Cách nấu canh bóng ngon ngọt, đậm đà cho ngày hè nắng nóng
Canh bóng là một trong những món ăn truyền thống, dân dã, thơm ngon thường xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết hay những bữa cơm đoàn viên.
Nguyên liệu:
- Tôm khô: 500g
- Súp lơ trắng: 1 cây
- Súp lơ xanh: 1 cây
- Su hào: 1 củ
- Bóng: 200g
- Đậu Hà lan: 200g
- Cà rốt: 2 củ
- Giò sống
- Rượu trắng, nấm hương, gừng
- Gia vị, hạt tiêu
Video đang HOT
Bước 1: Để nước canh bóng ngon và ngọt hơn nên mua xương ống về hầm làm nước dùng. Xương ống cho vào nồi nước đun sôi để chần qua cho xương bớt mùi, rồi rửa lại với nước lã. Sau đó xào qua lên với ít gia vị và nước mắm, rồi đổ nước vào ninh nhừ. Trong quá trình ninh xương, khi nồi nước sôi thì hớt bọt ở trên và đậy hở nắp xoong để nước dùng được trong hơn.
Bước 2: Ngâm rửa bóng, cắt bóng theo chiều ngang mỗi miếng khoảng 4cm. Sau đó cắt chéo từng miếng hình quả trám. Gừng đập, băm nhỏ hòa cùng rượu để rửa bóng. Dùng rượu trắng hòa lẫn với gừng để rửa bóng. Bóp nhẹ bóng để ngấm với rượu và gừng.
Bước 3: Cho tôm khô vào nước ngâm mềm rồi rửa sạch trước khi cho vào nấu. Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch. Giò sống cho thêm 1 chút tiêu cho thơm. Sau đó lấy thìa trộn đều rồi múc 1 ít giò phết lên bề mặt phía dưới của nấm.
Bước 4: Đậu Hà lan nhặt bỏ xơ. Su hào, cà rốt gọt vỏ , cắt tỉa hình hoa rồi thái mỏng, đều. Súp lơ xanh và súp lơ trắng chẻ dọc thân thành từng miếng nhỏ rồi đem rửa sạch.
Bước 5: Đun lại nồi nước dùng cho sôi, vớt xương ra bát rồi thả giò nấm vào đun, khi những miếng giò chín nổi lên thì vớt ra. Sau đó cho lần lượt tôm, đậu hà lan, súp lơ, cà rốt và bóng bì thì cho sau cùng. Đun sôi để rau củ chín, cho thêm chút gia vị cho vừa ăn thì bắc ra.
Bước 6: Vớt hết các loại rau củ, giò, bóng bì ra bát trước, tránh để trong nồi nước nóng lâu sẽ bị chín quá. Khi nào ăn mới đổ nước dùng vào. Canh bóng thả đạt tiêu chuẩn phải giữ được vị ngọt của nước tôm, vị thanh mát của các loại rau củ, nước trong và đậm đà.
Chúc các bạn thành công!
Những món ăn luôn luôn có trong mâm cỗ Tết người miền Bắc
Tết ở Việt Nam, một phong tục, một mỹ tục của người Việt từ ngàn đời nay. Tết là dịp người Việt tụ hội, xum họp, cúng gia tiên, dâng lễ thánh thần, ăn uống và vui vẻ nên khái niệm Tết đồng nghĩa với những gì vui vẻ nhất.
Tết về ai ai cũng muốn mâm cơm gia tiên mình đẹp, và đầy đủ các món ăn truyền thống. Sau đây giadinh.tv sẽ giới thiệu tới các bạn các món ăn thường không thể thiếu trên mâm cỗ tết của người miền bắc
BÁNH CHƯNG
Tết đến xuân về bánh chưng là một món ăn ngày tết không bao giờ thiếu. Với giá trị truyền thống được khẳng định qua hàng ngàn năm lịch sử, vẫn với hương vị quen thuộc giản dị và vô cùng mộc mạc chúng đã khẳng định được vị trí không thể thay thể trong mâm cỗ ngày tết của người miền bắc
Bánh chưng món ăn dân gian chứa đựng giá trị lịch sử hàng ngàn năm
THỊT ĐÔNG
Thịt đông cũng là một trong những món ăn ngon và mát cũng luôn được ưa chuộng trong mâm cỗ tết của người miền bắc. Với nguyên liệu đơn giản và cách làm vô cùng đơn giản và không cầu kì. Thông thường thịt đông sẽ được làm thịt chân giò và tai heo ( có thể cho thêm thịt gà ), gia vị, hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ và thịt bì heo. Để món ăn được đúng vị, tất cả nguyên liệu sẽ được ninh nhừ. Riêng bì sẽ được vớt ra để riêng, chúng chính là nguyên liệu tạo độ kết dính cũng như bổ sung thêm màu sắc cho nồi thịt.
