Các trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?
Các trường THPT chuyên trực thuộc đại học ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa
Năm 2021, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội) tuyển 540 chỉ tiêu vào lớp 10 các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh và Chất lượng cao (mỗi lớp 90 học sinh).
Trường dành tối đa 10% chỉ tiêu tuyển sinh vào các lớp chuyên (khoảng 45 chỉ tiêu) để xét tuyển thẳng học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập ở bậc THCS. Ngoài thoả mãn điều kiện chung, các thí sinh phải đạt giải Nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và môn đạt giải đúng với môn chuyên đăng ký xét tuyển thẳng.
Ngoài ra những thí sinh đạt huy chương vàng trong cuộc thi Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên cho học sinh bậc trung học cơ sở cũng sẽ được xét tuyển thẳng vào lớp chuyên đúng với môn đạt giải.
Trường cũng khuyến khích thí sinh có thư giới thiệu của một giáo viên từng trực tiếp giảng dạy hoặc bồi dưỡng thi học sinh giỏi nhận xét về năng lực của học sinh.
Đối với phương thức thi tuyển, trường yêu cầu mỗi thí sinh được đăng ký dự thi tối đa vào hai trong năm lớp chuyên, gồm: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh.
Lịch thi vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2021.
Các thí sinh sẽ dự thi 3 môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) trong 120 phút và môn chuyên trong 150 phút. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận đối với môn Toán (vòng 1) và các môn chuyên; trắc nghiệm kết hợp với tự luận đối với môn Ngữ văn.
Theo phương án tuyển sinh, điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên. Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) nhân hệ số 1 và điểm thi môn chuyên nhân hệ số 2, không cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh. Trường sẽ công bố kết quả thi trước ngày 15/6.
Video đang HOT
Đối với tuyển sinh vào lớp chất lượng cao, thí sinh phải đáp ứng điều kiện chung và đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các lớp chuyên năm 2021 của trường, có điểm thi của từng môn đạt từ 4 trở lên; có hồ sơ đăng ký xét tuyển vào lớp 10 chất lượng cao năm 2021.
Thí sinh sẽ tham dự hai bài thi gồm bài thi trắc nghiệm khách quan đánh giá chỉ số thông minh (chỉ số IQ) trong thời gian 60 phút (chấm theo thang điểm 10) và bài thi phỏng vấn trực tiếp về mục đích học tập, nguyện vọng, thành tích học tập, năng lực, năng khiếu riêng,… (chấm theo thang điểm 10). Hội đồng tuyển sinh không tổ chức phúc khảo hai bài thi trên.
Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố thời gian và chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm năm học 2021 – 2022. Theo đó, trường tuyển 305 chỉ tiêu hệ chuyên với học sinh toàn quốc, chi tiết như sau:
Năm nay, trường dành tối đa 10% chỉ tiêu (khoảng 30 chỉ tiêu) để xét tuyển thẳng các thí sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập ở bậc THCS.
Các thí sinh thuộc diện dự thi sẽ phải tham dự bài thi viết ba môn: Toán, Ngữ văn và môn chuyên. Trong đó, môn Toán (hệ số 1, thời gian thi 120 phút); môn Ngữ văn (hệ số 1, thời gian thi 120 phút) và môn chuyên (hệ số 2, thời gian 150 phút). Riêng môn tiếng Anh và Hóa học, thí sinh sẽ làm bài trong 120 phút.
Trường sẽ phát hành hồ sơ ngày 15/3. Thời gian trường nhận hồ sơ đăng ký từ 5/4 đến 9/5. Thời gian trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng từ 5/4 đến 23/4. Thời gian tổ chức thi dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2 và 3/6.
Trường THPT Khoa học Giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa thông báo tuyển sinh năm học 2021 – 2022. Theo đó, đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020 – 2021 trên toàn quốc. Điều kiện, học sinh phải xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm các lớp THCS từ khá trở lên; Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
Trường áp dụng hình thức thi và xét tuyển, trong đó, thi tuyển với các môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh thuộc kiến thức THCS thang điểm mỗi môn là 100 điểm. Thời gian thi ngày 22/5.
Trường áp dụng xét tuyển thẳng và cộng điểm khuyến khích, ưu tiên (tối đa 10% tổng chỉ tiêu tuyển sinh). Xét tuyển dựa vào kết quả thi vào lớp 10 của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT chuyên Ngoại ngữ. Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 của Sở GD&ĐT Hà Nội (căn cứ vào kết quả thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ).
Thời gian phát hành hồ sơ từ ngày 1/3 đến chiều 10/5. Kết quả xét tuyển thẳng, danh sách thí sinh dự thi, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi sẽ được nhà trường công bố trước ngày 14/5. Công bố kết quả trúng tuyển được công bố trước ngày 9/6.
Nội dung dạy học trực tuyến: Cần lựa chọn phù hợp
Dạy học trực tuyến là giải pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện nay khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đây là giải pháp kịp thời nhưng cần tính đến hiệu quả khi triển khai, trong đó cần lựa chọn nội dung phù hợp...
Giáo viên Hà Nội trong buổi tập huấn kỹ năng dạy học trực tuyến. Ảnh: IT
Báo GD& TĐ có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh vấn đề này.
Giáo viên chủ động tiếp cận công nghệ
- GV đã quen với dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, để hình thức này vận hành bài bản, đạt chất lượng, hiệu quả, GV cần bảo đảm những yêu cầu gì, thưa PGS.TS?
