Cách nấu phở bò ngon, đậm đà của chủ quán phở lâu năm
Cách nấu phở bò ngon, đâm đà của chủ quán phở lâu năm bất kỳ ai cũng có thể tự làm ở nhà
Dưới đây là một số kinh nghiệm của một chủ quán đã tự lập 5 quán phở, từ pha chế cho đến hoàn thành 1 tô phở nấu trong bữa ăn gia đình.
Đã gọi là phở bò thì phải có 3 yếu tố quan trọng:
1. Khử được mùi đặc trưng của bò
2. Nước trong
3. Hương vị
Khâu chuẩn bị (cho 30 người ăn):
* Phần thit xương (nhất khấu đuôi, nhì là ống, hai thứ này giúp nước ngọt và trong các bạn thích chọn loại nào thì tuỳ):
5kg ống hoặc 3kg xương khấu đuôi bò1.5kg thịt bò để tái.
*Rau:
Hành lá, ngò rí, hành tây, húng quế, húng chanh, ngò gai, ngò ôm, chanh, ớt sừng vàng, cải bẹ xanh.
* Gia vị nêm mùi và nước dùng:
Đường phèn
Bột ngọt
Muối xốp (loại muối này ko có độ lợ giúp nước phở ko cảm thấy lờ lợ như bị nêm nhiều bột ngọt)Hành tím (hành hương) gừng (gừng sẻ), quế cây, thảo quả, cánh hồi, tiểu hồi, hạt ngò, đinh hương.
Cách nấu phở bò:
Video đang HOT
Xử lí xương & khử mùi (khâu này chiếm 30% giúp tô phở trong nước và ngon): ngâm ngập xương với nước lạnh 2 lạng muối hột. Thời gian: từ 1h> 2h. Sau khi ngâm xong rửa lại thật sạch.
Lấy 1 nồi chứa đủ 5 kg xương, bỏ xương rửa xong vào nồi đổ xâm xấp lạnh vào nồi đem luộc sôi khoảng 3 phút. (Thời gian sôi 3 là kể từ khi nước trong nồi sôi) sau đó nhắc nồi luộc xương xuống lấy khoảng 3 cây cải bẹ xanh bóp nát bỏ vào nồi xương vừa nhắc xuống đậy nắp để khoảng 10.
Thời gian chờ 10 đề làm gì???
Thời gian này giúp lá cải bẹ xanh chín và mùi của lá cải có thể khử mất đi mùi bò. (hiệu quả hơn gừng)
Giúp máu trong xương ứ ra.
Đem xương ra đổ vào thau nước lạnh rửa xạch thật sạch, dùng dao rạch những tia máu nổi lên ở phía gân còn dính lại trên xương ống.
Rửa xong để ráo nếu xương ống chưa chặt thì 1 cây ông chặt làm đôi (lưu ý sử dụng sống dao để chặt xương ống dễ gãy hơn là dùng lưỡi dao.)
Lấy xương bỏ vào nồi hầm 30 ngưởi, 1 lít được 3 người vậy 30/3 = 10. Đổ vào 12> 14 lít (Tại hầm lâu thì hơi bay bớt).
Bật bếp (thời gian hầm khoảng ít nhất 4h kể từ khi nước sôi)
Trong khi chờ nước xôi Lấy khoảng 1.5 lạng gừng, 0.5 lạng hành tím đam nướng chín sơ rửa sạch giã nát bỏ vào nồi hầm.
Tiểu hồi Hạt ngò mỗi thứ 0.2 lạng rang vàng bỏ vào nồi.
Quế 0.4 lạng, cánh hồi 6 cánh, thảo quả 6 trái chẻ đôi ra, đinh hương 30 bông: Bỏ hết vô nồi hầm nhé.
* Giai đoạn canh nồi hầm: khi nồi nước bắt đầu sôi trên mặt nước sẽ có bọt chúng ta lấy muôi vớt sạch bọt dơ do máu trong xương tạo ra đi. Với cách làm trên khi các bạn luộc xương trong phần khử mùi thì bọt sẽ ít và bọt có màu trắng. Nếu bọt có váng đen chứng tỏ chúng ta làm xương trong phần khử chưa được kĩ.
Nước sôi chúng ta sẽ hạ lửa từ từ cho tới khi lượng sôi nhẹ lăn tăn trên mặt. Cứ để lửa như vậy khoảng 4h thì nước và vị sẽ được.
*Lưu ý trong 4h hầm trên chỉ áp dụng cho bữa nấu gia đình.
Trở lại với nồi hầm trên sau khi đủ 4h chúng ta chuẩn bị 1 nồi mới 1 cái ca sạch 1 cái lượt lỗ càng nhỏ càng tốt (lượt bằng vải giống như lượt cafê, trà).
Lấy ca múc nước trong nồi hầm đổ qua lượt vải sang nồi sạch đã chuẩn bị trước đó.
Như phần trên mình đã nói chỉ lấy đúng 10 lít nước cho 30 người ăn nên khi sử dụng ca hoặc nồi nên có mực đánh số lít cho tiện khi chúng ta nêm muối đường.
Lượt 10 lít nước ra nồi mới lúc này nước Phở chúng ta sạch và trong không bị cặn của vị và xương lại có mùi thơm ngửi là thèm rồi. Nhưng chưa ăn được đâu vì đã nêm gì đâu lạt nhách sao mà ăn.
