Các vi chất giúp phát triển chiều cao ở trẻ
Sự phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dinh dưỡng, di truyền, luyện tập, môi trường sống, trong đó yếu tố dinh dưỡng là quan trọng nhất chiếm 32%.
Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ và cân đối để cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất cần thiết thúc đẩy sự phát triển chiều cao.
Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Có 3 giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ: bào thai, từ khi sinh đến 2-3 tuổi và tiền dậy thì. Chiều cao của trẻ phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn thai kỳ, chế độ ăn uống hàng ngày người mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là canxi và sắt.
Canxi sẽ giúp cho quá trình hình thành tế bào xương trong cơ thể của trẻ khỏe mạnh, có kết cấu vững chắc. Ngoài ra, bổ sung canxi có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở mẹ bầu, hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao ở thai nhi.
Giai đoạn từ khi sinh đến 2-3 tuổi: Lúc trẻ được 1 tuổi chiều cao của trẻ gấp 1,5 lần lúc mới sinh, lúc 2 tuổi cao bằng nửa người trưởng thành. Do đó, trong giai đoạn này cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ đạt được chiều cao tối ưu nhất.
Lúc sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất giúp trẻ cao lớn và thông minh. Khi đến giai đoạn ăn bổ sung cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng bởi nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ là do thiếu vi chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu có 50% trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin D, A, canxi… Nếu cung cấp qua thức ăn không đủ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng.
Nếu cha mẹ bỏ lỡ sự phát triển chiều cao của trẻ ở 2 giai đoạn trước thì tiền dậy thì là giai đoạn vàng để tăng tốc chiều cao, bé gái từ10 -13 tuổi, bé trai 13-17 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ có thể tăng 10-15cm chiều cao trong 1 năm. Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, vận động, đặc biệt là giấc ngủ của trẻ. Cho trẻ ngủ trước 11h giờ bởi hormon tăng trưởng sinh ra nhiều nhất vào lúc 10-12 giờ đêm.
Video đang HOT
Bổ sung thực phẩm giàu canxi có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ.
Các vi chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển chiều cao
Canxi: Bổ sung caxi là rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, duy trì sức khỏe xương khớp và răng miệng, bởi 99% canxi được tìm thấy trong xương và răng. Liều lượng bổ sung canxi ở người lớn từ 19-50 tuổi là 1.200 – 2.000mg/ngày, trẻ em từ 9-18 tuổi cần 3.500mg/ngày, từ 4 – 8 tuổi cần 1.000mg/ngày từ 1 – 3 tuổi cần 700mg/ngày.
Các thực phẩm chứa nhiều canxi: trứng, sữa, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai; các loại thịt: thịt bò, gà; các loại hải sản tôm cua; các loại cá, đặc biệt là cá hồi; rau củ quả, các loại hạt cũng chứa nhiều canxi.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự hấp thụ được canxi, mà phải cần các chất dẫn truyền như vitamin D, K, kẽm… nếu không có những chất này, dù bạn có bổ sung bao nhiêu canxi đi nữa thì cơ thể cũng không thể phát triển xương khớp cũng như chiều cao.
Vitamin D: là loại vitamin tan trong dầu, giúp cho niêm mạc ruột tăng hấp thu canxi mỗi ngày, có nhiều trong trứng, thịt, các loại rau củ và đặc biệt là các loại nấm. Lượng bổ sung vitamin D cho trẻ em từ 1-19 tuổi là từ 600 – 1.000IU/ ngày, từ 19 tuổi trở lên từ 1.500 – 2.000IU/ngày. Tuy nhiên, nếu ăn thực phẩm chứa vitamin D thì không đủ lượng vitamin cơ thể cần mỗi ngày.
Vitamin D được tổng hợp nhiều nhất ở da bằng cách phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời, nhưng phơi nắng thế nào là đúng. Chúng ta thường lầm tưởng rằng phơi nắng từ 6-9 giờ sáng là thời gian tốt nhất để hấp thu được tối ưu lượng vitamin D, tuy nhiên khoa học chứng minh điều đó là sai. Giờ hấp thu được lượng vitamin D tốt nhất là từ 10-12 giờ trưa.
Đây là lúc ánh nắng mặt trời có chứa tia UVB giúp cho việc chuyển hóa cholesterol của cơ thể thành vitamin D. Do đó, để đảm bảo vừa có lượng vitamin D đầy đủ tốt cho sức khỏe nên phơi nắng khoảng 15 phút từ 10-12 giờ trưa, mặc quần áo ngắn để tăng diện tích da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp hấp thụ được lượng vitamin D hiệu quả.
Vitamin K: giúp tối ưu hóa sử dụng canxi và ngăn ngừa bất kỳ những hoạt động tiêu cực nào với sức khỏe do dự tăng lượng canxi. Vitamin K giúp điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể bằng cách mang canxi có trong máu vào xương và răng, giúp ức chế quá trình canxi hóa động mạch.
Những thực phẩm giàu vitamin K: các loại rau xanh: cải bó xôi, bông cải xanh, rau mùa tạt, cải xanh; trái cây: bơ, kiwi; thịt gà, pate gan ngỗng.
