Cách làm gỏi vịt rau muống mới lạ ngon khó cưỡng ăn là ghiền
Gỏi vịt là một món quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, hôm nay biến tấu món gỏi vịt cùng với rau muống hoàn toàn mới, thơm ngon ăn là ghiền.
Nguyên liệu làm Gỏi vịt rau muống
Lườn vịt 300 gr
Rau muống 100 gr
Hoa chuối 100 gr
Hành tây 200 gr (1 củ)
Cà rốt 200 gr (1 củ nhỏ)
Bắp cải 200 gr
Húng quế 50 gr
Bạc hà 50 gr
Ngò rí 50 gr
Gừng 20 gr (1 nhánh nhỏ)
Ớt băm 10 gr
Tỏi băm 10 gr
Nước cốt chanh 70 ml
Nước mắm 70 ml
Đường 60 gr
Đậu phộng rang 80 gr
Hành phi 50 gr
Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon
Đối với vịt còn sống
Bạn nên mua những con vịt còn sống có bộ lông màu trắng bóng mướt, vạch bên trong thấy không còn lông tơ, lông vũ bên ngoài mọc dài đầy đủ.
Ngoài ra, vịt ngon sẽ là vịt có phần ức vịt tròn đầy, mập mạp, da cổ và da bụng dày. Lấy hai cánh vịt ra đan chéo với nhau để kiểm tra, nếu 2 cánh có thể đan chéo với nhau là vịt đã trưởng thành, dễ nhổ lông và có nhiều thịt.
Tránh chọn những con vịt có phần lông xù, xuất hiện mùi hôi, trông có vẻ ủ rũ, bởi đây có thể là vịt đang bị bệnh.
Đối với vịt làm sẵn
Bạn nên chọn mua những con vịt có màu vàng nhạt đều màu, khi dùng tay chạm vào có cảm giác săn chắc và đàn hồi tốt.Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn nên chọn mua vịt được làm sẵn trong các siêu thị hoặc trong các cửa hàng thịt uy tín được nhiều người tin dùng ở địa phương.
Tránh chọn mua vịt xuất hiện các vết bầm loang lổ, khi dùng tay ấn vào có cảm giác bị mềm nhũn, phát ra mùi hôi ươn, khó chịu. Vì đấy có thể là vịt đã để lâu ngày, không còn tươi ngon và đảm bảo chất lượng.
Cách chọn mua rau muống tươi ngon
Rau muống tươi ngon là những cọng rau muống có phần ngọn nhỏ không quá lớn, đồng thời trông cứng cáp.Tránh mua rau muống có vẻ ngoài quá xanh mướt, khi bẻ cảm thấy quá giòn và lá thì có màu xanh quá thẫm vì có thể rau đã được bón phân hóa học, ăn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Bạn nên chọn mua những củ cà rốt có màu cam tươi, kích thước vừa phải không quá to, vỏ ngoài láng và khi cầm cảm thấy chắc tay, không bị mềm nhũn.Tránh chọn những củ có hình dáng méo mỏ, vỏ bị nứt và có dấu hiệu bị bầm dập, héo khô vì đây là những củ đã để lâu ngày, không còn tươi ngon và khi nấu sẽ không đảm bảo mùi vị món ăn.
Cách chế biến Gỏi vịt rau muống
1
Sơ chế và luộc vịt
Vịt để nhanh chóng và thuận tiện bạn có thể nhờ người bán làm sẵn giúp khi về bạn chỉ cần khử đi mùi hôi của vịt bằng cách chà xát vịt bằng muối và gừng đập dập khoảng 5 – 7 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Bắc nồi lên bếp, cho lườn vịt đã sơ chế vào cùng 20gr gừng và 1 muỗng cà phê muối, đậy nắp luộc trong 25 phút.
Sau 25 phút, bạn vớt vịt ra rồi cắt thành những lát mỏng dày khoảng 1/2 lóng tay, để sang một bên.
Video đang HOT
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành tây mua về bạn lột vỏ rồi rửa sạch sau đó cắt theo hình múi cau khoảng 1cm.
Chuẩn bị 1 tô nước đá lạnh, thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối khuấy đều rồi cho hành tây vào ngâm trong 5 phút.
Cà rốt mua về bạn gọt vỏ rồi rửa sạch, dùng dao bào sợi bào cà rốt thành những sợi mỏng dài.
