Cách ban sởi lây lan trên cơ thể
Vào những tháng đầu năm, thời tiết nắng, độ ẩm cao thuận lợi cho virus sởi phát tán khiến trẻ mắc bệnh nhiều, dễ bùng phát thành dịch.
Trẻ phát ban khi mắc virus sởi. Ảnh: Shutterstock.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, thường xuất hiện vào mùa đông – xuân. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mùi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…
Trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng như sốt, chảy nước mắt, ho khan, khàn tiếng, có từng đốm đỏ nhân trắng (hạt Koplik) trong miệng. Ngoài ra, trẻ còn viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt khi mắc sởi.
Ban sởi sẽ mọc vào ngày thứ 4-6 khi trẻ mắc bệnh. Ở ngày đầu tiên sau khi phát ban, trẻ bị mọc nốt đỏ từ đầu, mặt, cổ. Đến ngày thứ 2 khi phát ban, nó xuất hiện ở ngực, lưng và cánh tay của trẻ. Đến ngày thứ 3 ban sẽ mọc ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân, trẻ hết sốt và ban bắt đầu bay.
ThS Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cho hay tất cả trẻ mắc sởi nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ đánh giá mức độ bệnh và bổ sung Vitamin A theo độ tuổi.
Nếu trẻ đủ điều kiện chăm sóc tại nhà, phụ huynh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Đồng thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt 38,5 độ C theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh thân thể trẻ hàng ngày.
Những trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú bình thường, kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý. Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ và chia thành nhiều bữa.
Người chăm sóc trẻ bị sởi cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió, tránh để lạnh, không tắm lâu, không chà xát mạnh.
Khi trẻ bị sởi có những biểu hiện như sốt cao liên tục từ 39-40 độ C, khó thở hoặc thở nhanh, quấy khóc, vật vã, rồi loạn ý thức, phát ban toàn thân mà vẫn sốt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Để phòng bệnh, ThS Thúy Hậu khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng vaccine sới đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, ba mẹ cần vệ sinh mắt, mũi, miệng và tắm hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả ép.
Nên chế biến khẩu phần của trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu protein và vitamin A.
Nếu phát hiện trẻ nghi ngờ mắc sở, phải cho cách ly và đưa đến cơ sở y tế, trong thời điểm bùng phát dịch cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi không nhận đủ lượng vitamin A?
Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch, giúp mắt khỏe mạnh, cơ thể tăng trưởng và tăng năng lượng...
1. Dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin A trong cơ thể
Video đang HOT
- Da khô :Vitamin A rất cần thiết để duy trì sức khỏe làn da. Sự thiếu hụt có thể gây kích ứng và khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm... Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên da, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Sức khỏe mắt kém :Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt và các vấn đề về thị lực. Thiếu hụt có thể gây quáng gà, giảm thị lực và tăng hội chứng khô mắt.
Thị lực có thể giảm khi thiếu vitamin A.
- Giảm tăng trưởng:Trẻ khi bị thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, làm chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
- Nhiễm trùng thường xuyên : Vitamin A giúp duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể thiếu chất này, rất dễ bị ốm...
- Mệt mỏi : Vitamin A cũng giúp điều chỉnh mức năng lượng. Sự thiếu hụt vitamin này có thể gây ra mệt mỏi, kiệt sức và ảnh hưởng tới công việc hàng ngày.
- Giảm cân nhanh chóng:Sự thiếu hụt vitamin A có thể biểu hiện trên cơ thể bạn bằng việc giảm cân nhanh chóng. Nếu bạn đột nhiên sụt cân không rõ nguyên nhân, nên đi khám.
2. Bổ sung vitamin A như thế nào cho an toàn?
Vitamin A tan trong chất béo và được lưu trữ trong các mô trên khắp cơ thể. Nhưng cơ thể không thể tự tạo ra vitamin A, vì vậy bạn cần lấy nó từ các nguồn bên ngoài - như thực phẩm và thực phẩm bổ sung.
Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin A trong chế độ ăn uống của mình và không cần bổ sung. Thịt nội tạng, rau lá xanh và rau quả màu cam... đều là nguồn cung cấp vitamin A tốt.
Có hai loại vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm và hầu hết các chất bổ sung, đó là vitamin A và carotenoids (tiền vitamin A).
Vitamin A tan trong chất béo và hiện diện ở dạng tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm.
- Vitamin A (còn gọi là retinol) có nguồn gốc từ động vật như sữa nguyên chất, phô mai và một số loại cá. Khi được thêm vào thực phẩm bổ sung, nó thường được gọi là retinyl acetate hoặc retinyl palmitate.