- Với GV, bên cạnh nắm vững kiến thức sư phạm như kĩ năng xây dựng bài giảng, cụ thể là phân tích các hoạt động cho người học "từ xa"; phương pháp dạy học trực tuyến cần nắm vững kĩ năng công nghệ: Sử dụng công nghệ khi xây dựng bài giảng (xây dựng bài giảng E-learning bằng các hệ thống thông dụng như Edmundo, Moodle, ClassDojo, Blackboard hay Canvas); Sử dụng công nghệ để tổ chức hoạt động dạy học.
GV cần chuyển đổi hoạt động dạy học truyền thống thành các thao tác làm việc với phần mềm.
Tựu trung, GV cần có kiến thức của 3 lĩnh vực trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay: Mô hình TPACK (CK -Content Knowledge: kiến thức chuyên môn; TK - Technology Knowledge: Kiến thức công nghệ; PAK - Pedagogy Knowledge: Kiến thức sư phạm).
- Còn HS cần trang bị cho mình những gì?
- Các em cần có kĩ năng mềm như tự học, lập kế hoạch học tập và quản lí thời gian, tìm kiếm và đánh giá thông tin, hợp tác (khi trao đổi, thảo luận hay làm việc nhóm); Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong học tập khi làm các sản phẩm báo cáo trực tuyến như: Video clip, bài trình chiếu bằng PPT (PowerPoint) hay phần mềm khác.
Với học trực tuyến, HS càng cần có kĩ năng 5C được UNESCO khuyến cáo cho công dân của thế kỷ 21, đó là sáng tạo (creativity), giao tiếp (communication), hợp tác (collaboration), phản biện (critical thinking) và máy tính (computational thinking). Điều này cũng thể hiện ở 3 năng lực chung của HS được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Theo PGS, dạy học trực tuyến để đạt hiệu quả và cuốn hút HS, GV cần điều chỉnh thế nào?
- Khi triển khai giảng dạy trực tuyến, nhà trường cần kết hợp hài hòa giữa các môn học để có một kế hoạch học khả thi và phù hợp. Không để HS quá tải về kiến thức, thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển, do vậy cần chú ý đặc thù lứa tuổi của HS trong triển khai nội dung. Bên cạnh đó, GV cũng cần thiết kế nội dung sao cho không quá dài, nhiều điểm tập trung để thu hút sự chú ý của học trò; bảo đảm những phần dư thừa được cắt gọt, kiến thức trọng tâm được nhấn mạnh và bổ sung thêm nhiều nội dung mới thông qua ứng dụng hiện đại.
Ngoài ra, GV cần lựa chọn các nội dung phù hợp khi dạy học trực tuyến. Nội dung phát triển kĩ năng thực hành, trải nghiệm góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất của HS thì cần chọn thời điểm triển khai trực tiếp chứ không nên dạy học trực tuyến. Quan tâm giáo dục kĩ năng trong môi trường số cho GV và HS. Ví dụ, không đưa những bình luận phản cảm về giờ dạy hay chụp ảnh, ghi âm buổi dạy và đưa lên các trang mạng xã hội mà không có sự cho phép của người dạy và người học.
PGS TS Nguyễn Chí Thành. Ảnh: TG
Bắt nhịp chuyển đổi số
- PGS nhìn nhận thế nào về mô hình dạy học trực tuyến trong tương lai?
- Chúng ta đứng trước cơ hội rất lớn để thực hiện việc chuyển đổi số hướng tới giáo dục thông minh. Từ thực tế thế giới cho thấy, học tập trực tuyến đã chứng minh giá trị bằng nhiều ưu điểm đưa ra so sánh với đào tạo truyền thống thông thường.
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến xu hướng kết nối Internet toàn cầu ngày càng tăng trưởng. E-learning ra đời như là một giải pháp cho đào tạo cũng như học tập trực tuyến. Hiện nay, người ta thường nói đến 3 mô hình dạy học chính, đó là mô hình sử dụng các khóa học MOOCs (Massive Open Online Courses): 100% online, phù hợp với bậc CĐ, ĐH, các khóa bồi dưỡng; Mô hình dạy học truyền thống: 100% offline, dạy học trực tiếp "face to face"; Dạy học kết hợp (Blended learning): Kết hợp các khóa học được tổ chức online bằng các hệ thống như Moodle, Emundo với một số nội dung dạy trực tiếp theo các tiếp cận hiện đại như mô hình lớp học đảo ngược.
- Các trường sư phạm cần thay đổi thế nào để trang bị cho thầy cô giáo tương lai kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bắt nhịp được dạy học trực tuyến?
- Như trên đã nói, GV cần có kiến thức của 3 lĩnh vực trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay là mô hình TPACK. Điều này đòi hỏi trường sư phạm phải hướng đến đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo mô hình này. Trong đó, cần chú ý bồi dưỡng giáo sinh về kĩ năng dạy trực tuyến bằng video. Ví dụ, như vấn đề cảm xúc của người dạy hay không gian tạo sự ấn tượng cho người học.
Ngoài ra, các trường Sư phạm cần đào tạo, triển khai chương trình theo mô hình dạy học kết hợp: Sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến LMS, ví dụ như Moodle và dạy học trực tiếp. Nhấn mạnh đào tạo kĩ năng, trải nghiệm. Xây dựng và tổ chức các khóa học trên các nền tảng LMS như Moodle hay Canvas...
- Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS!
Sinh viên đạt giải thi học sinh giỏi Quốc gia viết sách Toán cho học sinh giỏi Cuốn sách "Định hướng, trau dồi, chinh phục toán THCS" của 3 sinh viên năm thứ nhất viết đã được các bạn trẻ yêu Toán, các nhà toán học đánh giá cao. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội vừa cho ra mắt cuốn sách "Định hướng, trau dồi, chinh phục toán THCS" của 3 sinh viên năm thứ nhất của...