Cách nào để trẻ dưới 6 tuổi khám BHYT đảm bảo quyền lợi?
Dù theo quy định, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh. Nhưng do nhiều trẻ chưa có thẻ BHYT, không chủ động được trong việc đi khám bệnh tại nơi đăng kí ban đầu nên vẫn phải nộp thêm tiền.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã trao đổi với báo chí xung quanh việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi và việc khám chữa bệnh cho các đối tượng này khi giá viện phí tăng lên.
Thưa ông, đến nay còn bao nhiêu trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT? Việc cấp thẻ có khó khăn gì không?
Khi mới thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, quả thực chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Vì với 9 triệu trẻ phải cấp thẻ, đó là một khối lượng rất lớn. Khó khăn đặc biệt với đối tượng trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, trẻ theo bố mẹ đi làm ăn xa khỏi nơi cư trú.
Đến nay, phần lớn trẻ em dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ, còn gần 2 triệu trẻ chưa có thẻ. Tuy nhiên, đại đa số trẻ em đã được khám chữa bệnh theo chế độ BHYT dù không có thẻ.
Theo ông, nguyên nhân nào khiến đến nay vẫn còn 2 triệu trẻ chưa được cấp thẻ BHYT, khiến quyền lợi khám bệnh miễn phí của các em không được đảm bảo?
Khách quan là do có nhiều cháu vùng dân tộc vùng sâu vùng xa, nhiều khi các cháu sinh ở nhà, không làm khai sinh, hộ khẩu nên rất khó có căn cứ để cơ quan đoàn thể biết đến cấp thẻ. Hơn nữa đến nay vẫn duy trì chế độ các cháu đi khám trong trường hợp không có thẻ vẫn được dùng giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh để thanh toán nên nhiều gia đình ngại đi đăng kí thẻ BHYT cho con, dẫn đến việc chưa cấp thẻ.
Còn chủ quan là do sự phối hợp các bộ ngành chưa thực sự nhịp nhàng. Vì quản lý các cháu là Vụ trẻ em thuộc Bộ lao động, bên y tế lại chưa được giao. Chúng tôi đang bàn bạc, nếu chuyển chức năng lập danh sách các cháu để cấp thẻ BHYT cho bên y tế đảm nhiệm sẽ thuận lợi hơn. Bởi việc quản lý bắt đầu từ khi người mẹ mang thai, đi khám, rồi tiêm chủng… thì kể cả những cháu không có hộ khẩu vẫn được quản lý, việc cấp thẻ sẽ đầy đủ hơn.
Video đang HOT
Đến nay, vẫn còn gần 2 triệu trẻ chưa được cấp thẻ BHYT. Việc không có thẻ BHYT có ảnh hưởng gì đến quyền lợi khám chữa bệnh miễn phí của trẻ dưới 6 tuổi không, thưa ông?
Việc thực hiện BHYT cho trẻ em luôn được thực hiện một cách triệt để nhất quyết tâm của Đảng, nhà nước khám chữa miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Thông qua chế độ BHYT, cơ quan BHXH đứng ra thanh toán toàn bộ chi phí cho các cháu.
Thông qua BHYT, chúng tôi cùng ngành y tế, ngành giáo dục tổ chức y tế học đường cho các cháu. Như vậy, các cháu được chăm sóc sức khỏe ngay từ khi bước vào tuổi lên 3 bắt đầu đi mẫu giáo.
Còn với việc cấp thẻ BHYT khi mới sinh, gia đình các cháu sẽ chủ động biết nơi cần đến khám sức khỏe ban đầu và nếu bệnh nặng sẽ nhanh chóng được chuyển viện theo đúng tuyến để đảm bảo các cháu được BHYT chi trả toàn bộ. Còn không có thẻ, các cháu vẫn được khám bệnh bằng cách trình giấy chứng sinh, giấy khai sinh. Nhưng thực tế những trường hợp đi khám không thẻ vẫn có có khăn, đó là do không biết nơi cần khám ban đầu nên không chủ động, nhiều người không biết nên tự đi vượt tuyến và vẫn phải nộp tiền khám chữa bệnh cho trẻ.
Ông có cho rằng, có xu hướng nhiều gia đình không sử dụng thẻ BHYT khi đưa các cháu đi khám bệnh vì cảm thấy rườm rà, chờ đợi lâu, chất lượng dịch vụ không bằng khám chữa bệnh theo yêu cầu?
Tôi nghĩ một số nhìn nhận vậy không đầy đủ. Trong thực tế, năm 2010 chúng tôi phục vụ gần 20 triệu lượt trẻ em khám chữa bệnh, cũng khó tránh một số trường hợp không được chu đáo. Nơi đăng kí khám ban đầu của các cháu rất được quan tâm, các cháu được ưu tiên đăng kí khám tại tuyến tỉnh, những nơi có khoa nhi. Đa số các cháu được đăng kí khám ở viện gần nơi cư trú, nhưng khi tình trạng có vấn đề được chuyển tuyến theo quy định chung rất thuận tiện. Thực tế trong năm rồi có nhiều cháu bệnh nặng, chi phí lớn như thận, mổ tim, ung thư, được thanh toán chu đáo.
Theo quy định của luật, nếu khám đúng tuyến, các cháu không phải cùng chi trả, chỗ nào thực hiện thu thêm là chưa thực hiện đúng quy định, nếu có phản ánh sẽ can thiệp.
Về việc khám chữa bệnh theo yêu cầu của các cháu mà một số bệnh viện đang triển khai, theo tôi cần xem xét lại vấn đề này. Tôi nghĩ với các cháu không có yêu cầu riêng, việc phục vụ phải theo yêu cầu bệnh của các cháu, không nên thu một mức phí cao hơn.
Việc tăng viện phí sắp tới có ảnh hưởng gì tới thanh toán BHYT cho các cháu dưới 6 tuổi không, thưa ông?
Dù viện phí tăng cũng không ảnh hưởng, vì theo quy định của luật BHYT, các bé dưới 6 tuổi không phải cùng chi trả, được BHYT thanh toán 100% khi khám bệnh đúng tuyến.
Ông có lời khuyên gì tới các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 6 tuổi để đảm bảo con em họ không bị thiệt thòi khi đi khám bệnh bằng BHYT?
Tôi cho rằng, các bậc phụ huynh hết sức quan tâm để các cháu có BHYT. Nếu chưa có cần liên hệ với ủy ban phường, cơ quan BHXH để có thẻ. Khi có bệnh, đưa đến nơi đăng kí khám bệnh ban đầu được ghi trên thẻ để được khám đúng tuyến để được thanh toán toàn bộ chi phí. Còn nếu khám cấp cứu, được xác định trong tình trạng cấp cứu, thì dù vào bất cứ bệnh viện nào thì các cháu cũng được BHYT chi trả 100% .
Tuy nhiên cũng có những nơi các bệnh viện thực hiện không nghiêm túc việc này. Trong thực tế, có nhiều bệnh viện do chuyên môn, do lý do khác (ví như với tiền khám BHYT thanh toán 3.000 đồng/khám, còn khám trái tuyến thu 20.000 ngàn nên bệnh viện không cho các cháu vào diện khám cấp cứu để thu tiền khám). Với những trường hợp này, nhận được phản ánh, gia đình chuyển lại phí thu tiền cho cơ quan BHXH, trách nhiệm cơ quan BH sẽ phải đi giám định lại để khẳng định, nếu là cấp cứu sẽ thu hồi lại tiền từ bệnh viện trả cho các cháu. Còn đúng là không cấp cứu thì các cháu cũng phải thanh toán một phần theo quy định.
Cụ thể, các cháu đi khám không đúng tuyến, không phải cấp cứu sẽ phải thực hiện thanh toán một phần. Ví dụ lên thẳng tuyến TƯ được thanh toán 30%, lên thẳng tuyến tỉnh được hưởng 50%. Còn khám đúng tuyến, chuyển viện đúng tuyến, các cháu được BHYT thanh toán 100%.
Tú Anh
Theo dân trí
Tăng viện phí: Có bảo hiểm cũng khổ!
Dù B Y tế nhiều lần trấn an việiều chỉnh này sẽ không táng tới 53 triệu người tham gia BHYT (chiếm 62% dân số) nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Liên tục trong vòng 10 năm trở lại đây, hầu như năm nào B Y tế ng đặt vấn đề điều chỉnh việ. Với việiều chỉnh việ lần này, ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (B Y tế), nhìn nhận người lao đng không có thẻ BHYT sẽ là nhómu ảnh hưởng nhiều nhất khi việ tăng.
Thấp thỏm với việ
Gần mt tháng điều trị tại bệnh viện (BV) tỉnh, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đứng ngồi không yên mỗi khi thấy đứa con gái chưa đầy 8 tháng tuổi phảiu đựng những cơn ho rũ rượi. Thấy vậy, cả nhà đưa con lên BV Nhi Trung ương điều trị. Tại đây, các bác sĩ phát hiện cháu bị ho gà chứ không phải viêm phổi như chẩn đoán ban đầu. "Dù cháu có thẻ BHYT nhưng vì vượt tuyến nên chỉ được thanh toán 30%. Dù phải bán nhà, vay nợ thì những bậc làm cha mẹ ng phải chấp nhận", anh Bình chia sẻ.
