Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cây ngải thường được cuộn thành điếu như điếu thuốc lá, đốt nóng để tác động vào các huyệt, chữa nhiều bệnh khác nhau. Không dùng cách này cho các bệnh nhiệt.
Cách làm điếu ngải:
Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.
Các phương pháp cứu nóng
Cách cứu bổ: Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.
Cách cứu tả: Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
Video đang HOT
Cách xoay tròn: Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
Cách rà trên vùng da: Dùng điếu ngải rà trên vùng da, cách 1-2 cm để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út để trên mặt da tạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là mỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh.
Lưu ý:
Cứu nóng dùng để trị các chứng bệnh hàn, bệnh lâu ngày gây hư suy.
Nên cẩn thận không để bị bỏng khi cứu, không để rơi tàn nóng làm bỏng da hay tàn tro bay vào mắt. Thời gian cứu tối đa mỗi huyệt 3-5 phút, không nên lạm dụng đốt cứu quá nhiều ở một huyệt. Cẩn thận với những phụ nữ đang mang thai hay hành kinh, người có làn da mẫn cảm (dị ứng), bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, người già và trẻ em. Cứu nóng sau bữa ăn là thích hợp nhất.
Theo Thanhnien
Bệnh phong thấp với tuổi già
Người cao tuổi (NCT) tạng thận bắt đầu hư suy, nguyên khí từ đó bắt đầu suy giảm. Theo Cảnh Nhạc toàn thư: "Mệnh môn là gốc của nguyên khí. Âm khí của ngũ tạng không có nó thì không thể tu dưỡng, dương khí của ngũ tạng không có nó thì không thể phát triển...".
Từ đó suy ra thận khí suy giảm làm cho công năng của các tạng phủ suy giảm theo, nhất là tạng can suy giảm rõ rệt. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói: "Thận sinh cốt tủy...can sinh gân" Điều đó, lý giải vì sao NCT gân xương yếu kém, hoạt động không được lanh lợi. Không những thế, khi mệnh môn hỏa suy, hỏa không sinh được thổ khiến cho công năng vận hóa của tỳ không được lưu lợi nên dinh vệ khí huyết không được dồi dào. Vì thế,chức năng vệ khí không được mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dẫn đến công năng bảo vệ cơ thể trước ngoại tà bị suy giảm...
Nước ta thuộc xứ nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm lớn lại có mùa đông lạnh. Thời tiết nóng lạnh đột ngột làm cho con người phải thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt.Vì lẽ đó, tà khí (phong, hàn, thấp) dễ cảm nhiễm vào cơ thể mỗi con người. Đối với NCT nguyên khí hao tổn, vệ khí hư suy, mỗi lần thời tiết thay đổi, nhất là nóng lạnh đột ngột là một lần tà khí có thời cơ xâm nhập vào cơ thể. Nếu còn nông, tà khí làm cản trở đường huyết mạch ngoài bì phu gây nên hiện tượng tê, đau, nhức, mỏi....Khi tà khí lấn sâu vào phần lý làm nghẽn tắc các đường kinh lạc gây nên hiện tượng đau nhức dữ dội, nhất là gân cốt người già vốn đã suy yếu, khi tà khí xâm nhập vào gây nên hiện tượng tê buốt, nhức nhối, vận động khó khăn. Tà khí còn khu trú ở các khớp xương làm cho các khớp sưng, đau, nhức, buốt làm hạn chế cử động. Thậm chí tà khí còn làm nghẽn tắc một đường kinh lạc làm tê bại hoặc teo nhẽo một chi, có khi nhức buốt tới mức nằm ngồi không yên. Trời càng lạnh, tà khí (hàn tà) càng lấn sâu thì càng nhức buốt, tê dại... Dân gian gọi là bệnh Phong tê thấp (thuộc chứng tý của y học cổ truyền). Ở nước ta, đặc biệt là miền Bắc khí hậu khắc nghiệt, có tới 70-80% số người mắc bệnh phong tê thấp ở những mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là người già.
Trước thực tế trên, phương thuốc trị bệnh phong tê thấp trên cơ sở biện chứng luận trị: Do tà khí (phong, hàn, thấp) xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh, trước hết phải xua đuổi tà khí, đồng thời bồi bổ khí huyết nhằm phục hồi chính khí góp phần xua đuổi tà. Ngoài ra còn bồi bổ can, thận để phục hồi chức năng của gân cốt làm cho người bệnh nhanh chóng bình phục sức khỏe. Việc bồi bổ chính khí còn hỗ trợ công năng điều đạt của vệ khí trước ngoại tà. Đó là phép "Công bổ cùng dùng" và " Tiêu bản đồng trị"
Hình minh họa
Phương dược:
Thương nhĩ tử 14g khương hoạt 6g Tất bát 12g Tục đoạn 12g Phòng phong 12g Độc hoạt 6g Cẩu tích 14g Đương quy (tẩm rượu)14g Hoàng kỳ (tẩm mật)14g Hà thủ ô 14g Cam thảo 4g Đại táo 3 quả. Sắc ngày 1 thang, uống 3 lần (ba lần đun, ba lần uống). Uống cách xa bữa ăn 30 phút.
Kiêng: Rau muống, đỗ xanh còn nguyên vỏ, thịt gà, cá chép, cá quả, ếch, ba ba và các chất tổn hại chính khí như cà phê, thuốc lá.
Phương dược này chúng tôi đã vận dụng chữa trị phong tê thấp, giúp nhiều người qua khỏi
Ý nghĩa phương dược:
Phương dược dùng các vị tân ôn: Thương nhĩ tử, phòng phong, tất bát, khương hoạt, độc hoạt để khu phong, tán hàn, táo thấp cùng các vị:Cẩu tích, tục đoạn, Hà thủ ô bồi bổ can thận làm mạnh gân xương. Hoàng kỳ, Đương quy bổ khí, dưỡng huyết làm cho khí huyết dồi dào, chính khí hưng thịnh. Ngoài ra, phương dược còn dùng cam thảo, đại táo vừa dẫn dược vừa bồi bổ chính khí. Trong phương các vị dược được phối ngũ chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa. Cùng với việc xua đuổi tà khí còn bồi bổ chính khí là phương thức phối ngũ dựa trên nguyên tắc "Nhân cường tật nhược" làm cho phương thuốc thêm hiệu nghiệm.
Theo vietbao
Quả đào giúp hoạt huyết, lợi tiểu Quả đào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào... là quả của cây đào. Cây đào là loại cây gỗ nhỏ, cao 8-10m, mọc lâu năm, thân nhẵn, phân cành nhiều, màu hơi đỏ, chồi có lông mềm. Lá hình bầu dục ngọn giáo, có mũi nhọn dài, nhăn nheo, có răng mịn, màu lục thẫm hay lục nhạt tuỳ...