Cách nấu cà ri gà thơm ngon đơn giản tại nhà
Cà ri gà là món ăn rất phổ biến trên mâm cơm của các gia đình bởi hương vị đậm đà, thơm ngon mà cách chế biến cũng không quá phức tạp.
Cà ri gà có nguồn gốc xuất phát từ Ấn Độ, nhưng khi du nhập sang Việt Nam đã được thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt. Cà ri gà là sự kết hợp giữa vị béo của gà, vị ngậy của nước cốt dừa và sữa tươi thêm chút muối ớt tạo nên hương vị rất riêng cho món ăn.
Cà ri gà được chế biến theo 2 cách phổ biến: cà ri gà nấu nước cốt dừa và cà ri gà nấu sữa tươi. Cùng VOH tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cà ri gà ăn kết hợp với bánh mì (Nguồn: Internet)
Cách nấu cà ri gà nước cốt dừa
Nguyên liệu:
Nguyên liệu làm cà ri gà cốt dừa (Nguồn: Internet)
Thịt gà: 400g – 500gSốt gia vị nấu cari Barona: 1 góiKhoai lang: 350gKhoai tây: 150gSả: 3 câyTỏi khô: 1 củHành khô: 1 củNước cốt dừa: 100mlDầu ăn: 1 chai nhỏChuẩn bị một ít rau húng, chanh và ớt ăn kèm.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt gà sau khi được rửa sạch mang đi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Lưu ý nên rửa thịt gà qua nhiều nước và nước muối để đảm bảo vệ sinh.Sả bóc bỏ phần vỏ ngoài, cắt bớt lá già, lấy phần thân trắng đem rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5 – 7cm rồi đập dập ra.Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.Hành khô bóc vỏ, cũng đập dập rồi băm nhỏ.Khoai tây và khoai lang rửa sạch với nước, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó đem ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để bớt phần nhựa, khoai sẽ không bị thâm đen. Vớt ra và để ráo nước.
Bước 2: Ướp thịt gà
Thịt gà sau khi chặt nhỏ và để ráo nước đem ướp với một gói cari. Trộn đều với gói sốt rồi ướp trong khoảng 30 phút cho thịt gà thấm gia vị.
Video đang HOT
Bước 3: Chiên khoai tây và khoai lang
Cho phần khoai tây và khoai lang đã chuẩn bị vào một chảo dầu sôi, để lửa ở mức trung bình, không nên để quá to vì sẽ dễ bị cháy khoai.
Chiên tới khi bề mặt ngoài của khoai chuyển sang màu vàng, bên trong còn mềm thì vớt ra.
Bước 4: Nấu món cà ri gà
Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng thì cho sả và hành tím đã chuẩn bị sẵn vào phi thơm. Sau đó, đổ phần thịt gà đã ướp vào xào với lửa lớn cho thịt chín.Thêm khoảng 800ml nước lọc, nấu ở lửa vừa cho đến khi nước sôi lên. Khi nước đã sôi, cho khoai lang và khoai tây vào nồi đảo nhẹ để thấm nước. Tiếp tục đun trong khoảng 25 phút cho khoai và thịt gà chín mềm.Cuối cùng thêm 100ml nước cốt dừa vào khuấy đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Như vậy là bạn đã có món cà ri gà nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy cho bữa ăn của cả gia đình rồi.
Món cà ri gà cốt dừa thơm ngon (Nguồn: Internet)
Cách nấu cà ri gà sữa tươi
Nguyên liệu:
Già: 1 conKhoai tây: 2 – 3 củKhoai lang: 2 củHành tây: 1 củSả: 2 củCà rốt: 1 củBột cà ri: 1 góiBột ngô: 2 thìaTỏi: 5 nhánhHành tím: 2 củSữa tươi: 300mlCác loại gia vị : hạt nêm, dầu ăn, tiêu,..
Cách làm
Cà ri gà sữa tươi (Nguồn: Internet)
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch thịt gà và thái thành từng miếng sao cho vừa ăn.Sả bóc bỏ phần vỏ ngoài, cắt bớt lá già, lấy phần thân trắng đem rửa sạch, cắt khúc dài rồi đập dập.Tỏi và hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.Khoai tây và khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó đem ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để bớt phần nhựa và không bị thâm đen.
Bước 2: Ướp thịt gà
Cho thịt gà đã thái vào bát cùng với 1/3 thìa hạt tiêu, 1/3 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa bột cà ri, hành tím và bột khô. Trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút để thịt gà ngấm gia vị.
Bước 3: Nấu cà ri gà
Cho 2 thìa cà phê dầu ăn vào chảo, chờ dầu sôi lên thì cho tỏi và hành khô vào phi vàng. Sau đó đổ phần thịt gà đã ướp vào và đảo đều cho đến khi thịt chín.Thêm 800ml nước vào đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút, khi thấy nước bắt đầu sôi lăn tăn thì cho khoai tây, khoai lang và cà rốt vào đảo nhẹ.Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi đổ tiếp sữa tươi vào.Đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp và lấy ra thưởng thức.
