Cách làm mứt mận dẻo Hà Nội đơn giản tại nhà
Mứt mận dẻo Hà Nội là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Hôm nay, VietNamNet xin giới thiệu cách làm mứt mận dẻo Hà Nội ngon, đơn giản tại nhà.
1. Nguyên liệu
Mận: 1,5kg
Đường vàng: 700g
Gừng: 1 nhánh
Muối: 1 ít
Nước vôi: 1 ít
Mật ong: 2 chén
2. Cách làm mứt mận dẻo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngâm mận trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó, bạn dùng tay chà sạch từng quả mận dưới nước, rồi để ráo nước.
Dùng dao khứa nhiều đường sâu xung quanh quả mận và ngâm trong nước vôi 4 tiếng. Tiếp theo, bạn rửa mận thật sạch với nước nhiều lần.
Dùng dao khứa nhiều đường sâu xung quanh quả mận. Ảnh: giadinh.suckhoedoisong.vn
Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy phần nước cốt, bã để riêng ra một cái bát. Phần bã gừng cho vào sao hoặc sấy trong lò cho khô để không bị mốc.
Bước 2: Ướp mận
Đun một nồi nước sôi, cho mận vào trụng sơ khoảng 1 phút, sau đó vớt ra ngâm với nước đá 10 phút.
Vớt mận ra rổ, kê lên cao cho khô ráo hoàn toàn. Kế tiếp, cho mận vào một chiếc âu lớn, cho thêm vào 700g đường vàng, trộn đều.
Ngâm mận khoảng 12-18 tiếng. Đến khi nước mận chảy ra, hòa tan đường là được. Mận ngâm càng lâu, tiết nước càng nhiều, đường ngấm kỹ hơn.
Nếu có thời gian, ngâm lâu một chút, làm mứt mận dẻo sẽ đỡ chua hơn.
Video đang HOT
Bước 3: Sên mận
Lấy âu mận ra, đảo đều đường dưới đáy lên rồi đổ mận vào nồi đun. Đun mận cho đến khi nước trong nồi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Tiếp đó, múc phần quả mận sang chảo rồi cho thêm phần nước mận trong nồi vào chảo sao cho nước ngập 1/2 quả mận là được.
Kế tiếp, đổ phần nước cốt gừng vào chảo, đun với lửa vừa. Trong lúc sên, thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ nhàng để mận khô đều. Không nên mạnh tay quá sẽ làm mận bị nát.
Khi mận sắp cạn nước, đổ mật ong vào, đảo đều. Mật ong sẽ giúp mứt ngon hơn và có độ bóng đẹp mắt.
Khi mận trong chảo chuyển sang màu hơi đen, nước đường trong chảo chỉ còn sền sệt thì tắt bếp. Bắc chảo xuống để tránh mận bị cháy.
Bước 4: Phơi mận
Vớt mận ra rồi để vào rổ để mận chảy bớt nước. Bạn có thể tận dụng vỉ vớt nem để gác mận, cho nước mận chảy lại vào nồi nước đun. Sau đó, rắc phần gừng đã sao khô lên trên bề mặt mận.
Còn phần nước đun mận, bạn cho vào lọ thủy tinh, cất vào ngăn mát để sử dụng dần. Đây chính là siro mận, dùng để pha nước uống rất ngon.
Khi mận ráo bớt nước, bạn đặt mận lên mâm để phơi. Ban ngày nắng to, đem mận ra phơi nắng. Nhớ để mận nơi cao ráo, sạch sẽ để tránh côn trùng, bụi bẩn. Ban đêm thì đem mận vào nhà, bật quạt hong khô.
Nếu muốn ăn mận khô, dai thì phơi tầm 4 ngày. Còn nếu muốn ăn mận dẻo thì phơi 3 ngày là được.
Bước 5: Hoàn thành
Mận phơi xong thì đem cất vào lọ sạch, rải thêm chút gừng sấy khô cho đậm đà và sử dụng dần. Nếu cho mứt vào ngăn mát tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.
Món mứt mận dẻo hấp dẫn. Ảnh: bachhoaxanh
3. Lưu ý làm mứt mận dẻo
Để làm mứt mận dẻo Hà Nội ngon, bạn chọn loại mận cứng quả. Mận chín vừa tới, sờ tay vào thấy cứng, không bị nhũn, mềm. Nếu dùng mận quá chín, mứt sẽ bị nát, không giữ được hình dáng đẹp mắt.
Chọn mua mận tươi với các dấu hiệu như: Quả tròn trịa, còn cuống và lá, căng bóng, không bị nhũn, không bị sâu.
Khâu khứa mận khá quan trọng. Chúng sẽ quyết định đến hình dáng miếng mứt mận có đều, đẹp hay không. Khứa theo chiều dọc, ngang hay chéo đều được.
Khi khứa mận cần đảm bảo các đường khứa đều, không chồng chéo lên nhau. Không được khứa đứt đường cắt trái mận và tránh khứa tận 2 đầu quả. Khứa như vậy thì mận sẽ rất dễ nát.
Nếu tách hạt thì thời gian ngâm thịt mận với đường nhanh hơn. Phần hạt cho vào túi vải buộc kín và cho vào ngâm, nấu, sên cùng. Sau đó khi hoàn thành, mới vớt bỏ ra.
Khi làm mứt mận, nên sử dụng gừng băm/giã nhuyễn để mận dễ dàng thấm hương thơm của gừng hơn.
Tỷ lệ đường khi sên có thể tăng giảm tùy sở thích. Nếu thích ăn ngọt hơn, bạn cho thêm đường vào ngâm.
Khi sên mận, bạn nên sên một lớp mận, tránh tình trạng mận đè lên nhau.