Để thịt đông vào trong bát và cất giữ bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2-4 tiếng. Khi sử dụng các bạn úp ngược bỏ ra đĩa nhìn rất đẹp mắt ăn có vị thanh mát ngon và không hề ngấy
Thịt đông với nguyên liệu và cách làm vô cùng đơn giản
GIÒ XÀO, CHẢ LỤA
Từ lâu giò xào và giò lụa cũng là món ăn không thể thiếu mà mang tích chất cổ truyền trong mâm cỗ tết người miền bắc. Mỗi một món lại có hương vị riêng khác nhau, giò xào ăn ngon và không ngấy được chế biến từ các nguyên liệu như mộc nhĩ và tai heo, giò lụa mịn và thơm ngon và rất hấp dẫn.
Giò xào với nguyên liệu và cách làm đơn giản
Giò lụa được chế biến từ thịt lơn tươi và lẫn mỡ. Nếu chỉ dùng thịt nạc giò sẽ rất khô và không ngon. Với các thành phần chính như thịt lợn, nước mắm, hạt tiêu, đường kính, bột nở, bột nêm được xay lẫn với nhau rồi dùng lá chuối bọc lại và luộc.
CANH BÓNG
Canh bóng là sự hòa quện cũng như giao thoa tài tình của các nguyên liệu. Với màu vàng của chả cá, trắng bóng bì, đỏ và xanh của cà rốt và súp lơ... chúng tạo nên một món ăn vừa thơm ngon và đẹp mắt trong mâm cỗ tết cổ truyền.
Canh bóng là sự họa quện tuyệt vời của các nguyên liệu
CANH MẶNG KHÔ NẤU VỚI MÓNG GIÒ
Là một trong những nguyên liệu có sẵn và nhiều ở vùng núi, nhưng không biết từ bao giờ canh măng khô luôn có mặt trong các mâm cỗ tết . Măng được mang đi chế biến sạch sẽ rồi xé nhỏ mang đi ninh với móng giò. Món canh măng có mùi beo béo của chân giò xen lẫn với mùi thơm của măng khô ăn rất ngon.
DƯA HÀNH
Tết với vô vàn món ăn nhiều dầu mỡ và lịch triền miên sẽ làm cho chúng ta cảm thấy ngấy. Dưa hành là một trong những món ăn kèm không thể thiếu trong những ngày này, chúng giúp cơ thể chúng ta dễ tiêu hóa thức ăn và ngon miệng hơn
Dưa hành món ăn kèm không thể thiếu trong dịp tết
GÀ LUỘC
Gà luộc ra các thông thường có thể để thắp hương nguyên con hoặc chặt bày ra đĩa đều được. Các bạn lưu ý luộc gà sao cho gà chín tới như vậy gà thơm, da gà bóng và vàng đều.
Gà luộc có thể nguyên con hoặc chặt ra đĩa đều được
Trên đây là những món ăn quen thuộc, gần gũi nhưng không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc
Theo Giadinh
Giò xào - dễ ăn khó làm Không biết món giò xào hay còn gọi là giò thủ có từ bao giờ. Trước đây, khi mọi thứ còn thiếu thốn, thì giò xào chỉ xuất hiện vào những ngày Tết chứ ngày thường chẳng có bao giờ. Mâm cỗ Tết đương nhiên phải có thêm đĩa giò xào ngoài những canh măng, canh miến, canh bóng, giò lụa hay thịt...