Cách làm cơm tay cầm thơm ngon đậm đà ngon khó cưỡng cho cả nhà
Cơm tay cầm là món hấp đặc trưng của người Trung Hoa không những mang hương vị độc đáo mà còn dễ làm, nhanh gọn. Hãy cùng vào bếp ngay nhé!
Nguyên liệu làm Cơm tay cầm
Gạo 600 gr
Phi lê đùi gà 300 gr (2 miếng)
Cải bẹ trắng 8 cây (cải thìa)
Lạp xưởng 2 cây Khô cá đù 1 con
Gừng 50 gr
Nấm đông cô 8 cái
Hành tím 2 củ
Hắc xì dầu 1 muỗng canh
Xì dầu 1 muỗng canh
Dầu mè 2 muỗng canh
Dầu hào 1 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện
Nồi đất, nồi cơm điện, chảo, rổ, thớt, dao, đũa,…
Cách chế biến Cơm tay cầm
1
Vo và xào gạo
Vo sạch 600gr gạo với nước lạnh: cho gạo vào rổ có thau nước ở dưới và tiến hành vo nhẹ. Tiếp đến, bạn vo nhẹ để gạo không bị mất chất và ngọt hơn nhé. Vo xong bạn cho gạo trong rổ để ráo nước.
Gừng gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái lát mỏng. Bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào và đợi khi dầu sôi cho gừng vào, đảo đều trong 30 giây và cho phần gạo đã vo vào đảo cùng. Khi hạt gạo săn lại thì cho cả gạo và gừng trong chảo vào nồi cơm điện.
2
Video đang HOT
Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch miếng phi lê đùi gà và cắt thành những miếng nhỏ vừa phải. Lạp xưởng mua về rửa sạch với vài lần nước sau đó cắt xéo thành những lát mỏng vừa ăn.
Nấm đông cô khô mua về ngâm với nước trước khoảng 15 phút cho nấm mềm, tiếp theo vớt ra để ráo và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Hành tím cắt bỏ rễ, lột bỏ vỏ và mang rửa sạch, tránh bị dính các vết mốc gây hại cho sức khỏe, cắt hành tím thành những lát mỏng.
Bạn bắc chảo nóng, cho khoảng 1 muỗng canh dầu ăn vào chiên khô cá đù cho chín vàng. Sau đó xé nhỏ khô cá đù vào chén và loại bỏ xương.
3
Ướp gia vị và xào hỗn hợp gà nấm
Cho phi lê gà, lạp xưởng, nấm đông cô vừa cắt vào 1 khay vừa đủ. Tiến hành ướp hỗn hợp với 1 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh hắc xì dầu, 2 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng canh dầu hào. Trộn đều để hỗn hợp được thấm đều hơn. Ướp hỗn hợp gà nấm trong vòng 15 phút.
Tiếp tục bắc chảo lên bếp, và cho hành tím đã thái lát vào đảo 30 giây, sau đó cho hỗn hợp gà nấm đã ướp ở trên vào đảo cùng. Đảo sơ đến khi nào thịt và nấm trong hỗn hợp săn lại thì tắt bếp.
4
Nấu cơm tay cầm
Cho chảo hỗn hợp gà nấm vừa xào ở trên vào nồi cơm điện đã có gạo và gừng trước đó, cho phần khô cá đù đã xé vào cùng 700ml nước nguội vào nồi. Sau đó bạn xới đều tay và tiến hành nấu cơm.
Khi cơm chín, bạn mở nắp nồi và cho 8 cây cải thìa vào, đóng nắp lại trong vòng 5 phút, khoảng thời gian này cũng đủ để cải thìa được hấp chín.
5
Thành phẩm
Khi cơm chín tới có một màu vàng đậm rất hấp dẫn, hơi nóng tỏa ra thơm phức. Món cơm tay cầm không chỉ là một món ngon lạ miệng dành riêng cho gia đình mà nấu đãi khách trong những ngày tiệc tùng cuối năm cũng không phải ý tưởng tồi đó nha!
Cách nấu mì vịt tiềm nóng hổi, thơm ngất ngây chuẩn vị người Hoa
Mì vịt tiềm là món ăn ngon nổi tiếng của người Hoa và có giá trị dinh dưỡng cao, vì thịt vịt có vị ngọt, tính hàn và công dụng dưỡng vị, bổ thận. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nấu món nước này ngon. Hãy cùng vào bếp làm món mì vịt tiềm này nhé!