- Tiền vitamin A (Provitamin A carotenoid) có trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Có một số loại carotenoid khác nhau, bao gồm cả beta carotene. Đây là một sắc tố thực vật nổi tiếng trong việc tạo ra màu cam cho cà rốt (và các loại trái cây và rau quả khác).
Cả hai dạng vitamin A này đều được chuyển đổi thành axit retinoic khi vào cơ thể. Đây là dạng hoạt động của vitamin A mà cơ thể có thể sử dụng trong các hoạt động hàng ngày.
Khi vào cơ thể, vitamin A có nhiều công dụng khác nhau:
Giúp tim, phổi và các cơ quan khác hoạt động tốt
Giúp có thể tăng trưởng và phát triển
Duy trì làn da khỏe mạnh
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Giúp võng mạc (phần nhạy cảm với ánh sáng của mắt) tạo ra một số sắc tố nhất định giúp chúng ta nhìn thấy
Giữ cho giác mạc (phần trong của mắt) đủ nước
Hỗ trợ sức mạnh của xương
Giữ cho các mô ở mũi, xoang và miệng khỏe mạnh...
Có những loại thực phẩm bổ sung vitamin A nào?
Những người có lượng vitamin A thấp có thể dùng vitamin A như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Nhiều loại vitamin không kê đơn (OTC) dành cho sức khỏe của mắt và vitamin tổng hợp cũng chứa vitamin A. Tất cả chúng đều có sẵn dưới dạng thuốc uống.
Dạng kem và thuốc theo toa cũng có sẵn. Retinoid như tretinoin là thuốc kê đơn được FDA phê chuẩn để điều trị các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và nếp nhăn... Retinol, không mạnh bằng tretinoin, có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da OTC. Các sản phẩm retinol thường có sẵn dưới dạng kem.
Liều vitamin A an toàn là bao nhiêu?
Hầu hết mọi người không cần phải bổ sung vitamin A. Trong nhiều trường hợp, chỉ riêng chế độ ăn uống cũng có thể cung cấp đủ lượng vitamin A mỗi ngày.
Nếu được bác sĩ khuyến nghị bổ sung vitamin A, điều quan trọng là phải biết liều lượng cần dùng, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ ăn uống thông thường của bạn.
RDA của vitamin A (lượng vitamin A trung bình mà mỗi người cần trong một ngày) phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng vitamin A được khuyến nghị như sau:
Nhu cầu khuyến nghị vitamin A (mcg/ngày) EAR: Nhu cầu trung bình ước tính; RDA: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị; AI: Mức tiêu thụ tối đa; UL: Giới hạn tiêu thị tối đa.
Do liều lượng khác nhau trong mỗi sản phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng vitamin A bổ sung mà cơ thể cần.
3. Những dấu hiệu và triệu chứng của quá liều vitamin A
Mặc dù vitamin A hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể nhưng nó có thể gây nguy hiểm nếu dùng liều cao. Điều này có thể xảy ra nếu bạn hoặc người thân dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin A.
Ngộ độc vitamin A cấp tính có thể xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi dùng một hoặc nhiều liều vitamin A. Ngộ độc vitamin A mạn tính phổ biến hơn, có thể xảy ra ở những người thường xuyên dùng vitamin A liều cao trong thời gian dài. Độc tính mạn tính có nhiều khả năng xảy ra hơn khi uống gấp 10 lần RDA mỗi ngày.
Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu ngộ độc vitamin A (quá liều):
Kích ứng da (như bong tróc da, mẩn đỏ), da khô , rụng tóc
Mờ mắt
Xương yếu hơn
Đau đầu, chóng mặt
buồn nôn, nôn
Mức cholesterol tăng cao...
Trong một số ít trường hợp, người dùng cũng có thể bị tổn thương gan, thận hoặc đau cơ và khớp dữ dội. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, hãy đi khám ngay lập tức.
Trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung vitamin A nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, để giúp bạn biết liệu tổng liều vitamin A hàng ngày của bạn có nằm trong giới hạn an toàn hay không.
Cách lây lan nhanh chóng của bệnh sởi Tôi xem báo đài và biết được nhiều nơi đang cảnh báo về dịch sởi. Vậy xin hỏi bệnh này có dễ lây lan không? Tôi xem báo đài và biết được nhiều nơi đang cảnh báo về dịch sởi. Vậy xin hỏi bệnh này có dễ lây lan không? Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Virus gây...