Bước chuyển mới trong công tác dạy và học
Sau học kỳ đầu tiên triển khai, chương trình, SGK mới đã bước đầu “thổi làn gió” tích cực vào công tác dạy-học của các nhà trường.
Hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) đã được thực hiện đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, tiệm cận chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, việc chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học là công việc khó khăn, thách thức, cần sự kiên trì, kiên định để hoàn thành mục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng , công bằng và toàn diện.
CTGDPTM được xây dựng một cách bài bản, theo một quy trình chặt chẽ, từ chương trình tổng thể đến các chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học. Chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm khắc phục những hạn chế của chương trình tiếp cận nội dung như hiện hành. Nội dung giáo dục thiết thực hơn, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực tế; học sinh không phải ghi nhớ máy móc, khắc phục tình trạng thầy đọc trò chép; phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh…
Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có nhiều bộ SGK khác nhau theo cùng một khung chương trình giáo dục phổ thông thống nhất. Bộ GD-ĐT đã thẩm định, phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy.
Để thuận lợi triển khai chương trình mới, ngành GD-ĐT đã chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các địa phương chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên, cả về công tác tập huấn, cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Các nhà trường từng bước giảm áp lực thành tích để tập trung vào nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp dạy học .
Sau học kỳ đầu tiên triển khai, chương trình, SGK mới đã bước đầu “thổi làn gió” tích cực vào công tác dạy-học của các nhà trường. Những tiết học của học sinh lớp 1 giờ trở nên sôi động hơn với nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, quan trọng hơn là để các em được tự tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức; từ đó hình thành phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết. Thầy cô được tự chủ, linh hoạt, sáng tạo triển khai các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với năng lực của bản thân và nhận thức của học sinh hay, để từ đó phát huy tính chủ động, tích cực của học trò…
Thời gian đầu triển khai chương trình mới, có một số phản ánh về SGK môn Tiếng Việt nặng; một số ngữ liệu chưa phù hợp với học sinh lớp 1. Những vấn đề này đã được Bộ GD-ĐT nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, đơn vị xuất bản khắc phục, tiếp thu, điều chỉnh. Những quy định về biên soạn, thẩm định SGK đã được Bộ chỉnh sửa để đảm bảo SGK các lớp học sau có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, một số địa phương, nhà trường vẫn đang đối mặt với những khó khăn khi triển khai chương trình và SGK mới.
GS, TS Nguyễn Văn Minh , Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề cập đến trở ngại lớn của tiến trình đổi mới là vấn đề “quá tải” trong giáo dục phổ thông. Vấn đề này đã được ngành Giáo dục và Đào tạo nhận diện và xã hội phản ánh ở nhiều góc cạnh nhưng không dễ giải quyết.
Thực tế hiện nay, nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, nhiều nội dung không thiết thực, vừa khó học, dễ quên, vừa không gây hứng thú cho học sinh. Phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức.
Tuy nhiên, theo nhận định của Giáo sư Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội), thành viên Ban Phát triển CTGDPTM, từ khi bắt đầu triển khai đến nay, chúng ta vẫn loay hoay chưa tìm được lối ra cho giáo dục để phát triển phẩm chất, đó là điều lo ngại nhất khi bước sang năm 2021 – năm thứ 2 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
CTGDPTM 2018 tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, do vậy, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học . Để học sinh nắm bắt kiến thức tốt nhất, nguyên tắc đầu tiên là dạy học phân hóa theo đối tượng, phù hợp theo từng học sinh.
Giáo viên cần vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn, học sinh phải được thực hành, xóa bỏ rào cản tâm lý chán học, ngại học. Ngoài ra, để học sinh khắc phục được rào cản về tâm lý, trong kiểm tra, đánh giá, thầy cô không nên tạo áp lực về điểm số mà nên sử dụng đánh giá bằng nhận xét, cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau…
Kinh nghiệm từ mỗi lần đổi mới giáo dục cho thấy, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên sẵn sàng nhập cuộc và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Học sinh lớp 1 hào hứng khi bắt đầu biết đọc, biết viết
Những bỡ ngỡ, rụt rè ban đầu của học sinh lớp 1 trong năm đầu tiên đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nhường chỗ cho sự tự tin, khi các bé đã biết đọc, biết viết...