Nguyên liệu làm Mì vịt tiềm
Mì vắt 100 gr (2 vắt)
Đùi vịt 100 gr (1 cái)
Rượu trắng 150 ml
Gừng 30 gr
Tỏi băm 1 muỗng cà phê
Tiêu 1 muỗng cà phê
Hắc xì dầu 2 muỗng canh
Nước tương 1 muỗng canh
Hoa hồi 10 gr (5 cái)
Thanh quế 5 gr
Trần bì 5 gr
Hành tím 15 gr
Táo tàu 30 gr
Bạch quả 50 gr
Củ sen 50 gr
Nấm hương 50 gr
Dầu mè 1 muỗng canh
Hạt nêm 2 muỗng canh
Đường phèn 50 gr
Muối 2 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện
Bếp, tô, muỗng, chảo,...
Cách chế biến Mì vịt tiềm
1
Sơ chế thịt vịt
Đùi vịt góc tư sau khi mua về rửa thật sạch rồi ngâm trong 350ml nước, 150ml rượu, 30gr gừng để khử mùi hôi của vịt, giúp thịt vịt thơm ngon hơn, sau 10 phút bạn vớt vịt ra để ráo.
Thịt vịt ráo nước bạn ướp chung với 1 muỗng cà phê tỏi, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh hắc xì dầu,1 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng canh nước tương. Dùng tay xoa bóp vịt cho thấm đều gia vị, ướp khoảng 10 - 15 phút.
Vịt sau khi ướp, bạn chuẩn bị sẵn chảo dầu nóng, cho vịt vào chiên ngập dầu (dùng khoảng 500 ml dầu ăn) cho đến khi vàng đều.
2
Nấu nước dùng (Nước lèo)
Chuẩn bị thêm 1 nồi khác bắc lên bếp, cho 2 lít nước hầm xương đã chuẩn bị với 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh muối, 50gr đường phèn, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh hắc xì dầu, 15gr hành tím nướng với 5 cánh hoa hồi, 5gr quế, 5gr trần bì (đã rang thơm).
Nấu nước dùng sôi, để lửa nhỏ 15 phút rồi vớt hoa hồi, quế, trần bì.
3
Hầm thịt vịt trong nước dùng đã
Bạn cho 50gr củ sen, 50gr bạch quả, 30gr táo tàu, 50gr nấm hương vào nồi cùng với đùi vịt đã chiên vàng vào nấu chung với nước dùng trên bếp cho sôi lại 1 lần nữa rồi để lửa nhỏ ninh trong 1 - 2 tiếng nữa.
Sau khi ninh đủ thời gian, bạn tắt bếp là đã hoàn thành xong phần nước dùng cho món mì vịt tiềm đầy bổ dưỡng.
4
Sơ chế mì
Bạn luộc 2 vắt mì tươi với nước thật sôi khoảng 2 phút, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào nồi nước giúp mì không bị dính lại với nhau.
Bạn kiểm tra mì mềm hay chưa bằng cách vớt 1 sợi mì ra, dùng tay ngắt thử xem vừa ăn hay chưa, nếu chưa thì cho sôi thêm 1 - 2 phút nữa.
5
Thành phẩm
Cho mì vào tô, cho nước dùng cùng củ sen, táo đỏ,... cuối cùng cho miếng đùi vịt lên trên, rắc thêm chút tiêu, tô mì vịt nghi ngút khói sẽ làm cho bạn không thể nào cưỡng lại được.
Vừa ngon, lại vừa bổ dưỡng, trong thời tiết sáng nắng chiều mưa như thế này mà được thưởng thức một tô mì vịt tiềm nóng hổi vừa thổi vừa ăn thì không còn gì bằng.
Cách làm món thịt bò xào Mông Cổ độc đáo Món thịt bò Mông Cổ là một món ăn Trung Hoa vô cùng nổi tiếng. Món ăn này chứa đựng hương vị rất tuyệt hảo mà khi bạn đã ăn là không thể dừng lại. Thoạt nhìn thì món thịt bò Mông Cổ không có gì quá độc đáo, khá giống với món thịt heo xào với ngô bào tử. Nhưng chắc chắn...