Cách tính carb để giảm cân
Cùng với protein và chất béo, carbohydrate (hay carb) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Việc tính toán lượng carb nạp vào có thể hỗ trợ giảm cân và kiểm soát lượng đường nạp vào, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, ung thư – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Việc tính toán lượng carb nạp vào có thể hỗ trợ giảm cân và kiểm soát lượng đường nạp vào, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, ung thư, theo trang tin Insider .
Chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Tonnessen, thuộc Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt (ở bang New York, Mỹ), cho hay việc tính carb khác với tính calo bởi carb là một chất dinh dưỡng cụ thể, trong khi calo là tổng năng lượng nhận được từ thực phẩm.
Video đang HOT
Để tính lượng carb, trước tiên cần xác định khẩu phần phù hợp với nhu cầu cơ thể, tiếp theo là hiểu về lượng carb có trong khẩu phần đó.
“Nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm sẽ giúp bạn xác định có bao nhiêu carb trong đó. Ví dụ, nếu nhãn dinh dưỡng cho biết một gói thực phẩm có 10 gr carbohydrate thì khi ăn 2 gói, bạn chỉ việc nhân 2 lên. Trong trường hợp thực phẩm không có nhãn, bạn cũng có thể tra cứu rất dễ dàng trên internet”, chuyên gia Tonnessen nói.
Cũng theo bà Tonnessen, nhiều nghiên cứu khuyến nghị mọi người nên nạp khoảng một nửa lượng calo cần thiết mỗi ngày từ carb. 1 gr carb cung cấp 4 calo. Do đó, nếu bạn đang ăn với chế độ 2.000 calo/ngày, thì lượng calo từ carb nên là 1.000, tương đương khoảng 250 gr. Nếu một người có thể cắt giảm 500 calo trong chế độ ăn hằng ngày, thì sẽ giảm được gần 0,5 kg cân nặng/tuần.
Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày?
Chúng ta thường được khuyên rằng nên ăn ba bữa mỗi ngày, nhưng đó có phải là kế hoạch bữa ăn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường?
Đối với bệnh nhân tiểu đường, một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường giảm mạnh thường dẫn đến co giật và tổn thương hệ thần kinh. Để tránh những biến chứng như vậy, họ cần lập một kế hoạch bữa ăn một cách chiến lược để duy trì số lượng ăn trong suốt cả ngày.
Với một người bình thường, chế độ ăn ngày ba bữa là rất quan trọng để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động tốt. Nhưng đối với một người mắc bệnh tiểu đường, chỉ ba bữa ăn lớn mỗi ngày liệu có tốt?
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ ra nhiều bữa ăn trong ngày thay vì ăn 2 - 3 bữa một ngày. Ảnh: NHẬT LINH
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nếu họ thường xuyên ăn các bữa nhỏ trong ngày. Ăn nhiều trong cùng một lúc sẽ làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, ngay cả khi họ đang dùng thuốc. Những người mắc bệnh tiểu đường phải chia đều lượng carbohydrate và glucose của họ trong ngày, thay vì ăn một lượng lớn trong cùng một lúc.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes & Metabolism, tiêu thụ các bữa ăn nhỏ và thường xuyên là một lựa chọn tốt hơn nhiều cho những người bị bệnh tiểu đường.
Các bữa ăn nhỏ hơn giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Nó giúp tránh sự thay đổi lớn hơn về đường huyết, vấn đề này thường gặp ở những người chỉ ăn 2 - 3 bữa một ngày. Bên cạnh đó, chia những bữa ăn nhỏ giúp bạn no lâu hơn và ngăn bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh.
Nếu bạn là người đang cố gắng giảm cân thì ăn nhiều bữa nhỏ có thể không phải là ý kiến hay vì sẽ khiến bạn dễ dàng ăn nhiều calo hơn. Bạn cần phải khá thận trọng trong trường hợp này.
Nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hơn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây, rau, sữa không béo hoặc ít béo và thịt nạc. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người bị bệnh tiểu đường.
Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào, đặc biệt là bữa sáng vì bữa ăn đầu tiên trong ngày giúp khởi động quá trình trao đổi chất và khiến bạn ít có khả năng ăn quá nhiều sau đó. Tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống phù hợp, theo The Times of India.
5 nhầm tưởng thường gặp trong kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng Một mặt, internet cung cấp một cách thuận tiện và nhanh chóng để truy cập những thông tin phong phú về dinh dưỡng, nhưng mặt khác, nó cũng làm gia tăng sự phổ biến của những nhầm tưởng về dinh dưỡng và thông tin sai lệch trong cộng đồng. Phần lớn, lợi ích mà công nghệ mang lại là giúp chúng ta có...