Cách chăm sóc bé khi bị nhiễm trùng tai
Không phải bé nào bị nhiễm trùng tai cũng cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Khoảng 80% bé mắc nhiễm trùng tai ở dạng viêm tai cấp trung bình.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, nếu các triệu chứng nhiễm trùng tai không nặng, bé từ 6 tháng tuổi trở xuống không nên vội vã uống kháng sinh. Theo dõi tình trạng của bé trong vòng 48-72 tiếng đồng hồ, để quyết tịnh xem có cần kháng sinh hay không. Nếu bé bị sốt thì bạn nên đưa bé đi khám.
Cách chăm sóc khiến bé dễ chịu
Kê cao đầu khi bé nằm có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh nhưng tránh dùng gối của người lớn vì có thể gây nghẹt thở cho bé.
Uống đúng liều acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho bé để giảm đau.
Dùng thuốc nhỏ tai hoặc một miếng gạc ấm cũng có thể làm dịu cơn đau tai ở bé. Tuy nhiên nếu bé ít hơn 2 tháng tuổi, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc nhỏ tai tốt nhất dành cho bé.
Ngăn ngừa nhiễm trùng tai tái phát
- Giữ cho bé tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Hãy tạo không khí trong lành ở nhà và nếu phải ra ngoài, cũng cần cách ly bé với chỗ có khói thuốc.
Video đang HOT
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp chất kháng thể giúp bé hạn chế chứng nhiễm trùng tai.
- Khi cho con bú, nên kê cao đầu của bé hơn so với thân người bé. Những bé được bú nằm thường có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.
- Rửa tay mẹ và rửa tay con thường xuyên. Tuy nhiễm trùng tai không phải bệnh truyền nhiễm nhưng nhiễm trùng hệ hô hấp có thể gây nên nhiễm trùng tai. Vì thế cần giữ cho bàn tay của bé luôn sạch sẽ và cách ly bé khỏi những người đang mắc bệnh hô hấp.
- Nếu bé bị nhiễm trùng tai tái phát, đặc biệt là bé dễ bị cảm cúm thì bạn nên tiêm phòng cúm cho con. Nhưng cần hỏi bác sĩ bởi vì tiêm phòng cúm chỉ dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Đảm bảo bé tiêm văcxin đủ liều.
Theo VNE
Những loại thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng
Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa hoặc muốn tránh các bệnh dạ dày, hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau.
1. Đường tinh luyện
Những món ăn ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ làm tăng lượng insulin và dẫn đến sự biến động trong lượng đường huyết. Robynne Chutkan, phó giáo sư khoa tiêu hóa của Bệnh viện ĐH Georgetowwn, Washington D.C cho biết: "Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, nhưng sự thay đổi lượng đường huyết có thể làm bạn bị run và cảm thấy lạnh. Điều đó không tốt cho tình trạng đau bụng của bạn".
2. Các sản phẩm làm từ sữa
Các sản phẩm làm từ sữa.
Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn.
3. Chocolate và thức ăn chứa caffeine
Lý do khiến những người đau bụng nhạy cảm hơn với chocolate và cà phê là chúng ảnh hưởng đến các cơ thực quản và gây ra chứng trào ngược. Hơn nữa caffeine sẽ làm bạn bị tiêu chảy. Và như đã giải thích ở trên, chocolate chứa sữa cũng có thể khiến bạn khó tiêu.
4. Thức ăn nhiều chất béo
Kem tươi hay các loại thịt đều là thức ăn nhiều chất béo. Chất béo trong thức ăn kích thích một số cơ quan thụ cảm trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy trướng bụng.
5. Thức ăn nhiều axit
Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều axit khi đau bụng.
Các loại trái cây thuộc họ cam chanh và sản phẩm làm từ cà chua có khả năng làm axit trào ngược. Vì thực chất cà chua cũng là loại quả chứa rất nhiều axit. Nguyên tắc này cũng áp dụng với nước trái cây chiết xuất từ cam, chanh. Tuy nhiên, thay vào đó bạn vẫn có thể uống nước táo.
6. Đồ uống có cồn
Như nhiều loại thực phẩm khác trong danh sách này, đồ uống có cồn như rượu, bia có thể lầm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chúng có chứa các chất hóa học khó chuyển hóa, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Và đặc biệt không tốt cho những người đã có tiền sử bệnh gan.
7. Thực phẩm chế biến
Tránh các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn khi đau bụng.
Thực phẩm chế biến với hạn sử dụng lâu thường chứa nhiều chất phụ gia ví dụ hất bảo quản. Vì thế, khi bị đau bụng, bạn không nên sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp
Theo VNE
Có nên đeo kính râm khi bị đau mắt đỏ? Theo quan niệm dân gian, khi bị đau mắt đỏ đeo kinh râm sẽ ngăn chặn được lây lan từ việc nhìn nhau. Đó là quan niệm sai lầm. Theo ThS.BS Diệp Hữu Thắng, trưởng khoa giác mạc bệnh viện Mắt Tp.HCM: Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt...