Cách chữa bệnh chóng mặt
Chóng mặt là một trong những triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên. Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh này. Làm sao để khắc phục?
Tiền đình, nằm ở hai bên phía sau ốc tai, là một hệ thống có vài trò duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Rối loạn tiền đình ngoại biên do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình. Rối loạn tiền đình trung ương do tổn thương nhân tiền đình hay các đường liên hệ của các dây thần kinh ở não, tiểu não. Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập chứng chóng mặt, thường xuất hiện ở rối loạn tiền đình ngoại biên.
Chóng mặt là cảm nhận do ảo giác xuất phát từ thay đổi hệ thống thăng bằng của cơ thể. Thần kinh cao cấp tiếp nhận và điều chỉnh thăng bằng cơ thể trong không gian.
Tham gia quá trình này gồm có mắt, thần kinh tiền đình ốc tai, vỏ tiểu não và cảm nhận bản thể của chân khi đứng. Sự thay đổi không đồng bộ làm rối loạn chuỗi sinh hoá thể dịch thần kinh.
Chóng mặt làm cho người bênh có cảm giác mọi vật xung quanh quay tròn hoặc bản thân bị xoay. Cơn chóng mặt nhẹ kéo dài 15 – 20 giây, cơ thể sớm thích nghi. Cơn nặng kéo dài nhiều giờ, gây nôn, giảm thính lực, đau đầu, mệt mỏi…
Trẻ em có hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh và phụ nữ mắc chứng này cao gấp đôi nam giới. Một số thống kê cho thấy phụ nữ trong giai đoạn có chu kỳ kinh nguyệt dễ chóng mặt hơn. Phải chăng quá trình thay đổi về nội tiết làm tăng sự nhạy cảm ở phụ nữ?
Những cách giúp hạn chế cơn chóng mặt
Video đang HOT
1. Phòng chống các kích thích gây chóng mặt: Dùng thuốc chống nôn trước khi đi tàu xe khoảng 15 phút. Chọn chỗ ngồi phía trước sẽ êm hơn, bạn cũng dễ nhìn cảnh vật để quên đi sự khó chịu. Không ăn quá no hoặc để quá đói.
Nếu hệ thống thăng bằng dễ bị kích thích, bạn nên thận trọng khi tham gia trò chơi làm thay đổi tư thế cơ thể như: tàu lượn, vượt thác…
2. Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc với chất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích.
Thận trọng khi dùng thuốc ảnh hưởng đến tiền đình.
3. Chọn nghề phù hợp để tránh tai nạn khi bạn hay chóng mặt. Tránh chọn công việc phi công, tàu biển, diễn viên xiếc, nhảy dù… hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt, bạn không được lái xe, trèo cao và dừng công việc khi cần.
4. Những bài tập giúp hệ thăng bằng thích nghi với các thay đổi về tư thế cơ thể trong không gian khoảng 80%. Nên tập xích đu, đu quay, trồng chuối.
Người bệnh mạch máu, bệnh mãn tính nên thận trọng khi tập. Massage vùng gáy giúp lưu thông máu tốt và đem lại những cải thiện đáng kể.
5. Chóng mặt nặng kéo dài có nguyên nhân do mạch máu hay gặp ở người lớn tuổi, chấn thương đầu, nhiễm trùng… Do đó, những người này cần quan tâm điều trị vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Thích nghi với bệnh bằng cách tập luyện
Phái nam thường thích những trò chơi cảm giác mạnh, thể hiện bản lĩnh đàn ông như tàu lượn siêu tốc hay đu quay 360 độ, nhảy Bungee truyền thống của dân Nam Mỹ… Nguyên nhân là do hệ tiền đình của họ được trải nghiệm nhiều hơn phái nữ.
Tại sao bạn không thể chơi những trò chơi cảm giác mạnh? Bởi vì, hệ thống giữ thăng bằng của bạn thích nghi chậm với những chuyện động làm đảo lộn tư thế người trong không gian. Hơn nữa, bạn thiếu tập luyện.
Hãy luyện tập và trải nghiệm, bạn sẽ sớm thích nghi và cảm giác sợ chóng mặt nhanh chóng mất đi.
Sử dụng thuốc gì để điều trị chứng chóng mặt?
Hiện nay có trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị chứng chóng mặt. Một trong những sản phẩm điều trị chứng chóng mặt có hiệu quả cao được nhiều nhà chuyên môn và người tiêu dùng đánh giá cao trên thị trường hiện nay là sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não Phúc Lâm. Đây là sản phẩm chức năng được tạo thành từ những thảo dược thiên nhiên như cao Đinh lăng, cao Bạch quả giúp tăng tuần hoàn máu não và hồi phục các chức năng sau tai biến mạch máu não, chế phẩm được dùng chữa nhiều bệnh như các chứng hoa mắt chóng mặt, đứng lên ngồi xuống xây xẩm choáng váng, bệnh lão suy, kém trí nhớ hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn, …
HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO PHÚC LÂM điều trị hiệu quả thiểu năng tuần hoàn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau mỏi vai gáy, đau mỏi, tê bì, mất cảm giác ở chân tay, được sao tẩm, bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ, kết hợp với công nghệ hiện đại, cho công dụng vượt trội, hiệu quả vượt trội, khác biệt hẳn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Tác giả bài viết: BS. Lưu Xuân Thu
Theo SKDS
Những tình huống tổn hại thính lực
Dị vật lọt vào ống tai. Cha mẹ nên dạy trẻ không được cho những vật nhỏ như hạt gạo, hạt quả,... vào tai. Khi không may bị một con côn trùng bám hoặc lọt vào sâu trong lỗ tai, không nên dùng dụng cụ trực tiếp gắp ra mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để lấy được chúng ra mà không ảnh hưởng đến các bộ phận trong tai.
Trong khi ngồi máy bay, tàu ngầm hoặc đang trong quá trình trị liệu buồng ôxy cao áp, nếu không chú ý thực hiện động tác nuốt, dễ phát sinh tình trạng viêm tai giữa do tổn thương khí áp.
Thường xuyên ở trong môi trường ồn ào mà lại không sử dụng dụng cụ cản tiếng ồn để bít tai lại, dễ mắc chứng điếc do màng nhĩ phải chịu tác động của âm thanh quá lớn. Đeo tai nghe thời gian dài cũng có thể dẫn đến giảm thính lực.
Uống thuốc có thể làm tổn hại thính lực.
Tư thế nhảy xuống nước để bơi không chuẩn, dẫn đến biến đổi áp suất khí đột ngột, có thể gây thủng màng nhĩ.
Ngoáy tai không đúng cách sẽ gây tổn hại đường ống tai, nghiêm trọng có thể gây tổn thương tai giữa và tai trong, đây là một trong những nguyên nhân gây điếc tai.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, hút thuốc uống rượu, luôn lo lắng mệt mỏi, tâm trạng không ổn định, không hoạt động thể thao, không tích cực dự phòng các bệnh tim mạch... - những điều này đều dễ phát sinh chứng nghễnh ngãng tuổi già.
Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa đặt đầu trẻ quá thấp hoặc cho trẻ ăn khi đang gào khóc, sữa hoặc các vật chất dịch tiết rất dễ thông qua vòi nhĩ tràn vào tai giữa khiến tai của trẻ bị nhiễm khuẩn.
Theo Đỗ Mai (An ninh thủ đô)
Rối loạn tiền đình - bệnh của công chức Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính dẫn đến bị nhiễm lạnh... Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên....