểm, xếp loại học sinh cũng thay đổi như sau Khích lệ sự tiến bộ, cho học sinh thêm cơ hội để "gỡ điểm" và xóa bỏ quan điểm "môn chính, môn phụ" là những điểm mới trong quy định đánh giá học sinh trung học sẽ thực hiện vào năm học tới. Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT chính thức có hiệu lực...