Cách chọn trà phù hợp, có lợi nhất cho sức khỏe
Với người phương Đông, trà đã được coi là “người bạn” quan trọng đối với sức khoẻ. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học tiếp tục phát hiện những lợi ích đáng kinh ngạc của nó.
Chọn loại trà phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng, một cốc trà tốt có thể làm tăng nhận thức về tinh thần, hỗ trợ giảm cân và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim, thậm chí là ung thư. Vậy loại trà nào tốt và phù hợp nhất với bạn?
Về cơ bản, trà đen, trà trắng và trà xanh chứa chất chống oxy hoá gọi là flavonoid, axit amin L-theanine (được sử dụng để điều trị trầm cảm, lo âu, rối loại trí nhớ và huyết áp cao) và caffeine, làm tăng sự tỉnh táo.
Các loại trà thảo dược được ủ từ các loại thảo mộc, rễ, trái cây hoặc hạt có lợi ích khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần hoá học của chúng nhưng thường đều chứa chất chống oxy hoá.
Trà đen tốt cho tim và ruột
Các loại trà đen như Darjeelinh, Assam và Earrl Grey chứa hàm lượng caffeine cao nhất. Chúng không chỉ cung cấp caffeine mà còn chứa L-theanine giúp làm chậm quá trình hấp thụ chất kích thích của cơ thể.
Uống ba hoặc nhiều cốc mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, nồng độ trà đen của các vi chất dinh dưỡng, polyphenol cũng giúp điều trị các vấn đề tiêu hoá.
Polyphenol được đóng gói với các chất chống oxy hoá và có liên quan đến giảm cân, làm chậm tốc độ của cả hai sự hấp thụ đường và tiêu hoá. Do đó nó ngăn ngừa chứng khó tiêu và thúc đẩy vi khuẩn tốt trong ruột.
Trà trắng tốt cho đường huyết và giúp răng khoẻ
Trà trắng như White Peony và Sliver kim là loại trà được chế biến ít nhất và có hàm lượng caffeine thấp. Nó có liên quan đến nguy cơ kháng insulin thấp hơn và khởi phát bệnh tiểu đường loại 2 do các polyphenol có trong nó.
Flouride, tannin và các hợp chất chống oxy hoá của nó được gọi là catechin giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
Video đang HOT
Trà xanh giảm cân và chất chống oxy hoá
Trà xanh như Sencha, Mathcha và Gyokuro được coi là một trong những chất có lợi nhất cho sức khoẻ. Nó có chứa chất chống oxy hoá và L-theanine. Nó đã được chứng minh là giúp tăng cường trao đổi chất, có thể đốt cháy chất béo nhanh hơn, giảm mỡ bụng và giảm cholesterol.
Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người thường xuyên uống trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau.
Trà được coi là “người bạn” quan trọng đối với sức khoẻ của người phương Đông.
Trà đỏ tăng cường miễn dịch và sức khoẻ cho làn da
Trà đỏ hay trà Rooibos được làm từ một loại thảo mộc Nam Phi. Rooibos hoàn toàn không chứa caffeine và được đóng gói với polyphenol chống oxy hoá.
Các chuyên gia đã nghiên cứu về lợi ích sức khoẻ độc đáo của thảo mộc bao gồm cả tiềm năng của nó để tăng cường miễn dịch, cải thiện hệ thực vật đường ruột khoẻ mạnh, cải thiện hiệu suất thể thao, điều trị các bệnh da tự miễn dịch và giúp ngăn ngừa ung thư da.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như nhân sâm, hoa nhài, hoa cúc, gừng và bạc hà thường được cho là giúp giảm cân, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn và phòng chống cảm lạnh, cúm.
Trà bạc hà được cho là làm dịu dạ dày khó chịu vì tình dầu bạc hà làm thư giãn các cơ dạ dày để giảm đau quặn. Nó cũng có thể làm tăng sản xuất mật, giúp tiêu hoá thức ăn cùng.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bạc hà có thể làm tăng sự tập trung tinh thần và hoạt động như một thuốc chống co thắt để giảm buồn nôn.
Trà hoa cúc thường được cho là cải thiện chất lượng giấc ngủ và cũng có liên quan đến việc giảm đau do kinh nguyệt, giảm viên và giúp điều trị các biến chứng do bệnh tiểu đường mang lại, do đặc tính chống oxy hoá của nó.
Trà gừng được cho là giảm buồn nôn và cải thiện tiêu hoá. Các đặc tính chống viêm của gừng cũng có thể làm giảm nghẹt mũi và các triệu chứng hô hấp của cảm lạnh, cúm.
Trà dâm bụt giúp giảm huyết áp ở một số người nếu uống ba hoặc nhiều tách trà dâm bụt mỗi ngày.
Bảo Minh (t/h)
Theo giaoducthoidai
Công dụng bất ngờ của trà trắng đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Bên cạnh trà xanh và trà đen, trà trắng cũng nổi tiếng với nhiều công dụng với sức khỏe như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống lão hóa da và thậm chí giúp giảm cân.
Trà trắng chứa rất nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa. Chúng giúp giảm viêm mãn tính bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ảnh: gopaldharaindia.
Polyphenol có trong trà trắng còn có thể giúp thư giãn mạch máu, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cholesterol xấu bị oxy hóa, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: squarespace.
Trà trắng chứa caffeine và catechin như EGCG. Hai hợp chất này giúp cơ thể đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất, giúp bạn giảm cân. Ảnh: shopify.
Trà trắng còn chứa florua, catechin và tannin. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất này có thể giúp chống lại vi khuẩn gây ra mảng bám trên răng. Ảnh: bettys.
Thậm chí, các nghiên cứu trong ống nghiệm còn phát hiện ra rằng chiết xuất trà trắng còn có khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư và ngăn chúng lây lan. Ảnh: flywheel.
Kháng insulin là một tình trạng có hại liên quan đến nhiều bệnh mãn tính. Ảnh: twinings.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol cũng như những chất có trong trà trắng có thể làm giảm nguy cơ kháng insulin và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: bigcommerce.
Bên cạnh đó, các hợp chất được tìm thấy trong trà trắng, bao gồm các polyphenol được gọi là catechin, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương bằng cách thúc đẩy sự phát triển của xương và ngăn chặn sự phân rã xương. Ảnh: thespruceeats.
Trà trắng và các hợp chất của nó có thể bảo vệ da khỏi tổn thương liên quan đến lão hóa. Ảnh: blucommerce.
EGCG có trong trà trắng có thể giúp chống viêm và ngăn chặn protein đóng cục và gây tổn thương dây thần kinh, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Ảnh: shopify.
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
Lợi ích sức khỏe ấn tượng của trà trắng Trà trắng được làm từ cây Camellia sinensis. Lá và búp của nó được hái ngay trước khi chúng mở hoàn toàn, khi chúng vẫn còn được phủ bằng lông trắng mịn, do đó được gọi tên là trà trắng. ShutterStock Trà xanh và trà đen cũng được làm từ cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, các phương pháp chế biến khác nhau mang...