Rau muống mua về bạn bỏ lá rồi ngâm trong nước, dùng dao bào bào dọc cọng rau muống thành những lát mỏng và tiếp tục ngâm trong nước đến khi bào xong thì vớt ra rổ rồi rửa lại với nước muối pha loãng và 2 lần nước sạch.
Hoa chuối mua về bạn lột phần vỏ già ở bên ngoài sau đó dùng dao thái lát mỏng rồi ngâm vào nước để giúp cho hoa chuối không bị thâm đen, sau khi thái xong thì rửa lại với 2 lần nước sạch, vẫn ngâm trong nước đến khi trộn gỏi thì vớt lên.
Bắp cải mua về bạn cắt thành những sợi nhỏ dài, rồi rửa với 2 lần nước lạnh, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
Ớt sừng mua về bạn rửa sạch, bỏ hạt rồi thái thành những sợi mỏng dài.
Húng quế và ngò rí mua về bạn rửa sạch nhặt lấy lá sau đó cắt nhỏ.
3
Làm nước trộn gỏi
Bạn cho vào chén 70ml nước mắm, 80ml nước lọc, 70ml nước cốt chanh, 60gr đường, 10gr ớt băm, 10gr tỏi băm, sau đó trộn đều lên đến khi gia vị hòa tan.
4
Trộn gỏi vịt
Bạn cho vịt đã sơ chế vào tô, sau đó thêm vào 5 muỗng canh nước trộn gỏi trộn đều và ướp trong 5 phút.
Chuẩn bị 1 tô lớn, cho phần rau muống, hoa chuối, bắp cải, cà rốt, hành tây, ớt sừng, húng quế, bạc hà vào tô, rưới lên mặt 5 muỗng canh nước trộn gỏi sau đó trộn lên cho gia vị thấm đều.
Cuối cùng bạn cho phần vịt và rau đã trộn ra đĩa, rắc thêm lên mặt 80gr đậu phộng rang, 50gr hành phi nữa là hoàn thành!
5
Thành phẩm
Gỏi vịt rau muống giòn ngon lạ miệng, kết hợp với nước trộn đậm đà giúp cho món ăn vô cùng hấp dẫn, cuối tuần nhâm nhi cùng với gia đình thì thật thích đúng không nào!
Cách nấu lẩu thái chua cay hải sải, thập cẩm ngon hơn ngoài hàng
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần được thưởng thức món lẩu thái với nhiều cách nấu lẩu thái khác nhau.
Đảm bảo khi đã thưởng thức bạn sẽ nhớ mãi không quên từng hương vị cùng sự hấp dẫn đến nức lòng của chúng. Đặc biệt là vào những ngày trời đông se lạnh, cả gia đình, bạn bè túm tụm với với nhau quanh nồi lẩu thái chua cay nóng hổi, vừa thưởng thức, vừa hít hà hơi ấm nồng đượm thì thật tuyệt biết mấy. Liệu rằng cách nấu lẩu thái chua cay ngon có đơn giản không?
Việc tự học cách nấu các món lẩu thái khác nhau sẽ giúp bạn có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà để chiêu đãi gia đình, bạn bè và cảm nhận không khí ấm áp, điều mà bạn không thể có được khi ăn ngoài hàng.
Chính vì vậy, hãy cùng học cách nấu lẩu thái chua cay tại nhà ngon hơn ngoài hàng để trổ tài ngay trong mùa đông này, bạn nhé!
Đổi món: Món lẩu dê nhúng mẻ
Cách làm lẩu thái chua cay
Như đã nói, trong tiết trời se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được cùng bạn bè, người thân thưởng thức một nồi lẩu ngon đặc sắc với vị ngọt từ xương, vị nồng của sả và vị cay của sa tế cùng các loại nguyên liệu tươi ngon khác. Dưới đây là cách làm lẩu thái chua cay ngon chuẩn vị luôn nhé.
Gia vị lẩu thái cần
Để chế biến được nước lẩu thái ngon đúng vị, bạn cần sử dụng đến một số loại gia vị lẩu thái cần đặc trưng như sau:
- Gia vị cần thiết để nấu nước dùng: Tương ớt, tương cà, sa tế, muối, mì chính, đường, chanh, ớt, hành, tỏi.
- Gia vị cần thiết để làm nước chấm: 3 thìa cà phê đường; 1/2 thìa cà phê mì chính, 3 thìa cà phê muối, wasabi. Ngoài ra còn có 1 quả chanh, ớt xiêm và lá cải xanh nữa.
Gói gia vị nấu lẩu thái
Ngày nay, dưới sự phát triển của ngành công nghiệp ẩm thực, có rất nhiều các sản phẩm "thông minh" có thể thay thế và giúp con người tiết kiệm được thời gian nhờ vào việc rút ngắn các công đoạn nấu nướng. Gói gia vị nấu lẩu thái là một trong số những sản phẩm như thế.
Với gói gia vị lẩu thái bán sẵn đã được điều chế mang hương vị đặc trưng của nồi nước dùng lẩu thái, bạn chỉ cần mua sản phẩm về và pha chế thêm cùng một số nguyên liệu khác một cách vô cùng đơn giản. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số gói gia vị mà chị em nội trợ thường dùng để bạn có thể tham khảo sử dụng tại nhà nhé.
- Gia vị lẩu thái Aji Quick gói 55g: Sản phẩm giúp mang lại hương vị đậm đà cho một nồi lẩu thái với vị ngọt ngọt, chua chua hòa quyện một cách thú vị.
- Gia vị lẩu thái Tom Yum Regal Thai 235g: Gói gia vị này được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như muối, đường, nước sốt... bằng cách pha chế theo tỷ lệ phù hợp, giúp tạo nên hương vị đậm đà, vừa phải và đúng chuẩn vị lẩu thái chua cay.
- Gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g: Nhắc đến các loại gói gia vị lẩu thái thì không thể nào không nói đến sản phẩm này bởi nó có thể mang lại cho bạn hương vị lẩu thái thơm ngon khó cưỡng.
- Gói gia vị lẩu Thái chua cay Lobo: Sản phẩm này giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho bạn trong cách nấu lẩu thái. Bạn chỉ cần cho một lượng gia vị lẩu thái chua cay Lobo vừa đủ là có thể tạo nên một nồi nước dùng hấp dẫn với hương vị chua cay đúng điệu nhất.
- Sốt lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g: Được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như hành, sả, ớt khô, đậu nành, lá chanh, me, đường thốt nốt, tôm khô cũng các chất điều chỉnh độ Acid..., sản phẩm này tạo nên hương vị lẩu thái chua cay rất đặc trưng và hoàn toàn khác biệt với các gói gia vị lẩu thái khác.
Nguyên liệu nấu lẩu thái
- Nguyên liệu làm nước lẩu: 1kg xương ống, 5 củ sả, 1 củ hành tây, 3 quả cà chua, 2 quả ớt tươi, 10 lá chanh, 2 củ riềng, quế, ngô ngọt.
- Nguyên liệu nhúng lẩu thái: 1kg thịt bò, 1 kg tôm, 1,5 kg mực, 1 kg bạch tuộc, 1 kg ngao, mì hoặc bún, miến.
Cách nấu nước lẩu thái chua cay
Công đoạn làm nước nấu lẩu thái rất quan trọng, nồi lẩu ngon phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Do đó, hãy chú ý từng bước nhé.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn rửa sạch xương ống rồi chặt ra thành những miếng to, đồng thời đập dập chỗ khớp xương để ninh nước được ngọt vị hơn.
- Bạn rửa sạch sả, riềng, lá chanh, cà chua. Sau đó, sả thì cắt khúc đập dập; riềng thì cạo bỏ vỏ rồi thái miếng nhỏ; lá chanh thì vò qua; còn cà chua thì thái múi cau to. Riêng với hành tây thì bạn cũng bỏ vỏ và thái múi cau to như cà chua nhé.
- Với ngô ngọt, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi thái khúc, mỗi khúc dài chừng 4 cm là được.
Bước 2: Nấu nước lẩu thái chua cay
- Bạn cho xương ống vào nồi 3,5 lít nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa lớp đến khi sôi. Sau đó, bạn hạ nhỏ lửa một chút rồi ninh xương khoản 20 - 30 phút.
- Sau thời gian ninh xương, bạn cho thêm lá chanh, quế, riềng, sả và ngô đã sơ chế vào nồi nước dùng, tiếp tục hạ nhỏ lửa và ninh đến khi các nguyên liệu mềm. Lưu ý là trong quá trình đun, nếu thấy sủi bọt thì bạn cần vớt hết bọt bỏ đi nhé.
- Khi nồi nước ninh xương đã được, bạn thêm vào đó 2 thìa cà phê muối, 3 thìa con nước mắm, 2 thìa cà phê đường nhưng vẫn tiếp tục ninh trên bếp ở mức lửa nhỏ nhất.
- Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, thêm vào đó 2 thìa con dầu ăn rồi cho hành tím và tỏi băm nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn thêm hành tây, cà chua đã thái múi cau vào xào sơ qua rồi đổ tất cả vào nồi nước dùng đang sôi.
- Cuối cùng, bạn thêm vào nồi nước dùng khoảng 2 thìa gia vị lẩu thái, một ít sa tế để tăng thêm hương vị đậm đà và độ cay của nước dùng (tùy thuộc vào sở thích của mỗi người). Sau đó, bạn tiếp tục ninh nước thêm khoảng 30 phút nữa rồi tắt bếp.
Đơn giản với cách làm nước lẩu thái chua cay vậy thôi là chúng ta đã có một nồi nước dùng lẩu thái ngon chuẩn vị rồi đấy!
Công đoạn làm lẩu thái
Nhiều người rất ngại làm lẩu thái vì nghĩ rằng có rất nhiều công đoạn phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, công đoạn làm lẩu thái cũng rất đơn giản đấy nhé.
- Công đoạn 1: Chuẩn bị các nguyên liệu và gia vị cần thiết, bao gồm nguyên liệu và gia vị làm nước dùng; nguyên liệu nhúng lẩu; gia vị làm nước chấm.
- Công đoạn 2: Sơ chế tất cả các nguyên liệu làm nước lẩu và tiến hành nấu nước dùng lẩu thái.
- Công đoạn 3: Nhặt rửa rau và sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu.
- Công đoạn 4: Pha chế nước chấm ngon.
Cuối cùng là chỉ việc bày biện để thưởng thức mà thôi!
Rau ăn lẩu thái cần để nhúng lẩu thái
Như tất cả chúng ta đều biết, lẩu là một món ăn có sự pha trộn đa dạng giữa rất nhiều các nguyên liệu, các loại rau, đồ nhúng lẩu khác nhau. Chính vì vậy, rau ăn lẩu thái cần cũng rất phong phú và bạn có thể ăn bất cứ loại rau nào mình thích.
Tuy nhiên, để cảm nhận được hương vị lẩu thái chuẩn nhất, bạn nên sử dụng một số loại rau như sau:
- Rau: rau muống, rau cải thảo, hoa chuối, hoa súng, rau mồng tơi, rau cần...
- Nấm: Nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm...
Thành phẩm nồi lẩu thái
Tùy thuộc vào sở thích và cách nấu lẩu thái khác nhau của mỗi người mà thành phẩm nồi lẩu thái cũng sẽ không giống nhau. Trên thực tế, có người thích ăn chua nhưng có người lại không, có người thích ăn thật cay nhưng không phải ai cũng ăn cay được...
Tuy nhiên, với một nồi lẩu thái chuẩn vị thì yêu cầu thành phẩm của nó cũng rất rõ ràng: Nước lẩu trong, có màu đỏ của cà chua, màu đỏ sánh vàng của sa tế. Nước có vị hơi chua chua của chanh, của me và vị ngọt thanh đậm đà của nước hầm xương. Vị cay cũng rất vừa phải, đủ để người ăn cảm thấy ấm nồng.
Với cách làm lẩu thái chua cay trên đây, chắc hẳn bạn đã mường tượng được mình cần phải chuẩn bị những gì, sơ chế ra sao và nấu nước dùng lẩu thái như thế nào để có thể có được thành phẩm nồi lẩu thái thơm ngon, chuẩn vị nhất.
Cách nấu lẩu thái hải sản chua cay
Lẩu thái hải sản chua cay là một trong những món lẩu thái được người ăn yêu thích nhất. Cùng với hương vị lẩu thái đặc trưng thì phần hải sản tươi ngon luôn khiến cho các thực khách có cảm giác như đang ở giữa "biển khơi" vậy. Ngay bây giờ, hãy cùng học cách nấu lẩu thái hải sản chua cay để chiêu đãi cả nhà nhé.
Nguyên liệu nấu lẩu thái hải sản
Để có thể thực hiện cách nấu lẩu thái này, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:
- Nguyên liệu nấu nước dùng: 1 kg xương ống; 10 lá chanh, 5 củ sả, 1 củ hành tây, 1 nhánh quế, 2 quả ớt tươi, 2 củ riềng, 5 tép tỏi, 3 quả cà chua, các loại gia vị như tương ớt, tương cà, muối, mì chính, đường, sa tế, nước mắm và 1 - 2 gói gia vị lẩu thái tùy thích.