Kẽm: giúp duy trì lượng estrogen trong cơ thể ở mức độ cân bằng nhất, giúp đĩa sụn phát triển. Estrogen là một trong những hormon làm ức chế sự phát triển của đĩa sụn, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Vitamin K giúp tăng lượng testosterone ở nam giới, kiểm soát và làm giảm lượng testosterone chuyển hóa thành estrogen. Kẽm có nhiều trong các loại thịt đỏ (bò heo), hàu, cá biển, trứng, sữa, rau chân vịt, cải bó xôi, khoai lang, khoai tây và các loại hạt.
Dinh dưỡng giảm cân, tăng chiều cao cho trẻ béo phì
Chế độ ăn của trẻ béo phì cần phù hợp nhu cầu sinh lý, giảm mức độ tăng cân nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng.
Bác sĩ Dương Công Minh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cho biết trẻ em là lứa tuổi cơ thể đang tăng trưởng và phát triển mạnh. Do đó, với trẻ béo phì, không thể đặt mục tiêu giảm cân giống như người lớn. Điểm mấu chốt là giảm mức độ tăng cân và đảm bảo tăng trưởng chiều cao theo lứa tuổi.
Thực chất, trẻ vẫn ăn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý, hoặc chỉ giảm chút ít. Đặc biệt cung cấp đủ đạm và canxi.
Ăn ít hơn nhu cầu năng lượng cho các hoạt động: Trước bữa ăn chính, nên cho trẻ uống một ly nước, ăn một chén canh, hay đĩa rau luộc, trái dưa leo, để tạo cảm giác no nhằm giảm lượng thức ăn ăn vào. Cho trẻ ngừng ăn trước khi có cảm giác quá no.
Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều và bữa tối ăn ít. Nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa. Trẻ cần ăn đều đặn các bữa nhỏ.
Dùng thực phẩm nguyên vẹn: Phụ huynh cần tăng cường những thức ăn giàu chất xơ như gạo lứt, khoai, bắp, rau xanh các loại và trái cây tươi ít ngọt (mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta...) để vừa giảm cung cấp năng lượng, vừa bổ sung thêm lượng vitamin, muối khoáng, vừa dễ tiêu hóa hấp thu và ngừa táo bón. Các loại ngũ cốc nguyên vỏ hoặc còn vỏ cám có nhiều vitamin và chất xơ giúp trẻ no lâu hơn. Nên ăn trái cây cả xác thay vì ép lấy nước, hoặc đậu đỗ thì ăn cả vỏ.
Giảm tối đa chất bột đường trong thức ăn giàu năng lượng như: cơm, mì, dầu, mỡ, bơ, bánh ngọt, kẹo, chè ngọt, chocolate, nước ngọt...
Giảm tối đa chất béo: Khi chế biến thức ăn, phụ huynh nên lột bỏ các loại da nhiều mỡ như heo, gà, vịt... ưu tiên dùng phần thịt nạc. Hạn chế cho trẻ ăn óc, thận, tim, gan, cật, lòng, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo và cholesterol. Những món chiên, quay, xào nên đổi thành dạng luộc, hấp.
Dù thừa cân, trẻ vẫn phải được ăn đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng trưởng theo độ tuổi. Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Minh chia sẻ, điều trị béo phì ở trẻ em là một quá trình dài, cần kiến thức và sự kiên nhẫn. Trong đó, không cho trẻ uống sữa là một ngộ nhận tai hại thường gặp. Thực tế, sữa và các chế phẩm từ sữa chứa đạm, đầy đủ các axit amin thiết yếu, nhất là lysine; cùng canxi, phospho, vitamin A và D, đường lactose cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ uống từ hai ly sữa trở lên hàng ngày thì nên đổi sữa béo qua sữa gầy, còn gọi là sữa tách béo.
Thái độ quá lo sợ, bắt trẻ ăn kiêng quá mức, trêu chọc để trẻ bớt ăn cũng là một sai lầm nên loại bỏ. Chế giễu, quá nhấn mạnh đến vóc dáng, vào mục tiêu giảm cân tạo một sức ép về tâm lý, có thể dẫn đến tình trạng trẻ tự ti mặc cảm, cô độc (ở lứa tuổi học đường) và các rối loạn hành vi ăn uống như háu ăn quá mức (bulimia) hay chán ăn tâm lý (anorexia nervosa) rất khó chữa trị, có tỷ lệ tử vong khá cao.
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ có con thừa cân, cần hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi xem tivi, dưới một giờ mỗi ngày. Thay vì ép trẻ tập thể dục, phụ huynh hãy hướng dẫn con làm một số công việc như dọn dẹp đồ chơi, tưới cây, dọn bàn ghế, bưng đồ, lấy đồ, lau quét nhà... Khuyến khích trẻ đi bộ ở bất cứ nơi nào, lúc nào có thể. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Khi trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng, khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách, hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy... phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ thăm khám, đánh giá đúng tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, từ đó đưa ra liệu trình điều trị kịp thời, phù hợp.
Sự thật về tin đồn mẹ bầu bị chuột rút thì nên bổ sung canxi ngay lập tức Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết có nên bổ sung canxi khi bị chuột rút hay không? Nếu thấy bàn chân dễ bị chuột rút khi mang thai, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám. Sau khi khám, nếu thấy có dấu hiệu thiếu canxi, bác sỹ sẽ hướng dẫn để bạn bổ sung canxi đúng cách. Chúng ta đều...