Với bệnh nhân Trần Văn Hải, 63 tuổi, ở Vĩnh Phúc (đang điều trị tại BV K),phải sống ở Hà Ni để chữa bệnh đã là cả mt gánh nặng. Ông Hải bị ung thư lưỡi, sau khi phẫu thuật, ông tiếp tục phảitrải qua ít nhất 6 đợt xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. "Tiếng là bảo hiểm chi trả nhưng mới qua 2 đợt xạ trị, gia đình đã phải đóng gần 30 triệu đồng tiền hóa chất, chưa kể tiền thuốc phải mua thêm", ông Hải phàn nàn.
Theo mt nghiên cứu của BV K (Hà Ni) về chi phí điều trị với 170 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, chi phí do BHYT chi trả chỉ chiếm khoảng 35,5%, tiền thuốc bệnh nhân tự mua chiếm 13%, phần việ phải đóng góp chiếm 6,5% và tới 45% các chi phí cho ăn ở, sinh hoạt. Mt nghiên cứu của Hi Kinh tế Y tế Việt Nam cho biết có gần 60% số h gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh. Dù đi chữa bệnh ở tuyến cơ sở với chi phí y tế thấp hơn nhưng gánh nặng chi phí y tế đối với người nghèo lại là lớn nhất trong tất cả các nhóm dân cư.
Khốn đốn vì cùng chi trả
Theo TS Lý Ngọc Kính, nguyên cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (B Y tế), dù có tính toán kiểu gì đi chăng nữa thì tă ng "thiệt hại" cho người bệnh, kể cả bệnh nhân có BHYT.
Ông Kính dẫn chứng, với mt dịch vụ trướây chỉ vài chục ngàn đồng nay tăng tới vài trăm ngàn đồng, thì rõ ràng mứồng chi trả của người dân ng phải tăng theo tùy vào việc người bệnh phải trả 5% hay 20%.Như vậy, nếu dịch vụ tăng 5-7 lần hay cả trăm lần thì mứồng chi trả của người dân ng nhân lên từng đó.
Để bớt gánh nặng cho người nghèo, ông Kính đề nghị cần có quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo mắc bệnh mãn tính, có chi phí điều trị lớn. Ông Kính cho rằng BV có thể miễ tiền điều trị, tiền phẫu thuật nhưng không thể miễn được tiền sử dụng các kỹ thuật có chi phí cao.... Bà Nguyễn Thị Bích Hường, trưởng phòng kế toán (BV Việt Đức), cho biết với những bệnh nhân bị chấn thương thông thường phần lớn được Quỹ BHYT chi trả, thế nhưng có những bệnh nhân nặng phải thực hiện các phẫu thuật đặc biệt, chi phí lên đến cả trăm triệu đồng thì tối đa bệnh nhân ng chỉ được thanh toán hơn 30 triệu đồng.
Nhìn nhận việiều chỉnh việ là cần thiết nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng cần xem xét lại sứcu đựng thực tế của người dân. Mỗi năm trung bình mt người dân phải chi tới 50% thu nhập cho các chi phí liên quan tới sức khỏe. Vì thế, việiều chỉnh giá các dịch vụ y tế cần có l trình để những người bệnh nghèo không mất đi cơ hi được chăm sóc y tế.
Bảo hiểm không thể tăng cù!
Trước việc cơ quan bảo hiểm "phát" thông tin sẽ điều chỉnh mứóng BHYT lên 6% mức lương tối thiểu, TS Lý Ngọc Kính thẳng thắn: "Không thể có chuyện bảo hiểm ng đòi tăng cù. Làm thế khác nào việ "tăng kép". Việ tăng đồng nghĩa với chi trả BHYT sẽ cao hơn. Còn chuyện Quỹ BHYT bị hụt, Nhà nước sẽ có trách nhiệm bù chứ không thể để người dân phải đóng phí BHYT cao.
Bảo hiểm không thể tăng cù ! Trước việc cơ quan bảo hiểm "phát" thông tin sẽ điều chỉnh mứóng BHYT lên 6% mức lương tối thiểu, TS Lý Ngọc Kính thẳng thắn: "Không thể có chuyện bảo hiểm ng đòi tăng cù. Làm thế khác nào việ "tăng kép". Việ tăng đồng nghĩa với chi trả BHYT sẽ cao hơn. Còn chuyện Quỹ BHYT bị hụt, Nhà nước sẽ có trách nhiệm bù chứ không thể để người dân phải đóng phí BHYT cao.
Theo Người lao đng
Vừa tăng viện phí, vừa cho bệnh viện tự chủ: Thả gà ra đuổi Cho bệnh viện (BV) một cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm trong cơ chế thị trường cũng là trao toàn quyền cho họ xoay xở về kinh tế. Và đương nhiên, không nơi nào chỉ đơn thuần lấy thu bù chi... Tăng viện phí nhưng phải chống được lạm dụng kỹ thuật Vì thế, nếu việc tăng viện phí...