Cách nhìn mới về béo phì: Cải thiện sức khỏe thay vì chỉ giảm cân
Nếu lượng mỡ trên cơ thể không ảnh hưởng đến sức khỏe thì bất chấp cân nặng và kích thước cơ thể của bạn ‘vượt chuẩn’ bao nhiêu, bạn cũng chỉ là người sỡ hữu thân hình to lớn, nhiều mỡ thừa chứ không phải là béo phì.
Mô hình tiếp cận béo phì đã thay đổi: tập trung vào việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân thay vì chỉ giảm cân. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo truyền thống, béo phì được định nghĩa là khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Nhưng hướng dẫn mới về bệnh béo phì được đưa ra bởi Obesity Canada và Canadian Association of Bariatric Physicians mô tả béo phì là một bệnh mạn tính phức tạp, không thể giải quyết đơn giản bằng cách ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn.
Video đang HOT
“Nó không phải là về lượng mỡ trong cơ thể, lượng mỡ nằm ở đâu trong cơ thể. Nó chỉ là một câu hỏi rất đơn giản là: Mỡ cơ thể hay mỡ thừa trên cơ thể của người này có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? Nếu có, bị béo phì. Nếu không, họ chỉ có một thân hình to lớn với nhiều mỡ trong cơ thể mà thôi”, canadanewsmedia dẫn lời Arya Sharma, giám đốc khoa học của Obesity Canada.
Các hướng dẫn, được tóm tắt trong một bài báo công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada vào hôm 4.8, phản ánh sự thay đổi mô hình trong tiếp cận béo phì, tập trung vào việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân thay vì chỉ giảm cân.
Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe coi béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với nhiều tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ngưng thở khi ngủ. Những điều này vẫn đúng. Nhưng những năm gần đây, ngày càng nhiều chuyên gia nhận ra, chính béo phì cũng là một bệnh mạn tính. Nguyên nhân béo phì do yếu tố di truyền, chuyển hóa, hành vi và môi trường, theo canadanewsmedia.
Những điều nói trên có ý nghĩa trong cách các bác sĩ đánh giá, điều trị và quản lý béo phì. Bệnh nhân vẫn nên được đo cân nặng, chiều cao, chu vi vòng eo và BMI nhưng các bác sĩ nên đào sâu hơn để xác định nguyên nhân gốc của việc tăng cân.
Nhóm nghiên cứu đề nghị thực hiện các phép đo bổ sung chẳng hạn như huyết áp, đường huyết lúc đói và bảng lipid, cũng như xét nghiệm khác tùy thuộc vào phán đoán lâm sàng của bác sĩ. Ngoài việc quản lý dinh dưỡng và hoạt động thể chất, bệnh nhân béo phì nên được kết hợp can thiệp tâm lý và hành vi chẳng hạn như liệu pháp nhận thức, cũng như thuốc men và phẫu thuật.
Các hướng dẫn mới của Canada cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết sự định kiến và phân biệt đối xử đối với các cá nhân do cân nặng của họ. Quan niệm sai lầm rằng những người mắc bệnh béo phì thiếu ý chí hoặc động lực, vẫn tồn tại trong giới chuyên gia chăm sóc sức khỏe và chính bệnh nhân, có thể là rào cản đối với việc điều trị hiệu quả, theo canadanewsmedia.
Kiểm soát cân nặng cách nào?
Để xác định cân nặng của một người có đạt chuẩn hay không, người ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Nếu chỉ số này trong khoảng từ 18,5 - 22,9 là bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 23 trở lên là thừa cân, từ 23 - 24,9 là tiền béo phì, từ 25 - 29,9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Ảnh minh họa
BMI đạt chuẩn là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của một người ở hiện tại và tương lai, là cơ sở cho một sức khỏe hoàn hảo, cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động hằng ngày và một thể lực vững chắc trước các biến cố của thời tiết, khí hậu, tuổi tác và ít nguy cơ mắc bệnh.
Khi cân nặng không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu cân nặng thấp thì thể trạng gầy yếu, dễ bị mệt mỏi khi làm việc, học tập nhanh uể oải, sức sáng tạo và sức chịu đựng kém, cơ thể còi cọc, thấp bé, mất tự tin, thiếu lạc quan, dễ bị trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu cân nặng vượt quá mức cho phép thường gọi là thừa cân béo phì (TCBP) cũng gây nhiều hệ lụy. Những người TCBP khả năng làm việc, lao động cũng sẽ bị hạn chế, trẻ TCBP dễ bị tai nạn.
Người TCBP có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, sỏi mật, tổn thương xương khớp, biến dạng xương... Người TCBP còn có nguy cơ vô sinh (liên quan đến nội tiết tố), chưa kể người TCBP thường hay tự ti, thậm chí trở nên tự kỷ.
Vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắn: 5 căn bệnh nguy hiểm tấn công người có mỡ bụng Các chuyên gia nói rằng, vòng bụng càng to thì vòng đời càng ngắn, điều này đã được thực tế chứng minh. Bạn hãy xem nguyên nhân để phòng ngừa từ khi còn trẻ. Mọi người đều biết rằng béo phì là vấn đề có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những ảnh hưởng tiêu cực...