Mẹo nấu cà ri gà ngon hơn
Để cà ri gà được ngon hơn khi nấu bạn nên để bếp nhỏ lửa, điều này giúp cho gia vị thấm đều vào miếng gà.Sả không nên băm nhỏ mà chỉ nên thái khúc rồi cho vào để tránh bị dính vào miếng thịt gà và trộn lẫn trong nước cà ri khi ăn.
Trên đây là hai công thức cơ bản giúp bạn có được món cà ri gà ngon ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều thời gian. Đừng quên tặng cho gia đình mình một bữa ăn với món cà ri đầy thơm ngon bổ dưỡng này nhé!
Theo VOH
Bánh canh cua và 4 món ăn TP.HCM được báo nước ngoài gợi ý
TP.HCM được mệnh danh là thiên đường ẩm thực với nhiều hương vị đậm đà, ấn tượng. Dưới đây là 5 món ngon được báo nước ngoài gợi ý, hứa hẹn làm thỏa mãn tâm hồn ăn uống của bạn.
Bánh canh cua là món ăn nổi tiếng lâu đời trong nền ẩm thực Sài thành. Thực khách có thể lựa chọn món ăn này bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Sợi bột mềm, dai vừa phải, ăn kèm tôm, cua, thịt nạc cùng nước hầm xương hấp dẫn mọi tâm hồn ăn uống. Ngoài bột gạo và cua được tách vỏ, tô bánh canh còn đầy ăm ắp trứng cút, huyết, tôm. Ảnh: Chanlovefoods_, trangpinkyy_.
Bánh canh cua nhiều lần có mặt trong danh sách phải thử khi đến TP.HCM của các vlogger nổi tiếng. Món này cũng xuất hiện trên chương trình ẩm thực của đài truyền hình EBS Hàn Quốc. Du khách nước ngoài không chỉ thích thú với vẻ bắt mắt, hấp dẫn mà còn bị chinh phục bởi vị béo béo, thơm ngon của tô bánh canh cua. Ảnh: Hoabinh, moimoi_.
Nếu nói phở là đặc sản của Hà Nội thì người Sài thành cũng tự hào vì có món cơm tấm ai đi xa đều nhớ. Nhắc đến món ăn này, bạn không thể bỏ qua bộ ba sườn bì chả trứ danh. Gạo tấm nở phồng, sườn nướng cháy cạnh, bì heo mềm hòa quyện với miếng chả trứng béo béo ấn tượng. Nước mắm ớt chua ngọt được phục vụ kèm để khách nêm nếm phù hợp khẩu vị. Món ăn bình dân này không chỉ là nỗi nhớ, cơn thèm của người TP.HCM mà được nhiều bạn bè quốc tế tấm tắc khen ngợi. Ảnh: Citastyfood, tasteofhue.
Bên cạnh phở, gỏi cuốn cũng vinh dự góp mặt trongdanh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do kênh CNN Travel bình chọn. Bên ngoài là lớp bánh tráng mỏng, khéo léo bao trọn hết hương vị đậm đà của thịt lợn, tôm, rau thơm, bún gạo... bên trong. Món ăn chinh phục thực khách Sài thành khi chấm ngập trong nước sốt tương hay mắm tôm. Ảnh: Foxdaholic, kaiwaii.food.
Từ món ăn đường phố được thực khách yêu thích, gỏi cuốn nhanh chóng có mặt trong thực đơn các nhà hàng sang trọng trong và ngoài nước. Dù ở mỗi cửa hàng, quốc gia, món ăn có sự khác biệt nhất định trong nguyên liệu nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng cuốn trụ dài, tôm bỏ đầu, lát thịt nạc mỏng đượm hồn ẩm thực Việt. Ảnh: Doiratngon, trangpinkyy_.
Bánh mì đã có mặt khoảng 150 năm. Món ăn có đủ các loại nhân để thực khách lựa chọn từ chả, trứng, đến heo quay... Trải rộng khắp TP.HCM là nhiều thương hiệu bánh mì tồn tại mấy mươi năm vẫn luôn được lòng thực khách. Tạp chí Culture Trip từng nhiều lần vinh danh bánh mì là món ăn đường phố đáng thử khi đến TP.HCM. Ảnh: Moivietnamesegrill, vubeole.
Bún bò, món bình dân nổi tiếng xứ Huế, chinh phục tâm hồn ăn uống của người dân Sài thành từ khá lâu. Bạn có thể tìm thấy một tô bún bò Huế đúng điệu ở bất cứ đâu tại TP.HCM. Món ăn đậm đà hương vị bao gồm nước dùng ngọt thanh hầm từ xương trong hàng giờ, sợi bún tươi, thịt bò dai dai, ăn kèm các loại rau. Không phải ngẫu nhiên mà trong chương trình khám phá ẩm thực của CNN, Anthony Bourdain, đầu bếp Mỹ cho rằng: "Bún bò Huế là món súp ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức". Ảnh: hokipoki3, dongbavietnam.
Theo Zing
3 thương hiệu ẩm thực Việt xuất ngoại trong năm 2019 Năm 2019, loạt địa chỉ ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam chinh phục thực khách nước ngoài với thực đơn mang hương vị đậm đà, phong cách bài trí đậm chất văn hóa Việt. Bánh mì Phượng là thương hiệu bánh mì Hội An nổi tiếng quen thuộc với giới trẻ Việt. Cửa hàng bánh mì gốc Hội An chính thức đặt...