- Nguyên liệu nhúng lẩu: Thịt bò, tôm, bạch tuộc, mực, ngao... (tùy thuộc vào sở thích của mỗi người). Cùng với đó là các loại rau như rau muống, rau cần, cải thảo, cải bó xôi, hoa chuối, bông bí... (cùng tùy thuộc vào sở thích mỗi người); các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm... ; bún tươi, miến hoặc mì tôm; ngô, đậu phụ.
- Nguyên liệu làm nước chấm: Wasabi, 1 quả chanh, ớt xiêm, lá cải xanh cùng các loại gia vị như 3 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê mì chính.
Gia vị nấu lẩu hải sản
Để nấu nước dùng lẩu thái hải sản chua cay, bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng gói gia vị nấu lẩu hải sản. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên sử dụng 1 - 2 gói gia vị với loại tùy thích để tăng thêm hương vị lẩu thái chua cay đậm đà.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại gia vị nấu lẩu hải sản khác nhau như gia vị lẩu thái Aji Quick gói 55g; gia vị lẩu thái Tom Yum Regal Thai 235g; gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g; gói gia vị lẩu Thái chua cay Lobo hay sốt lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g. Tùy thuộc vào cách nấu lẩu thái và sở thích mà bạn có thể lựa chọn một loại gia vị phù hợp.
Cách làm nước lẩu thái hải sản
Bước 1 : Xương ống bạn rửa sạch, chặt khúc to và đập dập phần khớp xương rồi cho tất cả vào nồi, thêm nước vào đun sôi trên bếp ở mức lửa to. Sau đó, bạn gạn bỏ phần nước bẩn này đi, tiếp tục thêm nước mới vào và ninh xương ống trong khoảng 1 tiếng cho ra nước ngọt.
Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn vào rồi cho hành tây và tỏi băm nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn thêm sả cây đập đập, lá chanh vò hơi nát vào chảo xào cùng. Tiếp đến, thêm cà chua thái múi cau và ớt vào đảo tiếp đến khi cà chua chín sơ.
Bước 3 : Khi nồi nước ninh xương đã xong, bạn đổ chảo nguyên liệu ở bước 2 vào nồi nước dùng, đun sôi trở lại thì vớt bỏ sả và lá chanh đi. Sau đó, bạn thêm gói gia vị lẩu thái vào cùng.
Bước 4: Cuối cùng, bạn nêm nếm gia vị nồi nước dùng bằng bột canh, mì chính, sa tế, đường, nước cốt chanh sao cho hợp khẩu vị nhất. Nếu muốn ăn chua và ăn cay hơn thì bạn có thể tăng thêm phần ớt hoặc sa tế và nước cốt chanh lên nhé.
Lẩu thái hải sản ăn rau gì ngon nhất?
Cũng tương tự với lẩu thái chua cay, khi ăn lẩu thái hải sản, bạn có thể tùy chọn rất nhiều các loại rau nấm khác nhau như rau cần nước, hoa chuối, rau muống, rau cải thảo, cải bó xôi, rau mồng tơi, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm...
Tuy nhiên, nhiều người muốn ăn lẩu thái hải sản đúng điệu nhất nên vẫn thắc mắc lẩu thái hải sản ăn rau gì?
Trên thực tế, để có một nồi lẩu thái hải sản chuẩn vị nhất thì bên cạnh nước dùng, rau nấm ăn kèm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên ăn một số loại rau nấm sau đây:
- Rau: rau muống, rau cải thảo, rau mồng tơi.
- Nấm: Nấm kim châm và nấm đùi gà.
Bạn thấy đấy, cách nấu lẩu thái hải sản chua cay cũng cực kỳ đơn giản với những nguyên liệu vô cùng dễ mua. Đặc biệt là với sự góp mặt của các gói gia vị nấu lẩu thái thì giờ đây, bạn còn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn trong cách nấu lẩu thái ngon đúng vị nhất. Chỉ cần khoảng 30 phút - 1 tiếng chuẩn bị là bạn đã có được một nồi lẩu thái hải sản ngon tuyệt để chiêu đãi cả nhà rồi đấy nhé.
Cuối tuần thưởng thức lẩu gân bò măng tươi bổ dưỡng Nồi lẩu gân bò măng tươi nóng hổi với gân bò dai, thịt bò mềm nấu chung với măng giòn thơm sẽ làm hài lòng những thực khách khó tính. Có rất nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ gân bò như gân bò xào chua ngọt, gỏi gân bò, gân bò hầm rau củ... Thế nhưng, lẩu gân bò măng...