Công thức: 10 lít nước: 1 lạng muối, 2 lạng bột ngọt, 2 lạng đường phèn
*Bỏ nồi nước vừa lượt xong lên bếp nấu cho xôi nhè nhẹ bỏ những thứ vị nêm trên vào quậy đều cho tan va hoàn thành 1 nồi nước.
Phần còn lại: thì các bạn đi ăn phở thấy quán bày phở và trang trí rồi mình không cần phải nói nữa chứ.
Bài viết trên nhằm mục đích chia sẻ cách nấu 1 tô phở ngon theo đúng liều lượng không bao giờ bị mặn cũng như ngọt điều hòa giữa muối đường bột ngọt. Nhà nào ăn mặn thì nên nêm thêm chút muối.
Mong rằng với những chia sẻ trên các mẹ sẽ nấu thành công những tô phở ngon dành cho cả nhà cuối tuần này!
Muốn món phở ngon chị em không được quên bí quyết này
Chị em không được quên bí quyết dưới đây nếu muốn chinh phục món phở tại nhà.
Phở bò muốn ngon thì nguyên liệu phải tươi ngon, chất lượng
Ảnh minh họa.
Nguyên liệu chính của nồi phở bò chính là xương bò và những phần thịt bò đặc biệt dùng cho món phở.
Xương bò: Xương bò là thành phần quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước dùng (nước lèo). Theo truyền thống, muốn nước dùng ngọt và ngon thì phải ninh xương bò, thường là xương sống và xương đuôi.
Phần thịt chín để bày vào bát phở là nạm, gầu.
Nạm bò hay còn gọi là thịt ức của bò là phần thịt bên sườn của con bò. Nạm bò với nạc và gân xen kẽ, được xem là một trong những phần thịt ngon nhất của con bò.
Gầu bò là phần thịt nằm gần ức, kéo dài từ ngực đến dưới cổ bò, cũng có cả mỡ và nạc xen lẫn nhưng không đều như phần thịt ba chỉ.
Nạm, gầu hay dẻ sườn nên chọn những phần thịt màu đỏ tươi, mùi thơm và không bị hôi.
Ngoài ra, người ta ninh thêm gân bò và dẻ sườn. Gân bò giúp tạo độ sánh cho nước dùng, độ dai giòn của gân bò cũng tạo điểm nhấn cho món phở. Dẻ sườn (thuộc phần xương sườn trước của bò) sẽ tạo độ ngọt cho nước hầm. Ít dùng thăn bò vì thăn bò ninh trong thời gian dài sẽ bị khô, bã khiến phần thịt của món phở kém hấp dẫn.
Gân bò tươi sẽ có màu trắng hồng. Nếu gân chuyển màu bất thường như vàng, xanh thì bạn đừng mua.
Phần thịt tái để ăn phở thường là bắp bò, gọi là bắp rùa hoặc bắp hoa.
Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò. Hai loại bắp này mình ăn thử thì thấy không khác nhau lắm. Nhưng người sành ăn thì bảo bắp rùa mềm hơn bắp hoa.
Thịt bắp bò ngon sẽ có màu thịt đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.
Cách hầm xương lấy nước dùng trong và ngọt
Làm sạch xương trước khi ninh xương rất quan trọng. Bước này sẽ giúp nước xương trong hơn, ít bọt và thơm ngon hơn. Bạn nên chọn xương tươi và ngon, rửa sạch bằng muối loãng rồi trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn. Bạn nên luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi của xương sẽ khiến cho nước dùng không được thơm ngon.
Trong quá trình ninh xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa để vớt bọt ra. Chú ý là bạn nên đun với lửa nhỏ để xương từ từ tiết ra chất ngọt, đồng thời nhớ hớt bọt để nước xương được trong.
Chú ý không ninh xương quá thời gian cho phép sẽ khiến nước dùng bị đục và có độ chua. Ví dụ: khi ninh xương gà hay lợn thì không nên ninh quá 6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Cho vào nồi nước xương một ít củ hành tím đã nướng chín cũng có tác dụng làm nồi nước xương trong và thơm ngon hơn.
Không nêm nếm nước xương bằng bột nêm vì loại gia vị này làm từ hạt xương hầm sẽ khiến cho nồi nước dùng bị đục. Thay vào đó, hãy nêm bằng muối.
Sử dụng rau củ như cà rốt, hành tây, củ cải... làm cho nồi nước dùng có vị ngọt tự nhiên thay vì cho bột ngọt.
Xử lý nồi nước dùng không may bị đục
Lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
Dùng vải hoặc rây mắt nhỏ để lược nước dùng, loại bỏ cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.
Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.
Cả tuần đẫy đà thịt cá, cuối tuần phải làm ngay món cuốn xanh mướt này để giải ngấy thôi! Ăn một bữa cuốn để "refresh" lại khẩu vị, vừa nhẹ bụng vừa chẳng sợ béo. Chuẩn bị nguyên liệu 1. Cải bẹ xanh 300gr 2. Bông hẹ 50gr 3. Nấm linh chi, nấm rơm, mộc nhĩ 50gr mỗi loại 4. Hành boa rô 10gr 5. Đậu hũ 50gr 6. Bún 400-500gr 7. Tương bần 4 muỗng canh 8. Bơ đậu phộng 1...