Mứt mận sau khi phơi nắng, cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp cẩn thận hoặc để vào túi nilon buộc thật chặt.
Ngoài ra, bạn hãy bảo quản mứt mận ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh. Việc này có thể kéo dài hạn sử dụng của mứt lên đến 5-6 tuần.
Nếu bạn thích ăn mứt mận còn dẻo và ướt đường thì có thể dừng lại ở bước sên mứt. Còn nếu bạn muốn cho vào lọ bảo quản, thì hãy đem phơi ngoài nắng như cách hướng dẫn đầy đủ phía trên nhé.
Mứt mận dẻo Hà Nội đạt yêu cầu là sánh dẻo tự nhiên, ăn vào dẻo mềm, thơm nhẹ mùi gừng, chua chua ngọt ngọt vị đặc trưng từ thịt quả.
Món này dùng phết bánh mì, trộn sữa chua hoặc làm sườn xốt mận, vịt áp chảo xốt mận đều rất ngon.
Ông bố 8X chia sẻ cách làm mứt mận dẻo cực hấp dẫn, không quên bật mí bí quyết để món ăn thơm ngon bất bại
Đang mùa mận, chỉ cần vài thao tác đơn giản chị em có thể tạo nên món mứt mận hấp dẫn với vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng lôi cuốn.
Mận là trái cây đặc trưng nổi tiếng ở miền Bắc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Với đặc tính mọng nước, chua ngọt hài hòa, quả mận không chỉ ngon mà còn là loại trái cây giàu chất xơ, không chứa chất béo hoặc cholesterol xấu. Không những thế, quả mận còn sở hữu nhiều thành phần quan trọng khác như các loại vitamin (A, B2, C, K,...), sắt, magie, kali... Ăn mận giúp thanh lọc máu, bảo vệ tim mạch, giảm mệt mỏi, hạn chế vấn đề chuột rút co cơ, đẹp da, sáng mắt... Bên cạnh ăn trực tiếp, mận còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, một trong số đó là mứt mận.
Mứt mận là món ăn vặt được nhiều người, từ trẻ con đến người lớn ưa chuộng. Khi thưởng thức, vị chua chua ngọt ngọt của mận hòa quyện cùng chút vị gừng cay cay sẽ tạo nên một món ăn thật lôi cuốn. Hiện nay, mứt mận được bán rất nhiều ngoài thị trường, nhưng để đảm bảo an toàn về chất lượng và vệ sinh thực phẩm, nhiều người chọn cách tự làm tại nhà.
Dưới đây là cách làm mứt mận ngon của anh Nguyễn Quốc Thành (42 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại Hải Phòng), bạn có thể tham khảo nhé!
Cách làm mứt mận
Nguyên liệu:
1kg mận hậu, mận tam hoa
0,5 kg đường cát
1 nhánh gừng
1 nhúm muối nhỏ
Cách làm:
- Mận bạn chọn quả tươi cứng vừa, không chọn quả chín dễ bị nát.
- Mận mua về bạn đem rửa sạch, bỏ cuống, lá sau đó ngâm với 1 thìa cafe muối cho sạch.
- Sử dụng dao sắc gọt hai mặt của trái mận tạo đường rãnh cho dễ thấm đường hơn. Có thể khía nhiều hoặc ít tùy nhu cầu vì khía nhiều đẹp hơn nhưng mất thời gian hơn.
- Ướp mận cùng với đường theo tỉ lệ một cân mận nửa cân đường trong thời gian từ 6 đến 8h (hoặc qua đêm) để mận ngấm đường ra hết nước trong trái mận.
- Đập dập 1 nhánh gừng cho vào mận để có mùi thơm.
- Cho mận vào chảo sên trên bếp với lửa trung bình. Trong suốt quá trình sên hạn chế dùng thìa/muỗng đảo làm mận bị nát. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ là được. Thường xuyên hớt bọt để mận được sạch và bảo quản lâu hơn. Sên mận cho đến khi lượng nước rút xuống còn 1/2 so với lượng nước ban đầu từ mận chảy ra thì dừng lại.
- Sử dụng nồi chiên không dầu (lò sấy) sấy mận ở nhiệt độ 70 độ C trong vòng 4 đến 6h.
- Thành phẩm thu được là mứt mận và phần siro còn lại, có thể cất vào tủ lạnh, bảo quản để pha trà.
Để món mứt mận thành công bất bại, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Khía nhiều hay ít không quan trọng nhưng khía nhiều/mảnh thì thành phẩm sẽ đẹp hơn và cũng bảo quản được lâu hơn do nước trong mận đã ra hết.
- Ướp đường và mận theo tỉ lệ 0.3/1 hay 0.5/1 đều được nhưng tỉ lệ đường cao giúp bảo quản mận lâu hơn.
- Gừng ép lấy nước cho vào sên, còn bã xao khô làm gừng sợi trang trí đẹp hơn là xay gừng cho vào cùng mận.
- Hớt bọt trong quá trình sên mận, đảo ít giúp mận không nát, thành phẩm đẹp hơn.
- Hút chân không để ngăn cấp đông, khi dùng bỏ ra giúp bảo quản cả năm không hỏng.
Chúc bạn thành công!
Cách làm mứt quất hồng bì vừa dẻo ngon lại có thể giúp trị ho cực tốt Chỉ vài bước đơn giản bạn đã có món mứt quất hồng bì vừa ngon lại tốt cho sức khỏe rồi. Quất hồng bị là loại quả có hình dáng tròn, nhỏ, màu vàng cam. Khi chín, quất hồng bì có vị ngọt chua rất đặc trưng. Lá và vỏ của quả này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để...