Các thực phẩm hỗ trợ giảm trầm cảm
Trầm cảm là bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh não bộ, bởi vậy, để đề phòng nguy cơ mắc trầm cảm cần bảo vệ chức năng hoạt động bình thường của bộ não.
Tuy nhiên, chức năng đó lại phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng. Cho đến hiện nay không có một chế độ ăn riêng biệt nào có khả năng điều trị hoặc giúp làm mất hoàn toàn các triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên nếu chế độ ăn cho người trầm cảm đảm bảo cân bằng, lành mạnh, sử dụng các thực phẩm có lợi sẽ giúp người bị trầm cảm khỏe mạnh, qua đó hỗ trợ tích cực chung cho quá trình điều trị trầm cảm.
Để vực dậy sức khỏe của mình, bệnh nhân trầm cảm cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như carbonhydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; đặc biệt lưu ý tới những thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh ở não bộ. Các thực phẩm đó là:
Chất chống ôxy hóa: Chất chống ôxy hóa ngăn các tác hại của gốc tự do, bảo vệ bộ não bạn khỏi những tổn thương, giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường dẫn truyền thần kinh. Các chất chống ôxy hóa này có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, các vitamin A, vitamin C, vitamin E…
Các loại hạt, omega 3 từ cá và vitamin từ rau quả là những thực phẩm lành mạnh, giàu chất chống ô xy hóa giúp người bị trầm cảm khỏe mạnh.
Carbonhydrate: Carbohydrate có mối liên hệ với serotonin – nội tiết tố liên quan tới trạng thái hưng phấn cảm xúc. Dù các bằng chứng chưa thật sự chắc chắn, nhưng tình trạng “đói” carbohydrate đôi khi dẫn tới giảm thấp hoạt động của serotonin. Do đó hãy sử dụng carbohydrate đúng cách, tích cực sử dụng các nguồn carbohydrate có lợi (chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt) thay cho các nguồn carbohydrate không tốt (chẳng hạn như bánh ngọt, kẹo ngọt,… là các thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung). Trái cây, rau xanh và các loại đậu cũng là nguồn carbohydrate có lợi lí tưởng, đồng thời chúng cũng rất giàu chất xơ tốt cho sức khỏe.
Protein: Các loại protein có trong thịt gà, cá, trứng, sữa cung cấp cho não các loại acid amin thiết yếu của cơ thể, trong đó có tyrosine. Tyrosine giúp làm tăng dopamine và norepinephrine trong não, tăng dẫn truyền thần kinh, cho tinh thần tỉnh táo và tăng cường độ tập trung.
Magiê, selen: Các loại đậu, hải sản (sò huyết, hàu, cá nước mặn, cá nước ngọt,..), gạo nâu, yến mạch chứa nhiều magie và selen, chúng là các coenzyme quan trọng trong việc chuyển hóa glucid và lipid thành năng lượng cho hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp giảm mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
Các axit béo omega-3: Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt omega-3, 6 trong khẩu phần ăn có liên quan đến tâm lý chán nản trong cuộc sống. Bởi vậy, hãy bổ sung cho cơ thể một lượng omega đầy đủ mỗi ngày để phòng bệnh trầm cảm cũng như tăng cường sự linh hoạt của não bộ bằng cách ăn các loại cá biển (cá thu, cá ngừ, cá hồi,…) hay dầu hạt lanh, dầu vừng, dầu ôliu,…
Những điều cần chú ý
Video đang HOT
Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho hoạt động của hệ thần kinh cũng có các loại thực phẩm không tốt, đặc biệt càng làm cho bệnh trầm cảm tiến triển nặng hơn. Cần hạn chế dùng các loại như:
Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, trà, ca phê, soda… Nhiều người tìm đến chúng để giải sầu, quên đi những u buồn trong cuộc sống nhưng đây lại là liều thuốc độc làm cho người bệnh mất ngủ và dễ rơi vào tình trạng bất an. Bởi vậy, bệnh càng trở nên trầm trọng hơn và khó mà thoát ra được.
Tránh thực phẩm nhiều đường vì có thể làm tăng đường huyết, làm tinh thần không được ổn định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hạn chế các loại chất béo, muối và các loại dầu không bão hóa đa thực vật, mỡ thực vật, bơ thực vật, tất cả các loại dầu và các loại thực phẩm có thể chuyển hóa axít béo no như chiên, nướng…
Khi bị suy nhược, nên giảm lượng protein xuống 10% tổng số calo, đồng thời thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật và cũng cần bổ sung nhiều canxi cho cơ thể. Đối với người có hệ tiêu hóa kém nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.
Tuy trầm cảm là một bệnh khó điều trị và phải điều trị trong thời gian dài nhưng bằng cách cung cấp cho não những dưỡng chất cần thiết, bạn có thể đề phòng nguy cơ mắc trầm cảm bằng cách đảm bảo cho mình một chế độ ăn hợp lý và một lối sống lành mạnh.