Bắt đầu biết đọc, biết viết khiến học sinh lớp 1 hào hứng hơn, không còn rụt rè như trước - ẢNH TUYẾT MAI
Tại Trường tiểu học Bích Sơn (H.Việt Yên, Bắc Giang), hầu như gọi bất kỳ học sinh lớp 1 nào, các em cũng tự tin đọc khá trơn tru một đoạn văn dài gần chục câu với khoảng hơn 100 tiếng trong sách giáo khoa tiếng Việt.
Nhiều giáo viên cho biết sau một học kỳ, các em đã không còn rụt rè, bỡ ngỡ... - ẢNH T. MAI
Cô Vũ Thanh Lam, giáo viên dạy lớp 1C Trường tiểu học Bích Sơn, cho hay hầu hết 35 học sinh của lớp cô đến thời điểm này đã có thể đọc trơn một đoạn văn, tự tin chia sẻ hiểu biết của mình và khi có nhu cầu thảo luận nhóm thì các con cũng đã quen với cách làm...
Hào hứng với một phần đố vui của cô giáo - ẢNH T.M
Cô Dương Thị Thuý, giáo viên dạy lớp 1A, Trường tiểu học Danh Thắng (H.Hiệp Hoà, Bắc Giang), người có 25 năm dạy tiểu học, trong đó gần 10 năm dạy lớp 1, chia sẻ: "Học sinh chủ động hơn, tự tin hơn do được rèn luyện nhiều kỹ năng lồng ghép vào các môn học, hoạt động trải nghiệm. Sau 1 học kỳ, học sinh đọc được tương đối thành thạo".
Sôi nổi thảo luận nhóm - ẢNH T.M
Cô Thuý cho biết, giáo viên dạy lớp 1 của trường đều ghi nhật ký sau mỗi tiết dạy để khi sinh hoạt chuyên môn từng tháng sẽ đưa ra những vấn đề cần tháo gỡ.
Thảo luận theo cặp để thống nhất câu trả lời - ẢNH T.M
Các giáo viên chia sẻ, những tuần đầu khi thấy học sinh phải học nhiều vần quá thì sau khi bàn bạc, giáo viên đã giãn ra vào buổi thứ hai hoặc luyện đọc, luyện viết vào cuối tuần cho những học sinh chậm hơn.
Tự tin khi được cô giáo giao "làm chủ" lớp học - ẢNH T.M
Tại Hà Nam, cô Phạm Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nhân Thịnh (H.Lý Nhân), cho biết sau học kỳ đầu tiên, 100% học sinh đều hoàn thành và hoàn thành tốt các yêu cầu của môn tiếng Việt, 95% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu của môn toán.
"Tôi là học sinh lớp 1" là bài đọc đúng với khả năng đọc của học sinh lớp 1 đến thời điểm này - ẢNH T.MAI
Với chương trình mới, các em được học trải nghiệm nhiều hơn. Ngoài ra, còn có giờ đọc sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên nên học sinh sẽ được hình thành thói quen đọc ngay từ nhỏ.
Giờ đọc sách trong thư viện dưới sự hướng dẫn của giáo viên khiến các em rất háo hức - ẢNH T.MAI
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đến thời điểm này, tại các địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ và Hà Nam, hầu hết giáo viên đều nhận xét: cơ bản học sinh lớp 1 đã biết đọc thông viết thạo, các môn học khác cũng đạt được mục tiêu theo kế hoạch của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sáng tạo với chương trình mới Cô Phạm Ngọc Hoài Ngân, trường Tiểu học Mê Linh (quận 3, TP HCM) treo tranh dòng suối, quả bưởi rồi hỏi học sinh đây là gì trong bài học vần "uôi - ươi". Ngày 21/1, trong buổi học môn Tiếng Việt tuần thứ hai của học kỳ II, tại lớp 1A, sau khi cô Ngân chỉ vào tranh, học sinh đồng thanh...