Các tác dụng ngạc nhiên của bột yến mạch đối với tim mạch
Theo trang “Eat This, Not That!”, ăn một chén bột yến mạch cho bữa ăn sáng hàng ngày là một cách dễ dàng để có một trái tim khỏe mạnh.
Yến mạch cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. Ảnh AFP
Làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể
Yến mạch rất giàu chất xơ. Cụ thể, hàm lượng chất xơ hòa tan cao trong bột yến mạch có thể làm giảm nồng độ cholesterol cao và cholesterol có hại trong cơ thể. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đặc biệt, bột yến mạch nguyên chất không thêm đường là một lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn bột yến mạch cùng với hạnh nhân cắt lát, một số loại hạt khác cũng có thể giúp tăng hàm lượng chất xơ và hương vị.
Hỗ trợ giảm cân
Video đang HOT
Chất xơ có trong bột yến mạch có thể giúp tăng cảm giác no, giúp giảm ăn và từ đó giảm cân. Giảm cholesterol và giảm cân đều là những công cụ để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Pha bột yến mạch với nước, thêm trái cây tươi và các loại hạt để tạo hương vị ngon miệng.
Chống oxy hóa
Yến mạch nguyên hạt có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, bao gồm cả vitamin E – được biết đến với công dụng bảo vệ tim mạch.
Cẩn thận với bột yến mạch có đường
Tốt nhất là nên ăn yến mạch xay bể hạt hoặc cán dẹp. Yến mạch có đường, đóng gói sẵn hoặc bao gồm quá nhiều đồ ngọt có đường cũng như thêm bơ hoặc các mặt hàng có chất béo bão hòa cao khác sẽ có thể dẫn đến một số tác động ngược lại như tích tụ chất béo trên tim hoặc các cơ quan khác, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí có khả năng hủy bỏ tác dụng giảm cholesterol của chính bột yến mạch.
Cách mẹ bầu ăn cá an toàn
Cá là nguồn thực phẩm cung cấp protein và các axit omega-3 có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Đặc biệt, cá rất tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi.
Ảnh minh họa
Cẩn thận với lượng thủy ngân có trong cá
Cá là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch, mắt và cải thiện sức khỏe hệ thần kinh. Tuy nhiên khi các mẹ bầu ăn cá cùng với các chất dinh dưỡng khác, một lượng thủy ngân cũng được hấp thu vào cơ thể.
Thủy ngân là một kim loại có trong tự nhiên và tăng lên khi môi trường ô nhiễm. Hầu hết người lớn sẽ không bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ thủy ngân. Nhưng đối với các mẹ bầu, việc tiêu thụ một lượng thủy ngân đáng kể trước hoặc trong khi mang thai có thể làm sức khỏe của họ và thai nhi bị đe dọa.
Thai nhi tiếp xúc với thủy ngân sẽ có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh nặng, tổn thương não, mất khả năng học tập, điếc bẩm sinh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những lưu ý dành cho cho mẹ bầu khi ăn cá
Các mẹ bầu nên ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần (khoảng 250-350gram cá/tuần) và thường xuyên thay đổi các loại cá khác nhau trong bữa ăn.
Chỉ nên ăn 1 khẩu phần nhỏ hơn 170 gram mỗi tuần đối với một vài loại cá có hàm lượng thủy ngân trung bình như: cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá chép, cá mú, cá chim lớn,...
Mẹ bầu nên tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá kiếm, cá mập, cá ngừ mắt to, cá ngói, cá tráp cam. Nếu đảm bảo khẩu phần cá như trên mẹ bầu có thể có được nhiều lợi ích từ loại thực phẩm bổ dưỡng này mà không gặp phải các nguy cơ do thủy ngân gây ra cho họ và thai nhi.
Loại cá nào tốt cho sản phụ và thai nhi?
Một số loại cá tốt cho sản phụ và thai nhi bao gồm: Cá hồi, cá trích, cá bơn, cá tuyết, cá thu nhật, cá đối, cá rô nước ngọt, cá rô phi, cá chim nhỏ, cá bơ, cá mòi...
Bên cạnh đó, các thực phẩm hải sản khác như tôm sú, tôm hùm, mực, cua, sò, hàu... cũng là thực phẩm cung cấp đạm và béo tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu từng dị ứng hoặc mẫn cảm với các loại cá trên thì không nên sử dụng.
Cho trẻ tập bơi sớm và những lợi ích bất ngờ Tập bơi sớm đối với trẻ nhỏ không chỉ bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân, mà còn là môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện hơn cả về thể lực lẫn trí tuệ. Bơi lội tốt cho hệ tim mạch Khi bơi lội, hệ hô hấp, tuần hoàn của trẻ liên tục hoạt động và tập trung để...