Người phụ nữ trầm cảm nặng vì 3 con đều không muốn kết hôn
Ban đầu, bà Thúy mất ngủ nhiều ngày liên tiếp, kèm mệt mỏi, chán ăn. Sau này, các triệu chứng nặng dần, bà luôn tự dằn vặt, bi quan về cuộc sống, nhiều lần có suy nghĩ tìm tới cái chết để giải thoát.
Bà Nguyễn Thị Thúy * (60 tuổi, Hà Nội) được đưa tới khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 với các triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm. Bệnh nhân buồn rầu, chán nản, bi quan, không muốn gặp gỡ, giao tiếp với bất cứ ai, thậm chí có ý định tự sát. Gia đình bà Thúy chia sẻ, bà đã ở trong tình trạng này khoảng 2 năm trở lại đây.
Bác sĩ Phạm Bích Hạnh, Khoa 3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, sau khi thăm khám, khai thác tâm lý, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, cần nhập viện điều trị nội trú.
Bà Thúy tâm sự, nguyên nhân khiến bà rầu rĩ, chán chường tới sinh bệnh là do cả 3 người con không chịu lập gia đình, trong khi theo bà, các con đều đã "quá tuổi".
Anh con trai lớn năm nay 35 tuổi, 2 con gái người 32, người 30. Mỗi lần mẹ giục nên thử tìm hiểu ai đó rồi kết hôn, cả 3 đều nói "con không muốn".
"Tôi không biết mình có tội gì. Hay do tôi đã làm điều gì sai trái nên bị trừng phạt? Tại sao mọi người đều có con cháu đề huề rồi, tôi ở tuổi này vẫn không được hưởng hạnh phúc ấy?", bà Thúy chia sẻ.
Ban đầu, bà Thúy mất ngủ nhiều ngày liên tiếp, kèm mệt mỏi, chán ăn. Sau này, các triệu chứng nặng dần, người phụ nữ nhiều lần có suy nghĩ tìm tới cái chết để giải thoát.
Bác sĩ Hạnh rò chuyện cùng một bệnh nhân để khai thác tâm lý
Tại bệnh viện, người bệnh được cho sử dụng thuốc chống trầm cảm, kết hợp cùng liệu pháp trị liệu tâm lý. Sau khoảng 1 tháng điều trị nội trú, bà Thúy đã ổn định hơn, dần vui vẻ trở lại.
Tuy nhiên, bác sĩ Hạnh chia sẻ, trường hợp này sau khi xuất viện liên tục tái phát bệnh. "Khi về nhà, bệnh nhân bỏ thuốc. Kết hơp với việc mỗi lần có người đến mời cưới hoặc thấy gia đình khác có cháu chắt bế bồng, bệnh nhân lại buồn rầu, suy nghĩ nên tái bệnh. Đến nay, bà vẫn chưa khỏi hẳn, đang được điều trị ngoại trú", bác sĩ Hạnh cho hay.
Bệnh trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, có khoảng 20% dân số mắc trầm cảm dưới các dạng khác nhau. Trong đó, 5% thuộc nhóm trầm cảm điển hình, tức là có những triệu chứng rõ rệt của bệnh. 15% còn lại thuộc nhóm không điển hình, dễ nhầm với các chuyên khoa khác.
Có 10 triệu chứng điển hình của trầm cảm, bao gồm:
- Cảm giác buồn chán, trống rỗng
- Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
- Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
- Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
- Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
- Hay cáu gắt, giận dữ
- Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
- Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
- Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát
Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm có thể gặp các triệu chứng cơ thể khác như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, đau khớp,...
Bác sĩ Phạm Bích Hạnh phân tích, cách để phân biệt trầm cảm với các lo âu thông thường là người mắc trầm cảm ủ rũ, chán chường ở mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, trong suốt khoảng thời gian dài. Người bình thường chỉ buồn bã khi có người nhắc đến căn nguyên hoặc trong thời gian ngắn.
Bệnh trầm cảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bởi yếu tố nội sinh hay do người bệnh gặp căng thẳng, sang chấn tâm lý trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội,...
Những người mắc trầm cảm nội sinh khó điều trị dứt điểm, trong khi đó trầm cảm do căn nguyên xác định có cơ hội chữa khỏi nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị và giải tỏa được căn nguyên tâm lý.
Như trường hợp bệnh nhân Thúy nói trên, bác sĩ Hạnh cho biết, nếu bà uống thuốc đầy đủ và một trong số các con ổn định cuộc sống gia đình, bệnh có thể cải thiện.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi
13 liệu pháp chống trầm cảm lúc giao mùa SAD là một loại trầm cảm phần lớn diễn ra vào cuối thu đầu đông và càng lúc càng nặng lên, chỉ đỡ khi có nắng - tóm lại là khi ấm áp, dương khí nhiều. Vì thế, người mắc SAD cứ đến cuối năm lại ủ rũ, năng lượng mất đâu hết.... Làm tư vấn tâm lý, mỗi khi gặp một người...